Khái niệm và đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 26 - 28)

1.1.1.1. Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp

Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng đã đưa ra khái niệm: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Như vậy, hoạt động cho vay KHDN của NHTM là hình thức cấp tín dụng. Tuy nhiên, do hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM nên các tài liệu nghiên cứu cũng thường đồng nhất hai khái niệm này. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, khi sử dụng một số thuật ngữ mang ý nghĩa “tín dụng” sẽ được hiểu đồng nghĩa với khái niệm “cho vay”

1.1.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp

Thực chất cho vay là một quan hệ kinh tế giữa ngân hàng và người đi vay (khách hàng). Mối quan hệ này được thể hiện với nhau thông qua sự vận động của vốn tín dụng mà ngân hàng chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay về ngân hàng với lượng giá trị lớn hơn lúc ban đầu. Hoạt động cho vay của ngân hàng có các đặc điểm sau:

Hoạt động cho vay của ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn.

Cho vay là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn. Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động.

trả thì không được coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi phải luôn luôn là một số dương, có như vậy mới bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, phản ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đặc trưng bản chất nhất của hoạt động cho vay là tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Việc thu hồi vốn vay phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai… khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro.

Cho vay phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ… trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện cho ngân hàng khi đến hạn. Do khách hàng không phải là chủ sở hữu thực sự của số tiền vay nên đương nhiên phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay này cho ngân hàng.

Ngoài các đặc điểm chung nêu trên, hoạt động cho vay KHDN có những đặc điểm riêng như sau:

Đối tượng KH đa dạng vì các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó nhu cầu vay vốn cũng đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.

Mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất như vay vốn để mua nguyên liệu phục vụ sản xuất, mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, đổi mới thiết bị và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh với các khoản vay có giá trị lớn và có thể rất lớn.

Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp phức tạp hơn vì tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với cá nhân. Bên cạnh đó giá trị khoản vay lớn và tài sản đảm bảo thường phức tạp, khó định giá hơn vì hầu hết tài sản doanh nghiệp thường thế chấp chính nhà máy, dụng cụ sản xuất của mình...Nguồn trả nợ của doanh nghiệp đến từ doanh thu, lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác.

So với cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, khách hàng doanh nghiệp có hệ thống thông tin tốt hơn, chặt chẽ hơn do đều có hệ thống thông tin kế toán, báo cáo tài chính. Các thông tin tài chính được khách hàng cung cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thuế... Tùy thuộc vào báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không , uy tín tổ chức kiểm toán mà chất lượng thông tin tài chính khách hàng cung cấp cao hay thấp.

Rủi ro xảy ra từ cho vay doanh nghiệp thường gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng thương mại. Do đó, các lãnh đạo NHTM rất quan tâm đến quản trị rủi ro các khoản cho vay doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w