Bối cảnh tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 96 - 99)

Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng

3.1.1.1. Môi trường kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới Đông Bắc, đất canh tác hạn chế, địa hình chủ yếu rừng, núi bao phủ chia cắt, hiểm trở, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh có đường biên giới giáp Quảng Tây – Trung quốc với nhiều cửa khẩu, lối mở thông thương giữa 2 nước, có một số lợi thế tự nhiên cho phát triển kinh tế, xã hội trong đó lợi thế nổi bật là kinh tế cửa khẩu, du lịch, nông nghiệp sạch. Ngoài ra, tỉnh cũng có tài nguyên khoáng sản và tiềm năng khai thác thủy điện, lâm nghiệp, tuy nhiên chỉ ở mức công suất nhỏ.

Tại QĐ số 512/QĐ-TTg ngày 11/04/2014, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Cao bằng đến năm 2020, định hướng 2025. Một số định hướng và chỉ tiêu phấn đấu giai đoạn 2020–2025 như sau:

- Định hướng phát triển

+ Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, cùng với tái cơ cấu kinh tế một cách hợp lý để phát huy có hieeujquar các thế mạnh tiềm năng của tỉnh.Nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và sức mạnh của các tiểu vùng, ngành động lực tăng trưởng

+ Phát triển công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản và dịch vụ là hai trụ cột phát triển kinh tế nhằm tạo dựng vững chắc cơ cấu nền kinh tế theo hướng dịch vụ- công nghiệp –nông nghiệp

+ Tăng cường liên kết kinh tế giữa Cao bằng và các tỉnh miền Đông Bắc, các tỉnh phía Tây và Tây Nam Trung quốc làm động lực tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế

- Một số chỉ tiêu chính trong giai đoạn 2021 -2025;

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 -2025 đạt 13.4%/năm, kinh ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân từ 18-20%/năm

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: cơ cấu các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông – lâm nghiệp – thủy sản tương ứng là 33.4%, 50%, 16.7%, GDP bình

quân/người đạt khoảng 5.143USD/năm.

3.1.1.2. Hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng tại địa bàn

Trên địa bàn hiện có 04 NHTM hoạt động gồm: BIDV, Agribank, Viettinbank, và Lienvietposbank. Tổng số điểm mạng lưới (chi nhánh cấp 1,2 và PGD) của các NHTM là 32, nhân sự (ước tính) có khoảng hơn 600 lao động.

Hoạt động của các NHTM nhìn chung tăng trưởng ổn định, an toàn. Với 3 NHTM nhà nước chiếm thị phần lớn tại địa bàn nên hệ thống đã triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng bám sát chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và chỉ đạo của NHNN tỉnh, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của mọi thành phần kinh tế tại địa bàn. Tuy nhiên, do là tỉnh miền núi biên giới, kinh tế còn kém phát triển nên tổng quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn vẫn còn ở mức khá thấp.

Mặc dù số lượng NHTM hoạt động không nhiều nhưng do quy mô thị trường nhỏ hẹp, số lượng khách hàng ít, kinh tế kém phát triển nên mức độ cạnh tranh diễn ra gay gắt. So với các NHTM trên địa bàn, quy mô hoạt động huy động vốn, tín dụng của chi nhánh BIDV Cao Bằng đứng thứ 2, sau Agribank, tuy nhiên về năng suất lao động (Số dư nợ bình quân, HĐV bình quân/cán bộ, lợi nhuận trước thuế bình quân/cán bộ) của chi nhánh hiện đang ở mức cao nhất trên địa bàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, hoạt động của Chi nhánh BIDV Cao Bằng chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng trên địa bàn, thị phần tiếp tục theo xu hướng phân chia lại. Nguyên nhân chủ yếu là do có thêm Lienivietpostbank tham gia vào thị trường từ cuối năm 2017, đưa ra nhiều chính sách khách hàng ưu đãi về lãi suất, phí nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng, đặc biệt là hoạt động HĐV dân cư và dịch vụ thanh toán trong nước. Vì vậy, HĐV chi nhánh có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức tăng bình quân của địa bàn, thu dịch vụ hàng năm cũng đạt thấp hơn mức bình quân các chi nhánh trong khu vực và hệ thống.

3.1.1.3. Thuận lợi khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam –Chi nhánh Cao Bằng

* Thuận lợi

kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có nhiều điểm sáng trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Đời sống nhân dân dần được cải thiện, tình hình trật tự, an ninh, chính trị biên giới được giữ vững.

- Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương về cơ chế chính sách phát triển kinh tế, môi trường kinh doanh; sự quan tâm, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh; đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của BIDV.

- BIDV có bề dày truyền thống với hơn 60 năm xây dựng và phát triển; có nền khách hàng ổn định gắn bó; sản phẩm dịch vụ của BIDV xây dựng được uy tín, khẳng định được thương hiệu với khách hàng và thị trường

- Trụ sở chi nhánh được hội sở chính BIDV quan tâm đầu tư xây mới hiện đại, đồng bộ, bảo đáp đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường làm việc, không gian giao dịch chuẩn nhận diện thương hiệu BIDV, tạo được ấn tượng và niềm tin cho khách hàng tại địa bàn

- Tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ đoàn kết, đồng thuận, quyết tâm trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên luôn phát huy tốt vai trò, định hướng, tập hợp, động viên cán bộ người lao động nỗ lực, cống hiến vì sự phát triển của chi nhánh.

* Khó khăn

- Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh còn thấp, tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so mục tiêu đề ra. Do đó, nguy cơ tụt hậu và tổn thương cao hơn so với mặt bằng phát triển chung của cả nước. Quy mô thu ngân sách nhà nước còn ở mức thấp, phụ thuộc rất lớn vào nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương. Hệ thống giao thông kết nối với các vùng khác rất hạn chế, việc giao thương buôn bán rất khó mở rộng, là “điểm nghẽn” chính cản trở phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư của địa bàn

- Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ít, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện nhỏ, thi công xây lắp. Trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ còn thấp, năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng; Khả năng quản trị, chống đỡ rủi ro khi môi trường kinh doanh suy giảm còn hạn chế. Do đó, việc phát triển khách hàng mới, tìm kiếm các dự án thực sự hiệu quả để đầu tư để tăng trưởng tín dụng trên

địa bàn gặp nhiều khó khăn.

- Quy mô của thị trường nhỏ bé, tốc độ tăng chậm nên áp lực cạnh tranh, chia sẻ thị phần trong hoạt động kinh doanh nói chung diễn ra ngày càng gay gắt.

- Mạng lưới giao dịch còn hạn chế về số lượng và địa bàn phân bổ. Trụ sở của các phòng giao dịch đều chưa ổn định. rụ sở của Chi nhánh mới được xây dựng chi phí đầu tư lớn nên chi phí khấu hao và chi phí quản lý kinh doanh tăng cao, áp lực trong việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận đề ra hàng năm sẽ gặp khó khăn hơn.

+ Chất lượng tín dụng mặc dù được kiểm soát, tuy nhiên do cơ cấu tín dụng vẫn tập trung nhiều ở nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, tập trung trong một số lĩnh vực chế biến khoảng sản, sản xuất vật liêu xây dựng... tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w