Khái niệm và tác động tiêu cực của rủi ro hoạt động cho vay khách

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 28 - 31)

hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Khái niệm và phân loại rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động, còn được gọi là rủi ro tác nghiệp hay rủi ro vận hành, là loại rủi ro có mặt trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng nhưng lại khó lường nhất. Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam và trên thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và tài sản của NHTM.

Trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, công nghệ ứng dụng trong ngân hàng ngày càng hiện đại và đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng tài chính hiện nay, ngành ngân hàng cần phải cải cách mạnh mẽ để tăng cường quản trị rủi ro hoạt động. Ủy ban Basel đã đưa vấn đề rủi ro hoạt động vào nội dung sửa đổi Basel II. Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp hiện đại để quản trị rủi ro hoạt động theo Basel II.

Rủi ro hoạt động (RRHĐ) luôn hiện hữu hầu như trong tất cả các giao dịch và hoạt động của NHTM. Theo Basel về giám sát ngân hàng, “rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài”.

RRHĐ bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ về rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín”. Rất nhiều vụ RRHĐ nổi tiếng xảy ra gần đây trên thế giới và ở Việt Nam như vụ rủi ro tại Ngân hàng Societe Generale của Pháp năm 2008 làm thiệt hại 4,9 tỷ EUR. Hoặc vụ việc nhân viên điểm giao dịch của một NHTM nhà nước giả mạo chữ ký khách hàng “thụt két” tới 24 tỷ đồng. Tổ trưởng tổ kế toán một điểm giao dịch một NHTM cổ phần biển thủ 7 tỷ đồng cá độ bóng đá. Cán bộ kho quỹ một NHTM cổ phần rút ruột 1,28 tỷ đồng và 8 nghìn USD trái phiếu là tài sản cầm cố của khách hàng để chơi chứng khoán. Thanh toán viên chọn nhầm loại tiền từ VND thành AUD. Khách hàng chuyển 4 triệu VND bị hạch toán thành 4 triệu AUD (tương đương 48,5 tỷ VND).

Ủy ban Basel đã nhấn mạnh trong Basel II về vấn đề RRHĐ và quản trị RRHĐ của các NHTM bên cạnh hai loại rủi ro truyền thống là rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Bốn nguyên nhân có thể gây ra RRHĐ như con người (nhân viên gian lận, cố ý làm sai, NHTM mất hoặc thiếu nhân lực chủ chốt); quy trình (văn bản hợp đồng không đầy đủ, thiếu hướng dẫn; việc tuân thủ nội bộ và bên ngoài kém; sản phẩm quá phức tạp hoặc tư vấn tồi), hệ thống (đầu tư công nghệ không phù hợp, lỗi tích hợp từ vận hành hệ thống, lỗ hổng an ninh hệ thống). Và các yếu tố bên ngoài (các hành vi tội phạm, việc sử dụng nguồn lực bên ngoài không hợp lý, thảm họa, cơ sở hạ tầng chung kém). RRHĐ có thể mang lại những tổn thất rất lớn cho NHTM như: các trách nhiệm pháp lý gây ra cho NHTM, tài sản hoặc uy tín của NHTM bị tổn thất hay mất mát, giảm vốn kinh doanh hay mất vốn, giảm lợi nhuận …

RRHĐ được thể hiện thông qua việc: gian lận nội bộ, gian lận từ bên ngoài, thiệt hại về tài sản, lỗi hệ thống… Vì vậy, từ các nguyên nhân và ảnh hưởng của RRHĐ, NHTM phải thiết lập kế hoạch ngăn ngừa, giảm thiểu RRHĐ. Các sự kiện RRHĐ cần được phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân và ảnh hưởng, cũng như các tổn thất và đưa vào cơ sở dữ liệu của NHTM làm cơ sở cho việc quản trị RRHĐ trong tương lai. Các loại rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp bao gồm

- Rủi ro do Qui chế, Qui trình nghiệp vụ; - Rủi ro do cán bộ ngân hàng;

- Rủi ro do các nguyên nhân khác; - Rủi ro do tác động từ bên ngoài; - Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin.

1.1.2.2. Tác động tiêu cực của rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

(1) Đối với ngân hàng

(i) Rủi ro phát sinh trong cho vay làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:

Rủi ro trong cho vay xảy ra làm ngân hàng không thu hồi được gốc và/hoặc lãi vay. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải thanh toán chi phí huy động vốn, chi phí trích lập dự phòng rủi ro, chi phí hoạt động của ngân hàng… Ngân hàng không thu hồi được lãi khoản vay trong khi phải chịu chi phí hoạt động cao làm cho thu nhập của ngân hàng giảm, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trường hợp xảy ra rủi ro không thu hồi được gốc khoản vay, ngân hàng bị mất vốn kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển trung dài hạn của ngân hàng.

(ii) Rủi ro phát sinh trong cho vay làm giảm uy tín của các NHTM:

Ttrong hoạt động của ngân hàng, uy tín là một vấn đề lớn và được kèm theo thương hiệu của ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp và dân cư luôn quan sát hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Qua đó, họ đánh giá ngân hàng có đang dùng tiền của mình để hoạt động hiệu quả và an toàn không. Vì vậy, một ngân hàng cho vay các khách hàng không tốt, tỷ lệ nợ xấu nhiều sẽ ảnh hưởng tói uy tín của ngân hàng với không chỉ khách hàng mà còn với các cơ quan chức năng. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động cho vay phải được các ngân hàng quan tâm và kiểm soát chặt chẽ.

(iii) Rủi ro hoạt động cho vay làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các NHTM:

Hoạt động chủ yếu của các ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi đó các khoản tiền gửi vẫn phải thanh toán đúng hạn. Khi rủi ro cho vay tăng cao sẽ dẫn đến ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến phá sản.

Những hậu quả nặng nề có thế gây ra bởi rủi ro hoạt động cho vay buộc các ngân hàng phải luôn quan tâm đến việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt đông cho vay. Trong đó, nhấn mạnh các khâu như thiết lập chính sách, quy trình tín dụng, mô hình tổ chức quản lý rủi ro và quy trình quản lý rủi ro.

(2) Đối với kinh tế- xã hội

ngân hàng mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó, rủi ro hoạt đông cho vay nếu xảy ra ở quy mô lớn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với hệ thống tài chính của một quốc gia.

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại – hoạt động “đi vay để cho vay” Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Tổn thất của các ngân hàng làm gia tăng quan ngại về tài chính cũng như khả năng xảy ra sự đổ xô đi rút tiền ngân hàng, dẫn đến hệ thống ngân hàng có thể sụp đổ hoàn toàn.

Rủi ro hoạt động cho vay có thể khiến ngân hàng dè dặt hơn trong việc huy động hoặc bị các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay dẫn khiến cơ hội tiếp cận vốn cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng của khách hàng bị hạn chế, ảnh hường xấu đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Ở mức độ cao hơn, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn dẫn đến phá sản, thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và sự phát triển của một quốc gia.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w