Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng,
thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.
2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào?
3. Theo tác giả mấu chốt của thành đạt là gì?
4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục.
5. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng: Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua.
6. Bài học được rút ra?
78. Đọc đoạn trích:
Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi người. Nó là nguời thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. Lòng tự trọng giúp ta biết cách hành xử đúng mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẵn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng, bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình. Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác.
Câu 1. Chỉ ra PTBĐ chính của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng: Lòng tự trọng nằm ngay trong
bản thân mỗi người. Nó là nguời thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta.
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nếu không có lòng tự trọng, con người
sẽ trở nên như thế nào?
Câu 4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ
lòng tự trọng.
Câu 5. Chỉ ra khởi ngữ có trong câu sau: Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẵn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau.
Câu 6. Em có đồng ý với ý kiến “Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và
tôn trọng chính bản thân mình" không? Vì sao?
79. Đọc đoạn trích:
Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, ... là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.... Tạo được thói quen tốt là rất khó.
Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội!
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Xác định 01 phép liên kết được sử dụng trong các câu sau: Tạo được thói
quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những thói quen tốt nào?
Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã
thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa hay không? Vì sao?
Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Cho nên mỗi người, mỗi gia đình
hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
Câu 6. Chỉ ra BPTT được sử dụng trong câu sau: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, ... là thói quen tốt.