Mục tiêu và quy hoạch phát triển mặt hàng quả chủ lực tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG QUẢ CHỦ LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 75 - 78)

đến 2025

Dựa trên tiềm năng và quy hoạch phát triển, dự kiến đến năm 2025 toàn tỉnh Sơn La sẽ có 100.000 ha cây ăn quả (diện tích cây ăn quả an toàn sẽ đạt gần 30.000 ha) và sản lượng đạt 1,1 triệu tấn (trong đó sản lượng quả an toàn sẽ chiếm 1/3 tổng sản lượng). Cây ăn quả sẽ được quy hoạch tập trung tại các huyện: Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Mường La, Sông Mã, Thuận Châu, Bắc Yên. Các cây trồng chủ lực như: Nhãn, Xoài, Chuối, Na, Chanh Leo, Bơ,… sẽ phát triển quy mô lớn, theo hướng hiện đại nhằm tăng lợi thế so sánh đặc sản vùng miền. Các vùng nằm trong quy hoạch, bình quân sẽ đạt trên 10.000 ha (trong đó diện tích cây ăn quả an toàn chiếm từ 1/3 đến 1/2 tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện).

Sản phẩm từ cây ăn quả sẽ là cây trồng chủ lực tại địa phương và được tập trung phát triển theo hướng hàng hóa, ứng dụng sản xuất sạch (GAP, VietGAP, hữu cơ,…) và gắn mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu. Diện tích vùng trồng an toàn tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm trái cây phục vụ xuất khẩu, nâng cao thu nhập, giá trị hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền và người dân tỉnh Sơn La.

Bảng 3.1. Quy hoạch phát triển cây ăn quả theo vùng địa lý tỉnh Sơn La đến năm 2025 ST T Huyện/ Thành phố Diện tích (ha) Diện tích quả an toàn (ha) Sản lượng quả an toàn (Tấn) Tổng số 100000 28165 334390 1 TP Sơn La 6083 1570 16831 2 Quỳnh Nhai 2127 654 7578 3 Thuận Châu 11244 1594 19417 4 Mường La 11586 2167 26410 5 Bắc Yên 8576 1094 12832 6 Phù Yên 6912 2567 34017 7 Mộc Châu 10928 4719 53698 8 Yên Châu 13768 4227 48530 9 Mai Sơn 10915 3924 49691 10 Sông Mã 9606 3401 38376 11 Sốp Cộp 2725 676 7835 12 Vân Hồ 5530 1573 19176

(Nguồn: UBND tỉnh Sơn La, 2019)

HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và điều chỉnh diện tích quy hoạch cụ thể đến năm 2025 theo chủng loại cây ăn quả chủ lực (bảng 3.2). Hình thành và phát triển một số loại quả cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong, ngoài tỉnh; đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy chế biến quả đạt trên 100.000 tấn quả tươi/năm; sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn cho xuất khẩu trên 30.000 tấn/năm ra thị trường nước ngoài bao gồm: Chanh leo, xoài, nhãn, cam, bơ, sơn tra.…

Đến năm 2025, phát triển tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt khoảng 100.000 ha (Sơn tra: 20.000 ha, cây ăn quả khác: 80.000 ha), trong đó chú trọng nâng cao diện tích ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến chiếm 20% tổng diện tích cây ăn quả cho thu hoạch về tưới tiết kiệm, nhà lưới, nhà kính, bao quả...; hoàn thành việc ghép cải tạo vườn cây ăn quả kém hiệu quả cần cải tạo. Diện tích cây ăn quả được cấp có thẩm quyền công nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp

20 -30% tổng diện tích cây ăn quả cho thu hoạch toàn tỉnh. Diện tích sản xuất để cung ứng cho thị trường tiêu thụ quả trong, ngoài tỉnh; diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng, mã vùng trồng đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu quả sang thị trường Úc, Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc,… 10.000 ha bao gồm quả: Nhãn, Xoài, Chanh leo, Chuối, Mận…; Diện tích vùng nguyên liệu sản xuất đáp ứng cho các nhà máy chế biến quả khoảng 15.000 - 25.000 ha bao gồm: Chanh leo, Xoài, nhãn, Cam, Bơ, Sơn tra, chuối..

Chủ trương phát triển cây ăn quả của tỉnh ủy là xác định phát triển cây ăn quả chủ lực có giá trị, các cây ăn quả mới có triển vọng nhằm khai thác tối đa điều kiện lợi thế đất đai, khí hậu, đặc biệt là vùng đồi núi với quy mô hợp lý, lấy sản xuất hàng hóa là mục tiêu gắn với thị trường tiêu thụ ổn định; tập trung ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong từng khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng canh tranh, hiệu quả và tính bền vững của sản xuất, tạo ra các sản phẩm an toàn. Tăng cường chế biến sâu các sản phẩm quả, gia tăng giá trị sản xuất, tăng khối lượng và giá trị xuất khẩu cung ứng cho thị trường trong, ngoài tỉnh và mở rộng xuất khẩu sản phẩm quả.

Bảng 3.2. Quy hoạch phát triển loại cây ăn quả chủ lực tỉnh Sơn La đến năm 2025

STT Loại cây ănquả

Diện tích (ha) Diện tích quả an toàn (ha) Sản lượng quả an toàn (Tấn) 1 Cây xoài 20000 6636 86445 2 Cây nhãn 20050 7195,5 79144 3 Cây mận, mơ 10573 3316 26498 4 Cây chuối 7378 2983,3 35752 5 Cây chanh leo 5000 2172,2 32517 6 Cây Sơn tra 20000 100 600

Toàn tỉnh sẽ mở rộng diện tích trồng cây ăn quả theo hướng sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 500 - 1.000 ha đến năm 2025. Bên cạnh đó, đưa giống mới vào trồng, cải tạo và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mở rộng diện tích cây ăn quả rải vụ, trái vụ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt trên 4.000 ha, sản lượng đạt trên 85.000 tấn.

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG QUẢ CHỦ LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w