tỉnh
1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về chính quyền tỉnh
- Chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trong quá trình hỗ trợ XTTM, chính quyền tỉnh sử dụng chiến lược, quy hoạch, chính sách để can thiệp vào sản xuất, trao đổi, cung ứng tiêu thụ hàng hóa, xúc tiến thương mại trên địa bàn. Việc xây dựng và thực hiện một cách đúng đắn và hợp lý những chiến lược, quy hoạch, chính sách này trên cơ sở chiến lược, chính sách, pháp luật của nhà nước sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng khả năng cạnh tranh của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại.
- Bộ máy quản lý của chính quyền cấp tỉnh và năng lực đội ngũ cán bộ công chức. Nói đến bộ máy quản lý chính quyền là nói đến cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy đó. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước tại địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao năng lực xây dựng thể chế, xây dựng chiến lược, quy hoạch và cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh. Năng lực lãnh đạo quản lý của chính quyền tỉnh thể hiện ở cách thức điều hành; thích ứng nhanh với điều kiện môi trường thay đổi để đưa ra biện pháp chính sách phù hợp. Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh luôn đóng vai trò chủ chốt trong việc cải tiến nâng cao chất lượng các hoạt động.
Đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy của chính quyền tỉnh suy cho cùng có vai trò quyết định đến công tác hỗ trợ. Vì vậy đội ngũ này cần phải bảo đảm yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu để cải thiện hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước trong đó có công tác hỗ trợ.
- Tiềm lực tài chính, ngân sách của tỉnh: Chủ yếu nguồn kinh phí hỗ trợ là các nguồn được lấy từ ngân sách nhà nước. Trong nguồn kinh phí cấp hàng năm cho chính quyền các tỉnh và cho hệ thống cơ quan, trọng hệ thống ngành dọc theo lĩnh vực ngành quản lý của các Bộ và các ngành liên quan luôn có khoản dành cho hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm các khoản trực tiếp và gián tiếp, được phân bổ theo chỉ tiêu kế hoạch đã được đệ trình lên Chính phủ. Nhưng đánh giá chung của các địa phương cho thấy nguồn hỗ trợ này hiện nay vẫn đang nghèo nàn, cơ chế giải ngân vẫn chưa được thông thoáng trong khi đó ngân sách các tỉnh, nhất là các tỉnh miền núi đa số rất thấp (chỉ tự chủ được khoảng 20%). Đây là thách thức lớn đối với chính quyền tỉnh.
1.2.4.2. Các nhân tố thuộc về đối tượng thụ hưởng
Các chủ thể sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thương mại là nhóm đối tượng trực tiếp được hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước. Không phải việc cứ đưa ra “bàn tay” giúp đỡ mà có thể thúc đẩy phát triển được các doanh nghiệp. Bản thân các đối tượng hưởng thụ cũng phải tự mình vươn lên để có thể nhận được các hỗ trợ đó. Ảnh hưởng từ các nhân tố này đó là:
- Năng lực, trình độ nhận thức, ý thức, điều kiện kinh tế của các đối tượng: Nếu đối tượng có năng lực, trình độ, được đào tạo về chuyên môn, có ý thức chấp hành pháp luật, có khả năng về tài chính... thì sẽ thuận lợi cho việc nhận và sử dụng hỗ trợ từ nhà nước.
- Điều kiện cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ của các đối tượng cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết qủa hỗ trợ của chính quyền tỉnh. Nếu các đối tượng có đầy đủ về cơ sở vật chất (đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng,..), áp dụng được các công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ hiệu quả cao hơn trong việc nhận và sử dụng hỗ trợ
Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng này thể hiện quá trình đầu vào và đầu ra của việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ tại các đối tượng hưởng thụ. Các nhà quản lý cần phải quan tâm các tiêu chí để có cách đánh giá đúng tính hiệu lực, hiệu quả và kết
quả của các giải pháp hỗ trợ hiệu quả.
1.2.4.3. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
* Chính sách của nhà nước
Chính sách là công cụ quan trọng để nhà nước điều hành, quản lý nền kinh tế, tạo ra khuôn khổ pháp lý, điều tiết và hướng dẫn mọi hoạt động, hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế. Đối với mỗi thời kỳ, trước tình hình biến động của rất nhiều các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa của cả trong và ngoài nước, đường lối của Đảng và Nhà nước vẫn luôn được thực hiện nhất quán. Tuy nhiên, chính sách lại có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Cho nên, việc hỗ trợ XTTM cũng vậy, mỗi một thời kỳ phát triển của đất nước, chính sách của nhà nước lại có những thay đổi nhằm hỗ trợ tốt nhất. Chính sách hỗ trợ kịp thời, hợp lý có thể cứu cánh được hàng vạn đối tượng đang gặp khó khăn, mang lại những hiệu quả tối ưu nhất cho các DNNVV.
* Bối cảnh kinh tế - xã hội quốc gia và mối quan hệ hợp tác quốc tế
Trong từng thời kỳ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước có những ưu tiên khác nhau, tùy vào mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, trong khu vực và trên thế giới. Hướng trọng tâm phát triển sản xuất kinh doanh cũng có những thay đổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể, áp dụng cho những đối tượng cụ thể khác. Dự báo kinh tế - xã hội là một trong những căn cứ quan trọng xuất phát từ những tác động không nhỏ của bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của chính quyền các tỉnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ hợp giữa các quốc gia đang được mở rộng nhanh chóng. Bên cạnh những khó khăn trong việc hội nhập thì chúng ta cũng nhận được rất nhiều những thuận lợi. Sự hỗ trợ và tăng cường hợp tác song phương và đa phương trên nhiều mặt và nhiều lĩnh vực có tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp. Mở rộng thị trường, trao đổi kinh nghiệm kinh doanh, giao lưu đối thoại trên các diễn đàn, chuyển giao công nghệ, tài trợ vốn ...ở các cấp độ từ trung ương, địa phương và cho tới doanh nghiệp đã góp phần giúp cho các DN được trau dồi thêm hiểu biết, tăng cường sức mạnh, nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường, tự khẳng định thương hiệu của sản phẩm mình. * Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa và con người của địa phương. Mỗi một địa phương có những yếu tố về địa hình khí hâu, về lịch sử văn hóa và con người khác nhau. Đây là những điều kiện ban đầu khi hình thành giá trị kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì thế, một doanh nghiệp khi bắt đầu đi vào hoạt động cũng phải tính đến các yếu tố môi trường này để có thể phát triển thị trường sản phẩm doanh nghiệp.
Đối với các cơ quan quản lý của chính quyền cấp tỉnh, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa và con người cũng là căn cứ để tỉnh hoạch định các chính sách, biện pháp hỗ trợ XTTM cho các DN/HTX, hộ gia đình. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp của chính quyền tỉnh và khả năng hấp thụ hỗ trợ của các đối tượng hưởng thụ. hát triển, hướng hỗ trợ các doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến yếu tố này, đó là khả năng cung cấp sự hỗ trợ đến với các doanh nghiệp và sự hấp thụ hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp nói chung. Đặc biệt những tỉnh có địa bàn vùng sâu vùng xa, yếu tố về giao thông đi lại và trình độ dân trí không cao, sự hiểu biết của người dân còn hạn hẹp, mật độ dân cư thưa thớt là những điểm quan trọng cần tính đến trong kế hoạch hỗ trợ phát triển ở địa bàn này.