Hãy đọc trích đoạn dưới đây rồi trả lời câu hỏi:

Một phần của tài liệu Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 9 ôn thi vào lớp 10 THPT, ok (Trang 30 - 32)

Đã từng nghe ai đó nói: “đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời”. Vậy thì phải chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng. Khi mà trong khoảng thời gian hữu hạn của một ngày, một tháng, một năm... mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận” thì khoảng thời gian ta dành cho việc đọc sách sẽ là bao nhiêu? Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho văn hóa đọc. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy. Ở đó còn là thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư... và sau cùng, thu về được? Đó chắc chắn là những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm túc.

Câu 1: Văn bản trên sử dụng PTBĐ chính nào? Vấn đề được đem ra bàn luận. Câu 2: Chỉ ra phép liên kết câu trong 2 câu sau: “Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho “văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy.".

Câu 3: Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như thế nào? Câu 4: Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thời gian cho việc đọc sách?

Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và rút ra kết luận: Vậy thì phải chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng.

Câu 6. Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn sau và gọi tên : Đó chắc chắn là những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm túc.

Câu 7. Chỉ ra BPTT được sử dụng trong câu văn sau và nêu tác dụng : Ở đó còn là thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư... và sau cùng, thu về được?

49. Hãy đọc trích đoạn dưới đây rồi trả lời câu hỏi:

Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói: - Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.

Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.

a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và rút ra kết luận : Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

b. Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé?

c. Xác định PTBĐ chính trong văn bản.

d. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn sau : Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.

e. Chỉ ra 2 trạng ngữ có trong văn bản trên. f. Xác định lời dẫn trực tiếp có văn bản trên.

50. Đọc đoạn trích sau:

Có những quá trình không phải hoài thai, không đẻ gì (theo nghĩa hẹp và theo nghĩa đen sinh học) nhưng rất khổ đau và nặng nhọc đèo bòng. Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát, khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên? Câu 2. Hãy giải thích ý nghĩa của hình ảnh “hạt cát, khối tình con”. Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nghệ thuật của đoạn văn trên?

Câu 4 .Từ đoạn văn trên anh (chị) có thể rút ra bài học gì trong cuộc sống?

Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: Cái bụi bặm khách quan nơi

rốn bể lẻn vào cửa trai.

Câu 6. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong ví dụ sau: Có những cơ

thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót.

51. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi. 19.5.1970

Được thư mẹ… Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con

đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.

Câu 1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. “Lí tưởng” mà liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên

là gì?

Câu 3. Đọc đoạn nhật kí trên, điều gì khiến anh/chị xúc động nhất?

Câu 4. Anh/ chị nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng

chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc?

Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: Con vẫn hiểu điều đó từ lúc

bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn.

Câu 6. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong ví dụ sau: Con vẫn

hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng.

Một phần của tài liệu Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 9 ôn thi vào lớp 10 THPT, ok (Trang 30 - 32)