Xác định và tìm cách cắt giảm chi phí không cần thiết

Một phần của tài liệu IBS-giua-ky-lý-thuyết (Trang 41 - 47)

I: Inimitable – đây là năng lực giá trị vô hình, không thể bắt chước được và điều này tạo

4. Xác định và tìm cách cắt giảm chi phí không cần thiết

Từ việc phân tích dựa trên mô hình của Porter, nhà quản trị có thể cân nhắc lại và đặt ra một số câu hỏi về cấu trúc chi phí của tổ chức như: chi phí đã phù hợp với tầm quan trọng chiến lược của các yếu tố trong chuỗi giá trị chưa? Có thể giảm đi chi phí nào mà không ảnh hưởng đến giá trị tạo ra cho khách hàng không? Hoạt động nào có thể được thuê ngoài, chẳng hạn như những hoạt động tương đối lâu dài và không gia tăng giá trị đáng kể? Có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tăng quy mô hoặc phạm vi kinh tế không? (ví dụ: Thông qua mua sắm tập trung hoặc hợp nhất các hoạt động hiện đang riêng lẻ)

Ví dụ về Value Chain: (McDonald’s)

McDonald’s là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh hamburger lớn nhất thế giới, phục vụ khoảng 68 triệu khách hàng mỗi ngày tại 119 quốc gia. Có trụ sở chính tại Hoa Kỳ.

Hoạt động chính:

· Logistics nội bộ (Inbound Logistics): McDonald's chọn trước các nhà cung cấp với chi phí thấp cho nguyên liệu và các mặt hàng thực phẩm, đồ uống của họ như rau, thịt và cà phê.

· Vận hành: McDonald’s phủ rộng toàn cầu với hơn 37,000 cửa hàng, đa phần cửa hàng theo hình thức nhượng quyền.

· Logistics đầu ra (Outbound Logistics): Thay vì các nhà hàng trang trọng, ngồi tại chỗ, McDonald's có các nhà hàng phục vụ nhanh, tập trung vào dịch vụ phục vụ tại quầy, tự phục vụ và drive-thru.

· Tiếp thị và bán hàng: Các chiến lược tiếp thị của nó tập trung vào quảng cáo trên báo chí và truyền thông, bao gồm các bài đăng trên mạng xã hội, quảng cáo trên tạp chí, bảng quảng cáo, v.v.

· Dịch vụ: McDonald's cố gắng để đạt được dịch vụ khách hàng chất lượng cao nhất. Họ cũng đào tạo cho hàng nghìn nhân viên của mình một cách chuyên sâu để họ có thể hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất..

2. Các hoạt động hỗ trợ:

· Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của McDonald’s hiện, sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến nhưng vẫn duy trì sự bảo vệ môi trường.

· Quản trị nhân sự: McDonald’s tạo ra số lượng việc làm lớn cho đa dạng đối tượng cần việc làm do đòi hỏi công việc không cao, bên cạnh đó họ xây dựng, phân chia ca làm linh hoạt để tạo cơ hội cho nhân viên xoay tua làm part time, nhờ vậy họ dễ dàng tuyển nhân viên cho số lượng lớn cửa hàng của mình.

· Sự phát triển công nghệ: McDonald’s hướng tới sự hiện đại hóa cho tất cả chi nhánh của mình bằng cách trang bị những thiết bị hiện đại để phục vụ khách hàng cách thuận tiện nhất như: hệ thống đặt hàng, xử lý thông tin vượt trội giúp quy trình giao hàng tận nơi nhanh chóng, máy order tự động, thiết bị giao tiếp với nhân viên tại các địa điểm drive thru, đa dạng hình thức thanh toán.

⇒ Điểm mấu chốt: Chuỗi giá trị giúp thấu hiểu và tách biệt sự hữu ích (giúp đạt được lợi thế hoàn toàn) và các hoạt động lãng phí (cản trở dẫn đầu thị trường) đi kèm với mỗi bước trong quá trình phát triển sản phẩm, giải thích rằng nếu giá trị được thêm vào trong mỗi bước, giá trị tổng thể của sản phẩm sẽ được nâng cao do đó giúp đạt được tỷ suất lợi nhuận lớn hơn.

Phân tích SWOT (hay ma trận SWOT) là kỹ thuật chiến lược được sử dụng để giúp cá nhân hay tổ chức xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong cạnh tranh thương trường cũng như trong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch cho dự án. Doanh nghiệp có thể dùng phân tích SWOT làm rõ mục tiêu đầu tư và xác định những yếu tố khách quan – chủ quan có thể ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu đó.

Yếu tố đầu tiên của phân tích SWOT là Strength, tức Điểm mạnh, yếu tố này giải quyết những điều mà doanh nghiệp đặc biệt làm tốt, chẳng hạn như môi trường làm việc tốt, hay ý tưởng bán hàng độc đáo, hay nguồn nhân lực tuyệt vời, bộ máy lãnh đạo xuất sắc,.. Quá tự tin vào điểm mạnh của mình sẽ trở thành yếu điểm cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp không thể nhìn ra những thiếu sót cần thay đổi.

Tiếp theo trong các yếu tố phân tích SWOT là Opportunities – Cơ hội. Doanh nghiệp bạn có đang sở hữu một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng được tạo ra bởi đội ngũ marketing? Đó là một cơ hội. Doanh nghiệp bạn đang phát triển một ý tưởng mới sáng tạo sẽ mở ra “đại dương” mới? Đó là một cơ hội khác nữa. Doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đến từ:

• Xu hướng trong công nghệ và thị trường

• Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn • Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …

• Sự kiện địa phương

• Xu hướng của khách hàng

Yếu tố cuối cùng của phân tích SWOT là Threats – Thách thức, Rủi ro hoặc các mối đe dọa, có nhiều tên gọi dành cho Threat, nhưng chung quy là mọi thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp. Rủi ro này có thể bao gồm những yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới nổi, thay đổi về luật pháp, rủi ro trong xoay chuyển tài chính và hầu như mọi thứ khác có khả năng tác động tiêu cực cho tương lai của doanh nghiệp hay kế hoạch kinh doanh.

Mở rộng mô hình SWOT thành ma trận

Đây là kỹ thuật nâng cao nhằm thiết lập cơ sở nền tảng để loại bỏ những yếu tố trở ngại và kích thích những điểm có lợi.

• SO (maxi-maxi) nhằm tận dụng tối đa lợi thế để tạo ra cơ hội. • WO (mini-maxi) muốn khắc phục điểm yếu để phát huy thế mạnh. • ST (maxi-mini) sử dụng thế mạnh để loại bỏ nguy cơ.

• WT (mini-mini) giải quyết mọi giả định tiêu cực và tập trung giảm thiểu nhằm hạn chế những rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực.

Thiết lập chiến lược cho doanh nghiệp dựa trên các yếu tố SWOT, đảm bảo: • Phát triển điểm mạnh

• Cải thiện điểm yếu • Tận dụng cơ hội • Hạn chế rủi ro

Chiến lược có thể kết hợp ưu điểm với nhược điểm, và chuyển yếu thành mạnh là kiểu chiến lược lý tưởng nhất như SWOT của The Café Home dưới đây:

Ví dụ với sự kết hợp Điểm mạnh 1, 2, 3 (S1, 2, 3) và Cơ hội 1 (O1): tận dụng cơ hội khi nhu cầu khách hàng ngày càng tăng và điểm mạnh là có danh tiếng tốt, có nhiều vị trí đắc địa, không gian quán đẹp => lựa chọn Chiến lược Phát triển thị trường: mở thêm các chi nhánh khác đáp ứng nhu cầu khách hàng, song song đó mở rộng/tối ưu các chi nhánh hiện có.

Chiến lược này có thể đồng thời giải quyết được W3 – diện tích các chi nhánh còn nhỏ chật. Bên cạnh đó, việc mở thêm chi nhánh còn củng cố thêm thế mạnh thương hiệu. Để đảm bảo thu hút được khách hàng cho chi nhánh mới, cần các chương trình khai trương/ưu đãi phù hợp và tương tự giải thích cho các trường hợp khác.

Thế mạnh

• Starbuck là tập đoàn sinh lời lên đến $600 triệu vào năm 2004

• Là thương hiệu cà phê toàn cầu nổi tiếng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ • Lọt top 100 nơi đáng làm việc nhất, tôn trọng nhân viên

• Doanh nghiệp mang tôn chỉ và sứ mệnh giàu tính đạo đức • Hiểu được thị hiếu và xu hướng của khách hàng

Cơ hội

• Starbuck rất giỏi nắm bắt các cơ hội

• Năm 2004, công ty hợp tác với tập đoàn công nghệ thông tin Hewlett Packard mở dịch vụ CD-burning tại cửa hàng Santa Monica (California Mỹ) để khách hàng có thể tự tay tạo CD âm nhạc của riêng họ • Sản phẩm và dịch vụ mới có thể được bán lẻ tại các cửa hàng cà phê chẳng hạn sản phẩm theo tiêu chuẩn Fair Trade

• Có cơ hội mở rộng thị trường ra quốc tế, tại các thị trường cà phê mới như Ấn Độ và vành đai Thái Bình Dương

Ví dụ SWOT của Nike

Sức mạnh

• Nike là công ty có sức cạnh tranh mạnh trong thị trường

• Và Nike không có xưởng sản xuất nên không có gánh nặng về địa điểm và nhân công. Nike hướng đến lean organization – doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng với nguồn tài nguyên ít nhất) • Mạnh về nghiên cứu và phát triển nắm bắt xu hướng của khách hàng

Cơ hội

• Phát triển sản phẩm mang lại cho Nike nhiều cơ hội. Chủ thương hiệu tin rằng Nike không phải là một thương hiệu thời trang. Nhưng dù muốn hay không thì người mua Nike không hẳn mang giày này chơi thể thao. Mà xem đó như phong cách thời thượng. Điều đó tạo ra cơ hội vì sản phẩm dù chưa hư vẫn bị lỗi thời. Nên khách hàng sẽ mua tiếp sản phẩm mới.

• Có thể phát triển sản phẩm theo hướng thời trang thể thao, kính mát và trang sức. Càng có nhiều phụ kiện giá trị cao bán kèm với giày càng thu về nhiều lợi nhuận.

• Doanh nghiệp cũng có thể phát triển ra quốc tế, dựa trên sự nhận diện thương hiệu toàn cầu. Nhiều thị trường có thu nhập cao chi trả cho sản phẩm thể thao đắt tiền như Trung Quốc hay Ấn Độ ngày càng có nhiều thế hệ người trẻ chịu chi tiền.

Outsourcing (thuê ngoài):

hoạt động kinh doanh thuê một bên ngoài công ty để thực hiện các dịch vụ và tạo ra hàng hóa mà theo truyền thống được thực hiện tại nhà bởi chính nhân viên và nhân viên của công ty. Thuê ngoài là một hoạt động thường được các công ty thực hiện như một biện pháp cắt giảm chi phí. Như vậy, nó có thể ảnh hưởng đến một loạt các công việc, từ hỗ trợ khách hàng đến sản xuất cho đến văn phòng hỗ trợ.

Một phần của tài liệu IBS-giua-ky-lý-thuyết (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w