Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong cho vay đối với KHDN của

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 31 - 34)

NHTM.

1.1.3.1. Nhóm các chỉ tiêu trực tiếp

(1) Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay không thể trả cả gốc và lãi vào ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là “nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn...”. Tỷ lệ này được xác định như sau:

Để phân tích kỹ hơn tình trạng quá hạn của khoản vay, tỷ lệ này có thể được tính toán chi tiết hơn với các tiêu chí: nợ quá hạn gốc/lãi/nợ quá hạn cả gốc + lãi; nợ quá hạn dưới 10 ngày, từ trên 10-dưới 90 ngày, từ trên 90 ngày đến dưới 180 ngày, trên 180 ngày đến 360 ngày, trên 360 ngày.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại.

(2) Chỉ tiêu nợ xấu

Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay mà khó hoặc không thể thu hồi được do KHDN đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn... Tại điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định “ Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Chỉ tiêu nợ xấu được tính như sau:

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá chất lượng tín dụng của hệ thống NHTM. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, tức rủi ro tín dụng càng cao. Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, từ 1 – 3% là tốt.

(3) Chỉ tiêu dự phòng RRTD

Theo thông tư 02/2013/TT – NHNN ban hành ngày 21/01/2013 thì “DPRR là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. DPRR gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung”. Chỉ tiêu DPRR tín dụng gồm 02 chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ trích lập DPRRTD cho biết chi phí phải bỏ ra để trích DPRR trên 1 đơn vị dư nợ cho vay ra của NHTM. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chi phí trích DPRR càng lớn, đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của NHTM càng thấp, rủi ro trong hoạt động cho vay lớn.

Hệ số bù đắp RRTD: là chỉ tiêu cho biết dự phòng RRTD được trích lập có khả năng bù đắp bao nhiêu so với khoản nợ có khả năng mất vốn (nợ xấu). Nó cũng cho thấy năng lực tài chính của NHTM có đủ để “dự phòng và bù đắp được” trước những khoản nợ có rủi ro cao, khả năng mất vốn lớn của ngân hàng hay không. Tỷ lệ này càng cao thì thể hiện khả năng dự phòng và bù đắp được rủi ro tín dụng của

ngân hàng càng cao, hay nói cách cách năng lực tài chính của ngân hàng càng mạnh.

DPRR của NHTM được sử dụng với mục đích là nhằm để bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của NHTM xảy ra trong trường hợp khách hàng phát sinh rủi ro, không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm xấu. Đối với các khoản nợ có vấn đề, NHTM sẽ sử dụng các biện pháp cụ thể với từng khoản, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ và biện pháp cuối cùng là XLRR trong trường hợp phát mại TSBĐ không đủ bù đắp khoản tổn thất.

1.1.3.2. Nhóm các chỉ tiêu gián tiếp

(1) Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Nếu chỉ tiêu này tăng trưởng quá nóng có thể dẫn tới việc ngân hàng mất kiểm soát chất lượng tín dụng. Cũng có những ngân hàng nhằm che giấu tỷ lệ nợ xấu cao đã tăng cường cấp tín dụng trước thanh tra. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng là tín hiệu về rủi ro tín dụng sẽ gia tăng trong tương lai.

(2) Cơ cấu danh mục tín dụng

Cơ cấu danh mục tín dụng phản ảnh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, nhóm khách hàng, kỳ hạn cho vay... vì vậy, RRTD không phản ánh trực tiếp thông qua chỉ tiêu này. Tuy nhiên, nếu cơ cấu danh mục quá tập trung vào một số ngành nghề/lĩnh vực/nhóm khách hàng nào đó, sẽ phản ánh RRTD tiềm ẩn trong hoạt động cho vay. Nếu ngân hàng quá tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào đó thì mức độ tập trung rủi ro cao. Để có thể giảm thiểu rủi ro, ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Cơ cấu danh mục thường được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau: + Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế

+ Cơ cấu tín dụng theo loại hình /thành phần kinh tế + Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay

+ Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ + Cơ cấu tín dụng theo TSĐB.

Ngoài ra, để kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay, các NHTM còn đưa ra giới hạn cho vay tối đa đối với 1 khách hàng/nhóm khách hàng/nhóm ngành nghề, lĩnh vực để tránh tình trạng “bỏ trứng vào 1 rổ”, tiềm ẩn rủi ro rất lớn. NHNN cũng đã có thông tư 36/2014/TT – NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ

cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w