“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc. Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.
Câu 2: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong câu: “có thể cũng có lúc con
chồn chân, mỏi gối và đớn đau”.
Câu 3: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Anh/ chị hiểu câu: “Nhạt nhẽo không thể là nguyên liệu của hạnh phúc” như
thế nào?
Câu 5. Chỉ ra TPBL có trong câu: “Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau.
72. LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
Anh kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”
C1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
C2: Chép chính xác một câu văn có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.
C3. Chỉ ra 2 trạng ngữ có trong văn bản trên và gọi tên. C4. Thông điệp được gửi đi từ văn bản trên ?
C5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.” và cho biết nó thuộc kiểu câu gì đã học.
C6. Anh / chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của việc “viết lên cát” và “khắc lên đá” trong đoạn trích?