Tăng cường xây dựng và phát triển thương hiệu mặt hàng quả chủ lực

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG QUẢ CHỦ LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 79 - 82)

quả chủ lực của chính quyền tỉnh Sơn La

3.2.1. Tăng cường xây dựng và phát triển thương hiệumặt hàng quả chủ lực mặt hàng quả chủ lực

Gắn mã vùng trồng là điều kiện tiên quyết để sản phẩm quả có thể xuất khẩu đi quốc tế. Sản phẩm cần được đóng gói theo quy chuẩn và có tem, mã vạch truy suất nguồn gốc. Điều đó, đòi hỏi chiến lược phát triển, quy hoạch cấp tỉnh và bản thân hộ sản xuất phải thực hiện sản xuất đáp ứng điều kiện cần và đủ trong gắn mã vùng trồng

Bên cạnh đó, thương hiệu là yếu tố sống còn của sản phẩm, chiến lược nhãn mác phải đầu tư như là “linh hồn” về nhận diện trái cây tỉnh Sơn La. Một thương hiệu chỉ dẫn địa lý cần phải được nuôi dưỡng thông qua hàng loạt các công việc quan trọng và tất cả các nỗ lực này nhằm biến cái tên Xoài, Nhãn,... của tỉnh Sơn La thành những Thương hiệu chủ đạo. Thương hiệu là giá trị được nhận biết một cách rõ ràng sau khi người tiêu dùng trải nghiệm. Sản phẩm trái câuy phải có “tên” sau đó mới có khả năng chiếm thị phần trái cây thế giới, trải qua thời gian tiêu dùng, được người tiêu dùng quốc tế (đặc biệt những quốc gia “khó tính”) chấp nhận. Từ đó, sản phẩm trái cây tỉnh Sơn La mới có “tuổi” trên thị trường quốc tế. Điều cần thiết và bền vững là thương hiệu trái cây Việt Nam nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng cần phải ăn sâu vào văn hóa tiêu dùng của người dân nước nhập khẩu.

Tổ chức phân phối quốc tế và kiểm soát về giá của tiến trình xây dựng giá trị thương hiệu. Nếu không có một chiến lược “thâm nhập thị trường” rõ ràng và cụ thể, chúng ta sẽ lệ thuộc vào nhà phân phối và chúng ta chỉ bán “hàng hóa còn giá trị Thương hiệu phải được kiểm soát tại điểm bán lẻ ở thị trường (ngay cả quốc tế), việc này cần thời gian dài và đòi hỏi quá trình chấp nhận cạnh tranh, và ở từng thị trường cần hiểu rõ hành vi tiêu dùng một cánh cụ thể và sâu sắc. Hơn hết, khi kiểm soát chuỗi chúng ta mới kiểm soát giá bán, và lợi ích giá bán mang lại lợi nhuận nhiều hơn

cho cả chuỗi giá trị thì khi đó mới hoàn tất tiến trình xây dựng Thương hiệu.

Chính quyền cấp tỉnh cần hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký chỉ dẫn địa lý, tem nhãn nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm quả. Tích cực quảng bá các thương hiệu sản phẩm trái cây của tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông, hội chợ trong nước và quốc tế. Tổ chức quảng bá thương hiệu thông qua các ngày hội, tuần lễ trái cây tại địa phương, quảng bá du lịch, quảng bá tại thị trường quốc tế.

3.2.2. Hoàn thiện công tác hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm quả trên thị trường trong và ngoài nước

Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức chuỗi sự kiện quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu trái cây hàng năm. Sản phẩm cây ăn quả của tỉnh Sơn La cần được mang ra “chợ” nhiều hơn, đặc biệt các “chợ quốc tế”. Các sản phẩm quả chủ lực của tỉnh cần được quảng bá cả ở chiều rộng lẫn chiều sâu. Từng bước xâm nhập thị trường quốc tế từ quảng cáo, quảng bá, tiêu dùng và chiếm lĩnh thị phần. Bức thiết giải quyết bài toán sản xuất phải đến từ câu hỏi Bán cho ai? Bán như thế nào? Giải quyết bài toán lưu thông sẽ kích thích sản xuất phát triển.

Cơ quan nông nghiệp cấp tỉnh kết hợp và hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm quả; đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách của các nước nhập khẩu. Các phiên chợ quốc tế, sản phẩm trái cây tỉnh Sơn La cần đầu tư gian hàng và chiến lược quảng bá chuyên nghiệp. Tăng cường giới thiệu sản phẩm tại các siêu thị, nhà hàng quốc tế. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX quảng bá, gửi mẫu sản phẩm chào hàng, tham gia các gian hàng hội trợ triển lãm thương mại tại các nước có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La.

Phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ quả, nhất là gắn với các khu du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn. Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin truyền thông, báo chí trung ương và địa phương kịp thời đưa tin, tuyên truyền, quảng bá và các sự kiện xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Xuất nhập

khẩu, Các vụ thị trường, Tham tán thương mại, Cục bảo vệ thực vật, Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản...): Khai thác có hiệu quả các thị trường xuất khẩu nông sản: Australia (Xoài), Trung Quốc (Xoài, Mận, Chuối, Thanh long, Nhãn), Hàn Quốc, Nhật Bản (Thanh long, Long nhãn).

Cán bộ thương mại của tỉnh và doanh nghiệp, HTX cần tìm hiểu trước văn hóa, nhu cầu tiêu dùng và các điều kiện kỹ thuật sản phẩm trái cây trước khi đưa đi hội chợ, quảng bá sản phẩm. Xây dựng các chiến lược tiêu thụ dựa trên văn hóa tiêu dùng của người dân bản địa; từ đó điều chỉnh hoạt động sản xuất theo nhu cầu tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu.

Đặc biệt một trong những hạn chế lớn nhất trong phát triển mặt hàng quả trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay đó là cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ hỗ trợ còn yếu, nhất là hoạt động logistic để hỗ trợ cung ứng, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm quả. Để khắc phục hạn chế này, tỉnh Sơn La cần thực hiện những giải pháp cụ thể:

- Đầu tư làm mới, cải tạo hệ thống giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã. Tối đa hóa khả năng lưu thông các phương tiện từ xe tải 1,5 tấn trở lên có thể tiếp cận tới tận vườn cây ăn qủa. Hạ tầng giao thông thuận lợi, giúp các nhà vườn tiết kiệm chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa hoặc xây dựng mới các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới cây ăn quả. Đặc biệt có kế hoạch tích trữ nước phục vụ tưới vào mùa khô, mùa cây làm trái có nhu cầu nước tưới cao.

- Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là chọn, tạo, sản xuất giống cây ăn quả; bảo vệ thực vật, kiểm tra chất lượng giống, phân bón, sản phẩm quả các loại. Hiện nay, nguồn giống cây ăn quả chủ yếu được nhập từ các cơ sở giống ở Hà Nội và một số tỉnh miền Nam. Ngoài ra, các nguyên liệu, vật tư đầu vào chưa được kiểm duyệt chất lượng tại địa bàn. Vì vậy, đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực đánh giá và nghiên cứu khoa học đối với hoạt động chọn, lai tạo giống, kiểm định BVTV, phân bón,… là ưu tiên trong phát triển sản xuất cây ăn quả.

chuẩn, chất lượng phục vụ phát triển sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu quả trên địa bàn tỉnh. Để đảm bảo phẩm cấp trái cây tươi được bảo vệ trong thời gian dài, có khả năng vận chuyển đi xa thì khâu sơ chế, đóng gói, bảo quản đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để tăng năng lực xuất khẩu sản phẩm cây ăn quả, mỗi vùng trồng cần thiết phải đầu tư một vài hệ thống sơ chế, đóng gói hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý của tỉnh với các tỉnh lân cận, cơ quan chuyên môn khoa học, trung ương để quản lý chất lượng quả đảm bảo ATVSTP trên địa bàn tỉnh Sơn La. Xây dựng chuỗi các cửa hàng bán hoa quả chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ tại địa phương; tại các tỉnh biên giới; tại các vùng đô thị phục vụ khách du lịch, dễ dàng quảng bá sản phẩm.

- Phát triển hệ thống logistic tại chỗ: kho bãi; dây truyền sơ chế, chế biến; xe tải, container đông lạnh;… phục vụ phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh và các tỉnh miền Bắc. Nâng cao vai trò của hệ thống logistic (kho bãi, xe chuyên dụng vận chuyển trái cây, kho lạnh bảo quản,…) tại chỗ, cổng trại của các nhà vườn. Điều đó sẽ giảm thời gian lưu thông hàng hóa, giảm mắt xích trung gian (thương lái, thu gom tự do,…) và đảm bảo phẩm cấp trái cây ngay tại nguồn

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG QUẢ CHỦ LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w