0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

NYHA Tác giả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TROPONIN T HUYẾT THANH SAU PHẪU THUẬT VAN TIM (Trang 60 -65 )

- Xét nghiệm TroponinT thời điểm 4 giờ và 24 giờ sau mở

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

NYHA Tác giả

NYHA Tác giả Tác giả

I II III IV

Nguyễn Đức Hiền 0% 58,1% 41,9% 0%

Jin- Bae Kim và cộng sự. 0% 39% 59% 2%

Chúng tôi 5,9% 62,7% 30.4% 1%

4.1.2.2. Phân suất tống máu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 4% bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái nặng, 47% có chức năng thất trái có rối loạn mức độ vừa và 49% có chức năng thất trái còn bảo tồn. Phân suất tống máu trung bình là 54,17 ± 10,08. Kết quả này tương tự với kết quả của Bùi Đức Phú trong đánh giá kết quả phẫu thuật can thiệp ở bệnh nhân tổn thương đa van. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Đoàn đức Hoằng do chúng tôi loại trừ những bệnh nhân có bệnh lý mạch vành kèm theo và những trường hợp có rối loạn chức năng thất trái nặng gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

Bảng 4.3. So sánh phân suất tống máu trung bình với các tác giả khác.

Tác giả Phân suất tống máu trung bình

Đoàn Đức Hoằng 49,98 ± 8,39%

Bùi Đức Phú 57,1 ± 5,1

Chúng tôi 54,17 ± 10,08

4.1.2.3. Đường kính thất trái tâm trương

Hầu hết các bệnh lý van tim theo thời gian đều làm biến đổi cấu trúc của các buồng tim. Ảnh hưởng quan trọng nhất của sự tái cấu trúc cơ tim này biểu hiển ở múc độ dãn và dày thất trái. Sự gia tăng khối lượng cơ thất trái tạo ra sự khó khăn trong việc bảo vệ cơ tim trong quá trình phẫu thuật.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 70% bệnh nhân có đường kính tâm trương thất trái trong giới hạn bình thường, 25,5% có dãn nhẹ và 4,5% có dãn nặng thất trái trước phẫu thuật.

4.1.2.4. Áp lực ĐMP tâm thu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tăng áp lực động mạch phổi nặng có 31 trường hợp, chiếm 30,4%. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiền có tỷ lệ tăng áp phổi nặng là 37% [2], cao hơn nghiên cứu của chúng tôi do mẫu nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiền chỉ gồm bệnh lý van 2 lá, trong đó hẹp van 2 lá thường gây tăng áp lực động mạch phổi nặng hơn các bệnh lý van tim khác. Trong nghiên cứu của Lurati Buse Giovanni, tỷ lệ tăng áp lực động mạch phổi nặng là 23%, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi do mẫu nghiên cứu bao gồm cả bệnh lý mạch vành, ít khi gây tăng áp phổi nặng [53].

4.1.3. Các yếu tố tiên lƣợng trong quá trình phẫu thuật

Thời gian cặp ĐMC trung bình của chúng tôi là 82,12 ± 36,13 phút và thời gian THNCT trung bình là 108,62 ± 40,75 phút. Kết quả này tương tự như kết quả đánh giá của Bùi Đức Phú với thời gian cặp ĐMC là 83,2± 26,3 phút và thời gian

thuật van tim tại Bệnh viện Trung ương Huế. So với nghiên cứu của Nahum Nesher và cộng sự, thời gian cặp ĐMC trung bình là 106± 42 phút và thời gian THNCT trung bình là 134 ± 54 phút, dài hơn chút ít so với chúng tôi, do mẫu nghiên cứu gồm nhiều bệnh lý phức tạp hơn. 134 106 104 83 108 82 0 20 40 60 80 100 120 140 T h i g i a n

Nahum Nesher Bùi Đức Phú chúng tôi

Thời gian THNCT Thời gian cặp ĐMC

Biểu đồ 4.2. So sánh thời gian THNCT và cặp ĐMC với các tác giả khác Số van tim can thiệp trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,71 ± 0,67.

4.1.4. Các yếu tố tiên lƣợng sớm sau phẫu thuật

4.1.4.1 Phân suất tống máu sau phẫu thuật

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, phân suất tống máu sau phẫu thuật trung bình có giảm nhẹ còn 52,97 ± 10,53 với sự hỗ trợ của các loại Inotrope, trong đó 5,8% suy chức năng thất trái nặng, 48,1% giảm nhẹ chức năng thất trái và 46,1% có chức năng thất trái bảo tồn. Nghiên cứu của Đoàn Đức Hoằng có kết quả phân suất tống máu trung bình sau phẫu thuật là 49,98 ± 8,39%, thấp hơn so với kết quả của chúng tôi do mẫu nghiên cứu có nhiều bệnh lý phức tạp hơn. Có nhiều yếu tố tiên lượng trước phẫu thuật cho sự rối loạn chức năng thất sau phẫu thuật như: tim lớn, lớn tuổi, đái tháo đường, nữ giới và EF giảm trước phẫu thuật. Các yếu tố dự báo trong quá trình phẫu thuật cho sự rối loạn chức năng thất sau phẫu thuật gồm: kéo dài thời gian THNCT và thời gian cặp ĐMC [37].

Sự hồi phục chức năng của thất trái đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của cuộc phẫu thuật tim hở, giúp trả lại tình trạng sinh lý trước khi mắc bệnh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng lao động sau phẫu thuật, nhất là khi đa số bệnh nhân phẫu thuật van tim nằm trong độ tuổi lao động.

4.1.4.2 Tình trạng cung lượng tim thấp sau phẫu thuật

Tình trạng cung lượng tim thấp rất thường gặp sau phẫu thuật tim hở, các nhà lâm sàng cần phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời để tránh diển tiến nặng hơn dẫn đến thiếu tưới máu các cơ quan kéo dài gây suy giảm chức năng các cơ quan và rối loạn chuyển hóa.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 24 trường hợp có tình trạng cung lượng tim thấp sau phẫu thuật, chiếm tỷ lệ 23,5%. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nahum Nesher ( tỷ lệ LCOS: 30%), tỷ lệ LCOS của chúng tôi thấp hơn, có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi đã loại trừ những trường hợp bệnh lý van tim có ảnh hưởng đến chức năng thận và hô hấp[55].

4.1.4.3. Chức năng thận sau phẫu thuật

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh nhân đều có chức năng thận trong giới hạn bình thường trước phẫu thuật. Ở thời điểm 4 giờ sau mở cặp ĐMC, chức năng thận bình thường chiếm 95% trường hợp và rối loạn chức năng thận chiếm 5% trường hợp. Tuy nhiên ở thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC, có 17% có rối loạn chức năng thận và 9,5% có biểu hiện suy thận cấp. Điều này là do ở thời điểm 4 giờ sau mở cặp ĐMC, sự đào thải các sản phẩm của quá trình chuyển hóa được đảm bảo bởi THNCT, và sự ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa này chỉ rõ ràng ở thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC. Vì vậy chúng tôi đánh giá chức năng thận sau phẫu thuật bởi Creatinin/máu thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của Shahbaz Ahmad Khilji[48].

Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ rối loạn chức năng thận với tác giả khác

Tác giả

Chức năng thận sau phẫu thuật

Bình thường Rối loạn

chức năng thận Suy thận cấp

Shahbaz Ahmad

Khilji 73% 20% 7%

4.1.4.4. Thời gian thở máy và thời gian nằm hồi sức

Thời gian thở máy trung bình của chúng tôi là 14,05 ± 15,53 giờ, bệnh nhân có thời gian thở máy kéo dài nhất là 91 giờ và bệnh nhân được rút ống nội khí quản sớm nhất sau 3 giờ. Nội khí quản thường được rút sau khi bệnh nhân đến phòng hồi sức ít nhất 3 giờ, đây là thời gian cần thiết để các cơ quan phục hồi sau khi trải qua thời gian THNCT, thời gian thở máy càng kéo dài thì các yếu tố nguy cơ như nhiễm trùng, chấn thương khí áp, tổn thương đường thở…. càng cao. Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Đoàn Đức Hoằng với thời gian thở máy trung bình là 13,07 ± 5,10[3]. So sánh với nghiên cứu của Nahum Nesher và cộng sự thì thời gian thở máy của chúng tôi dài hơn với 10 giờ [55].

Thời gian nằm hồi sức trung bình của chúng tôi là 4,41 ± 1,77 ngày, tương đối dài so với nghiên cứu của Nahum Nesher với 45 giờ và nghiên cứu của Giovanna A. Lurati Buse là 2 ngày[46], [55]. Điều này tùy thuộc vào điều kiện của khoa nhận bệnh từ hồi sức chuyển đến, mỗi trung tâm thường có những tiêu chí khác nhau để chuyển bệnh nhân ra khỏi phòng hồi sức. Ở Trung tâm tim mạch Huế, với các tiêu chí để chuyển bệnh nhân ra khỏi phòng hồi sức, bệnh nhân thường đạt được tình trạng ổn định hoàn toàn trên lâm sàng trước khi chuyển.

4.1.4.5. Điều trị thay thế thận và tỷ lệ tử vong chung

Tỷ lệ điều trị thay thế thận trong nghiên cứu của chúng tôi là 3 trường hợp, chiếm 2,94%. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Nahum Nesher với tỷ lệ điều trị thay thế thận là 4% [55], điều này do chúng tôi đã loại trừ những trường hợp có rối loạn chức năng thận trước phẫu thuật ra khỏi nhóm nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một trường hợp tử vong chiếm tỷ lệ là 0,98%, thấp hơn trong nghiên cứu của Nahum Nesher và Stephanie Lehrke đều là 6%[51],[55], do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ có bệnh van tim đơn thuần, không có bệnh lý mạch vành và rối loạn chức năng thận kèm theo. Nguyên nhân tử vong được xác định là suy đa tạng- suy tim không hồi phục sau phẫu thuật thay van 2 lá và van ĐMC, sửa van 3 lá.

4.2. NỒNG ĐỘ TROPONIN T HUYẾT THANH SAU PHẪU THUẬT 4.2.1. Nồng độ Troponin T các thời điểm sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TROPONIN T HUYẾT THANH SAU PHẪU THUẬT VAN TIM (Trang 60 -65 )

×