Thông qua việc nghiên cứu quá trình hỗ trợ XTTM tại các địa phương, một số bài học được rút ra cho việc thực hiện hỗ trợ XTTM tỉnh Sơn La cần chú ý như sau:
- Bài học về xây dựng, phát triển thương hiệu: Sản xuất quy mô hàng hoá gắn với xây dựng các chuỗi giá trị nông sản; xây dựng thương hiệu sản phẩm, mẫu mã, bao bì, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản.
- Bài học về hỗ trợ quảng bá xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm: Kết nói thị trường trong tỉnh, trong nước và thị trường nước ngoài đòi hỏi phải có sự hỗ trợ trực tiếp của các Bộ, ngành trung ương, sự hỗ trợ của các tỉnh bạn; tham gia cuả các cơ quan thông tin, truyên truyền, các cp quan thông tấn, báo trí trong tuyên truyền, quảng bá xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu; tạo nên kết nối chặt chẽ, phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ và xuất khẩu.
Phải xác định vai trò trung tâm của các hoạt động xúc tiến thương mại là các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn. Do đó các doanh nghiệp, hợp tác xã
cần nêu cao tinh thần chủ động trong việc sản xuất theo nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các sự kiện xúc tiến thương mại của tỉnh. Chủ động chuẩn bị các tài liệu, hình ảnh, tờ rơi, hàng mẫu phục vụ cho hoạt động kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác tại các tuần hàng, hội nghị giao thương, chương trình quảng bá của tỉnh.
- Bài học về hỗ trợ đào tạo nâng cao nguồn nhân lực: Phải xác định xây dựng vùng nguyên liệu nông sản an toàn ứng dụng công nghệ cao, bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường (nhu cầu về sản lượng, chất lượng, chủng loại, hình thức) "là cốt lõi", "là gốc" trong chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản. Cùng với chủ trương phát triển vùng nguyên liệu bền vững, theo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, cần xây dựng, phát triển các HTX nông nghiệp kiểu mới, có đủ năng lực làm cầu nối giữa hộ nông dân, người sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.
- Bài học về hỗ trợ kinh phí: nghiên cứu triển khai xây dựng và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ XTTM của nhà nước. Dựa trên các chính sách của Nhà nước, chính quyền cấp tỉnh cần nhanh chóng đưa vào thực hiện để doanh nghiệp được hưởng các lợi ích từ các chính sách chung. Nghiên cứu, soạn thảo và triển khai các chương trình hỗ trợ XTTM. Tùy điều kiện hoàn cảnh của đia phương, có nhiều chương trình có thể thực hiện thì nhanh chóng đưa ra kế hoạch và thành lập các ban quản lý, phân công công tác quản lý, giám sát cụ thể cho các cơ quan chức năng. Việc thực hiện hỗ trợ XTTM cần gắn với nhiều mục tiêu quốc gia để đảm bảo quyền lợi các cá nhân, các tập thể và doanh nghiệp trong sự phát triển chung.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG QUẢ CHỦ LỰC CỦA
CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA