Liên quan giữa TroponinT và sử dụng Inotrope hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ troponin t huyết thanh sau phẫu thuật van tim (Trang 71 - 74)

- Xét nghiệm TroponinT thời điểm 4 giờ và 24 giờ sau mở

4.3.3.3.Liên quan giữa TroponinT và sử dụng Inotrope hỗ trợ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.3.3.Liên quan giữa TroponinT và sử dụng Inotrope hỗ trợ

Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề sử dụng Inotrope sau phẫu thuật tim, những bất lợi và hậu quả của việc sử dụng chúng. Ngoài tác dụng phụ gây rối loạn nhịp và rối loạn phân bố máu, nghiên cứu của Jason Shabin và cộng sự đã chứng minh mối liên quan của việc sử dụng Inotrope với tỷ lệ tử vong và rối loạn chức năng thận [59]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, Dobutamin được sử dụng như một loại thuốc trợ tim đầu tay cho các trường hợp suy tim sau phẫu thuật, nhất là các trường hợp kèm tăng áp động mạch phổi trước phẫu thuật, Adrenalin được sử dụng khi mà tình trạng huyết động chưa được cải thiện với Dobutamin liều cao hoặc phối hợp để hạn chế tác dụng phụ như dãn mạch, rối loạn nhịp của dobutamin. Như trong nghiên cứu của Jason Shabin, Noradrenalin không được xem là một Inotrope thực sự, chúng tôi chỉ sử dụng khi có tình trạng dãn mạch trên lâm sàng. Dopamin gần như không được sử dụng do tác dụng phụ thuộc liều của nó.

Vì đa số các trường hợp sử dụng Inotrope được bắt đầu từ phòng mỗ nên chúng tôi chỉ tìm hiểu mối liên quan giữa việc sử dụng Inotrope và nồng độ Troponin T ở thời điểm 4 giờ sau mở cặp ĐMC. Chúng tôi nhận thấy, có sự khác biệt giữa 3 nhóm về liều sử dụng Dobutamin có ý nghĩa với p<0,05, thời gian sử dụng Dobutamin cũng có sự khác biệt với p<0,01. Sự khác biệt về liều sử dụng và thời gian sử dụng của Adrenalin và Noradrenalin không có ý nghĩa.

Điều này có thể giải thích rằng, có mối liên quan giữa nồng độ Troponin T sau phẫu thuật và việc sử dụng Dobutamin vì hậu quả của việc bảo vệ cơ tim không đầy đủ dẫn đến tình trạng suy tim sau khi mở cặp ĐMC, sử dụng Dobutamin đã giải quyết phần lớn các trường hợp suy tim này.

4.3.3.4. Liên quan giữa Troponin T và chức năng thận sau phẫu thuật

Trong kết quả nghiên cứu, chúng tôi có 10 trường hợp có suy thận cấp và đều nằm trong nhóm có nồng độ Troponin T >1,3ng/ml ở thời điểm 4 giờ sau mở cặp ĐMC. Chức năng thận bình thường chiếm ưu thế ở các nhóm có nồng độ Troponin T thấp, tỷ lệ rối loạn chức năng thận cũng tăng dần giữa các nhóm, từ 2,7% ở nhóm 1, tăng lên 18,2% ở nhóm 2 và 31,3% ở nhóm 3. Sự khác biệt rất có ý nghĩa với p<0,01.

Theo phân nhóm ở thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC, có sự khác biệt rất rõ ràng và có ý nghĩa về tỷ lệ rối loạn chức năng thận giữa hai nhóm, 8,9% ở nhóm 1 tăng lên 26,1% ở nhóm 2, tỷ lệ suy thận cấp cũng tăng lên rõ rệt, 1,8% ở nhóm 1 tăng lên 19,6% ở nhóm 2 (p<0,01).

Có thể kết luận sự gia tăng nồng độ troponin T sau phẫu thuật là một yếu tố dự báo cho khả năng xảy ra suy thận cấp ở bệnh nhân phẫu thuật van tim.

4.3.3.5. Liên quan giữa Troponin T và điều trị thay thế thận

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh nhân cần điều trị thay thế thận đều sử dụng phương pháp thẩm phân phúc mạc, đây là phương pháp điều trị đã được sử dụng có hiệu quả tại nhiều trung tâm tim mạch tại Việt Nam và thế giới. Có 3 trường hợp cần thẩm phân phúc mạc và đều nằm trong nhóm có nồng độ Troponin T > 1,3ng/ml ở thời điểm 4 giờ sau mở cặp ĐMC và nhóm nồng độ Troponin T ≥ 0,9 ng/ml ở thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của Nahum Nesher [55].

Có thể kết luận nồng độ Troponin T >1,3ng/ml ở thời điểm 4 giờ và

Troponin T 0,9 ng/ml ở thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC là yếu tố dự báo cho

khả năng cần điều trị thay thế thận sau phẫu thuật van tim.

4.3.3.6. Liên quan giữa Troponin T và thời gian thông khí nhân tạo

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian thở máy trung bình của 3 nhóm ở thời điểm 4 giờ sau mở cặp ĐMC có sự khác biệt rất rõ ràng với 6,8 giờ ở nhóm 1, 12,7 giờ ở nhóm 2 và 23,8 giờ ở nhóm 3 (p<0,01). Nhóm có nồng độ Troponin T càng cao thì thời gian thở máy càng dài chứng tỏ sự tổn thương cơ tim nặng sẽ dẫn đến tình trạng khó để đạt được những tiêu chí cho việc rút ống nội khí quản. Sự khác biệt về thời gian thở máy trung bình cũng rất có ý nghĩa giữa 2 nhóm dựa vào nồng độ Troponin T ở thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC với 9,3 giờ ở nhóm 1 và 1,83 giờ ở nhóm 2 (p <0,01).

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nahum Nesher và cộng sự với sự khác biệt về thời gian thở máy giữa các nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p<0.0001[55].

Do đó, chúng tôi có thể kết luận nồng độ Troponin T sau phẫu thuật van tim là một yếu tố dự báo cho khả năng thở máy kéo dài sau phẫu thuật.

4.3.3.7. Liên quan giữa Troponin T và thời gian nằm hồi sức

Tương tự thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức cũng có sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu ở cả 2 thời điểm 4 giờ và 24 giờ sau mở cặp ĐMC. Ở thời điểm 4 giờ sau mở cặp ĐMC, thời gian điều trị hồi sức trung bình là 3,1 ngày, nhóm 2 là 4,5 ngày và nhóm 3 là 5,8 ngày (p<0,01). Ở thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC, thời gian điều trị hồi sức trung bình ở nhóm 1 là 3,68 ngày và ở nhóm 2 là 5,29 ngày (p<0,01). Như vậy, mức độ tổn thương cơ tim càng nặng trong quá trình phẫu thuật sẽ dẫn đến sự hồi phục chậm hơn của các hệ cơ quan làm kéo dài thời gian điều trị ở phòng hồi sức gây tốn kém chi phí và đối diện với nhiều nguy cơ của việc điều trị.

Nghiên cứu của Nahum Nesher cũng cho thấy sự khác biệt về thời gian điều trị hồi sức trung bình giữa các nhóm dựa theo nồng độ Troponin T có ý nghĩa với p< 0,0001 [55]. Mối liên quan giữa thời gian điều trị hồi sức và nồng độ Troponin T cũng được xác lập trong nghiên cứu của Stephanie Lehrke và cộng sự với p<0,001[51]. Như vậy, có mối liên hệ giữa nồng độ Troponin T sau phẫu thuật với thời gian điều trị tại phòng hồi sức. Nồng độ Troponin T càng cao dự báo khả năng nằm hồi sức kéo dài sau phẫu thuật.

4.3.3.8. Tử vong sau phẫu thuật

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một trường hợp tử vong ở nhóm có nồng độ Troponin T > 1,3 ng/ml ở thời điểm 4 giờ sau mở cặp ĐMC và nhóm có nồng độ

Troponin T 0,9ng/ml ở thời điểm 24 giờ sau mở cặp ĐMC. Tuy nhiên sự khác

biệt về tỷ lệ tử vong này không có ý nghĩa thống kê vì cở mẫu tương đối nhỏ và tần suất của biến cố này rất thấp. Trong nghiên cứu của Nahum Nesher, có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa các nhóm nghiên cứu với p < 0,0008[55]. Điều này do trong mẫu nghiên cứu của Nahum Nesher gồm các bệnh lý phức tạp hơn và cở mẫu lớn hơn nhiều lần so với nghiên cứu của chúng tôi.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu nồng độ Troponin T sau phẫu thuật van tim và mối liên quan với các yếu tố tiên lượng trước, trong và sau phẫu thuật trên 102 bệnh nhân được phẫu thuật van tim tại Trung tâm Tim mạch- Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ troponin t huyết thanh sau phẫu thuật van tim (Trang 71 - 74)