Khái niệm QTRR hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 34 - 35)

Theo quan điểm hiện đại được các ngân hàng áp dụng phổ biến, quản trị rủi ro hoạt động là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi, mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.

Như vậy, quản trị rủi ro hoạt động cho vay là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách, mô hình quản lý trong hoạt động cho vay nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa,kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động cho vay, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh cả ngắn hạn và dài hạn của NHTM.

Quá trình này được thực hiện thông qua thông qua bộ máy và công cụ quản lý (như quy trình, quy định, chính sách, biện pháp đảm bảo…) để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn.

Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II

Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng được thành lập năm 1974 tại thành phố Basel - Thụy Sỹ với mục tiêu ban đầu là ngăn chặn sự sụp đổ của các NHTM và thị trường tài chính tại các nước thành viên (G10). Mục tiêu hoạt động của Ủy ban Basel là nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Năm 1998, Ủy ban đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn - còn gọi là Hiệp ước Basel I gồm 25 nguyên tắc về giám sát NHTM. Ngày 26/6/2004, Hiệp ước vốn mới còn gọi là Hiệp ước Basel II chính thức được ban hành. Hiệp ước Basel II bao hàm các quy định, thông lệ, quy ước quốc tế được đề xuất cho các NHTM nhằm đảm bảo QTRRTD, điều đó cũng đặt ra nhiều khó khăn thử thách trên tiến trình kiện toàn

hoạt động theo Basel II. Hiệp ước Basel II được trình bày với 3 trụ cột:

Hình 1.1: Ba trụ cột theo Hiệp ước Basel II

Theo Ủy ban Basel: “ QTRR hoạt động cho vay là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro trong phạm vi chấp nhận được”

Từ thực tiễn áp dụng QTRR hoạt động cho vay theo Basel II tại các NHTM cho thấy để áp dụng Basel II thì các NHTM cần có tối thiểu các điều kiện cơ bản sau:

- Hệ thống tài chính quốc gia lành mạnh, thể hiện: + Hệ thống các tổ chức tài chính hoạt động lành mạnh;

+ Thị trường tài chính hoạt động hiệu quả (thông tin, giá cả, thanh khoản); + Các công cụ tài chính đa dạng và sử dụng linh hoạt;

+ Hạ tầng tài chính đảm bảo cho vận hành hiệu quả, bao gồm: khung pháp lý đầy đủ, giám sát tài chính đầy đủ, hạ tầng công nghệ phù hợp.

- Hệ thống giám sát của NHNN đối với rủi ro tín dụng đầy đủ và hiệu quả, có hệ thống quy định và hướng dẫn thực hiện Basel II về RRTD đầy đủ;

- Các NHTM có cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, chính xác, kịp thời, đủ độ dài lịch sử, có hạ tầng công nghệ QTRRTD hiện đại, nguồn nhân lực đáp ứng chuyên môn nghiệp vụ, có đủ vốn đầu tư cho việc triển khai Basel II

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w