- Xét nghiệm TroponinT thời điểm 4 giờ và 24 giờ sau mở
2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TROPONI NT VÀ CÁC YẾU TỐ TIÊN LƢỢNG SỚM SAU PHẪU THUẬT VAN TIM
SỚM SAU PHẪU THUẬT VAN TIM
2.1. Mối liên quan giữa Troponin T và các yếu tố tiên lƣợng trƣớc phẫu thuật
Không có mối liên quan giữa nồng độ Troponin T huyết thanh sau phẫu thuật với tuổi và giới, mặc dù tuổi và giới nữ là các yếu tố tiên lượng nặng trong các thang điểm đánh giá trước phẫu thuật. Không có mối liên quan giữa nồng độ TnT sau phẫu thuật với tăng áp lực ĐMP trước phẫu thuật.
Tuy nhiên, có mối liên quan giữa nồng độ Troponin T các thời điểm sau phẫu thuật với các yêu tố tiên lượng trước phẫu thuật khác như phân độ suy tim theo NYHA (p<0,01), phân suất tống máu thất trái (p<0,05), đường kính tâm trương thất trái qua siêu âm (p<0,05).
2.2. Mối liên quan giữa Troponin T và các yếu tố tiên lƣợng trong quá trình phẫu thuật phẫu thuật
- Có mối tương quan thuận giữa nồng độ Troponin T các thời điểm và thời gian THNCT với r = 0,417 (p<0,01) ở thời điểm 4 giờ và r = 0,332 (p<0,01) ở thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC.
- Có mối tương quan thuận giữa nồng độ Troponin T và thời gian cặp ĐMC với r = 0,359 (<0.01) ở thời điểm 4 giờ và r = 0,290 (p<0,05) ở thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC.
- Có mối liên quan giữa nồng độ Troponin T sau phẫu thuật và số lượng van tim can thiệp (p<0,05).
Với các mối liên quan trên, chúng tôi có thể kết luận nồng độ troponin T sau phẫu thuật là một chỉ điểm để đánh giá mức độ tổn thương cơ tim trong quá trình phẫu thuật.
2.3. Mối liên quan giữa Troponin T và các yếu tố tiên lƣợng sớm sau phẫu thuật
-Có mối liên hệ giữa nồng độ Troponin T sau phẫu thuật và các yếu tố bất lợi sau phẫu thuật gồm sự suy giảm chức năng thất trái (p<0,01), kéo dài thời gian thở máy, thời gian điều trị hồi sức (p<0,01), tình trạng cung lượng tim thấp (p<0,05), sử dụng Inotrope liều cao kéo dài (p<0,05), suy thận sau phẫu thuật (p<0,01), nguy cơ cần điều trị thay thế thận sau phẫu thuật.
- Chưa thể kết luận được mối liên quan giữa nồng độ troponin T và tỷ lệ tử vong sớm sau phẫu thuật do tỷ lệ tử vong quá thấp.
Tóm lại, ở thời điểm 4 giờ sau mở cặp ĐMC, giá trị 0,8ng/ml và 1,3 ng/ml là những giá trị có liên quan đến những mức độ khác nhau của các yếu tố tiên lượng trước và trong quá trình phẫu thuật và sự xuất hiện các biến cố bất lợi sau phẫu thuật. Ở thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC, giá trị 0,9 ng/ml được xem là ngưỡng để tiên lượng trong phẫu thuật van tim. Nồng độ Troponin T sau phẫu thuật là một yếu tố dự báo cho sự xuất hiện các biến cố bất lợi sau phẫu thuật van tim.
KIẾN NGHỊ
1- Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân phẫu thuật van tim, ngoài các yếu tố tiên lượng trước, trong và sau phẫu thuật, Troponin T nên được xem xét như là một chỉ điểm cho tổn thương cơ tim trong quá trình phẫu thuật và là một yếu tố tiên lượng ngay sau phẫu thuật.
2- Cần có nghiên cứu với cở mẫu lớn hơn nữa để xác định mối liên quan giữa Troponin T sau phẫu thuật và các yếu tố bất lợi xảy ra với tần suất thấp.
3- Cần có nghiên cứu tương tự với từng bệnh lý van tim vì mỗi bệnh lý van tim dẫn đến sự thay đổi cấu trúc cơ tim khác nhau nên sự tăng nồng độ troponin T sau phẫu thuật có thể khác nhau.