Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần

Một phần của tài liệu Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 9 ôn thi vào lớp 10 THPT, ok (Trang 114 - 117)

- Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó

6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần

thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển.

7. Chỉ ra phép liên kết hình thức: Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt đê phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng.

223. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi.

Và điều đặc biệt các em cần làm là xác lập tầm nhìn cho mình, cần biết lập chí... Có người lập chí cho việc làm giàu, người lập chí để làm quản lí, hay lãnh đạo, có người lập chí bình dị ở cuộc sống đi làm thuê bình thường để có lương tháng ... Có người lập chí lớn ở chỗ sắp đặt giang sơn đất nước, làm việc lớn lao cho đất nước, cho con người. Người chí hướng nhỏ hẹp sẽ dễ thỏa mãn, người chí lớn sẽ đi xa. Với người có năng lực vừa phải, chí lớn có thể khiến họ tự vượt lên chính mình. Người giỏi, chí lớn sẽ phát huy được năng lực, vươn tới thành tựu lớn và người có tài năng thì chí lớn sẽ thành nghiệp lớn dời non lấp bể ...Chí lớn nhất là đặt ở non sông đất nước rộng lớn, ở cộng đồng...

Câu 2: Chỉ ra sự khác biệt giữa người chí lớn và người chí nhỏ?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “Chí lớn nhất là đặt ở non sông đất nước

rộng lớn, ở cộng đồng”?

Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Người giỏi, chí lớn sẽ phát huy được

năng lực, vươn tới thành tựu lớn và người có tài năng thì chí lớn sẽ thành nghiệp lớn dời non lấp bể ...

Câu 5. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng: Người chí hướng nhỏ hẹp sẽ dễ

thỏa mãn, người chí lớn sẽ đi xa. Với người có năng lực vừa phải, chí lớn có thể khiến họ tự vượt lên chính mình.

224. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Nếu bạn muốn đạt được thành công, có những mối quan hệ tuyệt vời, hay có được mọi thứ bạn mong muốn, bạn cần phải có một nền tảng vững chắc, đó là tính cách, giá trị, thái độ sống của bạn. Tất cả đều bắt đầu từ phía bạn. Trở thành người phù hợp và làm những việc đúng đắn, bạn sẽ đạt được những gì bạn muốn. Chỉ có bạn mới biết được sự phát triển của bản thân. Hãy tự tin bước đi trên con đường đã chọn. Đừng bận tâm đến con đường của người khác, vội vã chạy theo những thành quả trước mắt mà quên mất chất lượng cốt lõi bên trong. Có thể trong khi bạn chưa có gì trong tay, người khác đã đạt được nhiều thành tựu. Nhưng càng như vậy, bạn càng cần phải trang bị cho bản thân một nền tảng thật vững vàng.

1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích?

2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu bạn muốn đạt được thành công, có những mối quan hệ tuyệt vời, hay có được mọi thứ bạn mong muốn, bạn cần phải có một nền tảng vững chắc, đó là tính cách, giá trị, thái độ sống của bạn. 3. Tại sao người viết khẳng định: Chỉ có bạn mới biết được sự phát triển của bản

thân.

4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông điệp đó.

5. Chỉ ra TPBL có trong câu sau: Có thể trong khi bạn chưa có gì trong tay, người

khác đã đạt được nhiều thành tựu.

6. Chỉ ra 2 câu rút gọn có trong đoạn văn.

7. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng: Có thể trong khi bạn chưa có gì trong

tay, người khác đã đạt được nhiều thành tựu. Nhưng càng như vậy, bạn càng cần phải trang bị cho bản thân một nền tảng thật vững vàng.

225. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tự bản thân nghĩ như thế nào về mình được gọi là “tự đánh giá bản thân”. Khi một người đánh giá thấp bản thân, anh ta sẽ tự giày vò bản thân bởi cảm giác tự ti, chán ghét chính mình và chỉ nhìn mọi chuyện theo hướng tiêu cực. Cũng có nhiều trường hợp so sánh điểm mạnh của người khác với điểm yếu của bản thân, sau đó tự giam mình trong cảm giác tự ti, mặc cảm. Ngược lại, nếu một người biết đánh giá bản

thân phù hợp, dù gặp thất bại thì người đó vẫn tiếp tục hi vọng vào lần sau, tiếp thu lần thất bại này và học hỏi kinh nghiệm trong đó.

Tôi có một người quen. Anh là một người rất giỏi, học đại học Tokyo. Thời đại học, anh đi làm người mẫu. Nhìn bề ngoài, anh hoàn hảo đến mức mọi người phải ghen tị, nhưng thực ra anh ấy lại tự đánh giá thấp bản thân. Ngay từ nhỏ, anh ấy thường bị bố mẹ so sánh với người khác:“Con vẫn đang thua bạn đấy, cố gắng lên”. Anh ấy luôn nghĩ, dù ở đâu, lĩnh vực gì, bản thân cũng chỉ là kẻ nửa vời mà thôi: “Dù vào được đại học Tokyo thì vẫn có nhiều người giỏi hơn, trong giới người mẫu vẫn có nhiều người hơn mình”. Chính vì vậy, việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng.

Câu 1. Xác định PTBĐ chính.

Câu 2: Theo tác giả, việc tự đánh giá thấp bản thân sẽ gây ra hậu quả gì?

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: khi so sánh bản thân với người khác, chúng

ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người?

Câu 4: Theo anh/chị, thế nào là biết đánh giá bản thân phù hợp? Câu 5: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích.

Câu 6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Thời đại học, anh đi làm người mẫu. Hướng dẫn

226. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy. Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lý trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đã cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản chỉ là như vậy. Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ.

Câu 1. Xác định PTBĐ chính.

Câu 2. Theo tác giả chúng ta nên biết ơn những ai?

Câu 3. Việc dẫn lời của một triết gia cổ đại có ý nghĩa gì?

Câu 4. Theo anh/ chị vì sao Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh? Câu 5. Anh/ Chị có đồng ý với quan niệm: Chữ cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn

chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ? Vì

sao?

Câu 6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của

Câu 7. Chỉ ra phép liên kết hình thức: Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đã cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao.

227. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Nhà tâm lí học Angela Lee đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội, sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.

Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó.

Câu 1. Xác định PTBĐ chính?

Câu 2. Tác giả đề cập đến yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của con người

Câu 3. Theo anh (chị) vì sao tác giả cho rằng bền bỉ là sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon?

Câu 4. Việc tác giả liệt kê các nhân vật văn học nổi tiếng: “Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon” có tác dụng gì?

Câu 5. Anh chị đồng tình hay không đồng tình với ý kiến “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.”? Vì sao?

Câu 6. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng: Nhà tâm lí học Angela Lee đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ.

Câu 7. Phân tịch cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Người ta thường nhấn mạnh tới

việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó.

Một phần của tài liệu Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 9 ôn thi vào lớp 10 THPT, ok (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w