Từ thập niên 90, hầu hết các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch trên thế giới đều sử dụng cardiac TnT như là một chỉ điểm đặc hiệu cho việc chẩn đoán cũng như tiên lượng trong bệnh lý mạch vành.
Năm 1989, Katus HA và cộng sự đã xác định vai trò của cardiac TnT trong việc phát hiện nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân.
Năm 1992, Hamm CW và cộng sự đã nghiên cứu về giá trị tiên lượng của Troponin T trong đau thắt ngực không ổn định.
Năm 1996, Ohman EM, Armstrong PW, Christenson RH và cộng sự đã phân tầng nguy cơ dựa trên nồng độ Troponin T huyết thanh trong thiếu máu cơ tim cấp.
Hiện nay, với sự phát triển của phẫu thuật tim mạch, đã có nhiều nghiên cứu về Troponin T như là một yếu tố tiên lượng sau phẫu thuật tim hở.
Năm 2000, Stephanie Lehrke và cộng sự đã nghiên cứu về cardiac Troponin T cho việc dự báo tử vong, biến chứng ngắn hạn và dài hạn sau phẫu thuật tim hở [51].
Năm 2002, Jame L. Januzzi và cộng sự đã có nghiên cứu so sánh giữa Troponin T và creatin kinase - MB trong việc đánh giá bệnh nhân sau phẫu thuật tim và kết luận việc định lượng Troponin T sau phẫu thuật tim rất hữu ích cho việc đánh giá tổn thương cơ tim và sự xuất hiện của tình trạng không ổn định không giải thích được sau phẫu thuật tim [41].
Năm 2006, Dan Abramov và cộng sự đã tổng kết các nghiên cứu để so sánh về nồng độ Troponin huyết thanh giữa phẫu thuật tim và nhồi máu cơ tim [20].
Năm 2007, Nahum Nesher và cộng sự đã nghiên cứu về mức độ gia tăng của Troponin T sau phẫu thuật tim hở và đưa ra kết luận: Troponin T tăng trên 0.8 ng/ml đi kèm với sự gia tăng các biến cố bất lợi trên bệnh nhân phẫu thuật tim không có nhồi máu cơ tim trong vòng 30 ngày trước phẫu thuật [55].
Năm 2009, Giovanna A. Lurati Buse và cộng sự đã nghiên cứu về giá trị tiên lượng của Troponin T phối hợp với Euroscore về kết quả 12 tháng sau phẫu thuật tim và đưa ra kết luận: sự tăng nồng độ Troponin T sau phẫu thuật là yếu tố dự báo độc lập về kết quả 12 tháng sau phẫu thuật tim có THNCT [54].
Chƣơng 2