Những hạn chế của giáo dục THCS huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 62 - 65)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Những hạn chế của giáo dục THCS huyện Phú Lương

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, giáo dục Trung học cơ sở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế sau:

Về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học mặc dù được sự quan tâm của các cấp song nguồn lực tài chính còn hạn hẹp. Cơ sở vật chất các trường đã có những thay đổi song so với yêu cầu còn hạn chế. Có những trường đạt chuẩn

quốc gia đã hết giai đoạn 05 năm đến thời kì kiểm tra công nhận lại phải đầu tư sữa chữa nhiều. Chính vì vậy, số trường đạt chuẩn quốc gia còn hạn chế so với một số huyện khác trong tỉnh. Do đó, tỉ lệ có trường đạt chuẩn ở Phú Lương vẫn đứng sau Phổ Yên, Sông Công, Đại Từ, Phú Bình, Thành Phố Thái Nguyên và Đồng Hỷ.

Các phòng bộ môn như phòng bộ môn vật lý, hóa học, tiếng anh còn thiếu thiết bị, đồ thí nghiệm phục vụ cho dạy và học, cơ sở vật chất nhiều xã bảo quản chưa tốt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học.

Hệ thống nước uống, nhà công vụ cho giáo viên, nhà vệ sinh, nhà để xe của giáo viên và học sinh của một số trường chưa được đảm bảo, đầu tư và đang xuống cấp. Một số trường ở vùng khó khăn của huyện Phú Lương còn thiếu và thường xuyên hỏng hệ thống quạt mát, bóng điện, rèm, máy chiếu.

Nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể một số địa phương chưa đầy đủ, còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, vào ngành chưa thật sự đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Kinh phí chi thường xuyên phục vụ cho dạy và học còn quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao, trong khi khả năng đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn hạn chế.

Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

Một số cán bộ quản lý còn hạn chế trong công tác quản lý, nhất là quản lý về tài chính, trong thực hiện quy chế dân chủ công khai.

Đội ngũ giáo viên còn bất cập so với nhu cầu đổi mới. Sự thay đổi trong phương pháp dạy học của giáo viên còn chậm, chưa hiệu quả. Một trong những lí do là mức lương và phục cấp cho giáo viên còn thấp và để đảm bảo nhu cầu cuộc sống, nhiều giáo viên tham gia làm thêm bên ngoài. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng dạy học của giáo viên.

Đội ngũ giáo viên cốt cán các ngành học và cấp học còn mỏng, chưa phát huy được tác dụng vai trò nòng cốt nhất là phát triển chất lượng đội ngũ hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi.

Chất lượng đội ngũ chưa tương xứng với tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo. Tuy số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi trong các kì thi, cuộc thi cấp tỉnh tương đối cao song vẫn chưa cải thiện được đáng kể về thứ hạng trong tỉnh.

Việc cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã được chú ý, song ở một số trường vùng sâu, vùng xa thực hiện chưa triệt để.

Việc đánh giá xếp loại viên chức, chuẩn cán bộ quản lý còn nặng về hình thức, chưa thực sự có tác dụng trong việc thay đổi hiệu quả công việc. Công tác tự bồi dưỡng nhà giáo còn hình thức, thiếu động lực và hiệu quả.

Ý thức học tập của một số học sinh sút kém do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả những tiêu cực của đời sống xã hội. Một bộ phận học sinh còn yếu kém về nhận thức chính trị, đạo đức, về kiến thức văn hoá. Một số học sinh tuy đỗ tốt nghiệp THCS nhưng thiếu hiểu biết về xã hội và nhân văn, về kĩ năng thực hành, phương pháp tư duy; khả năng vận dụng kiến thức vào sản xuất đời sống hạn chế, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu lao động sản xuất cho nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng ở một số xã vùng sâu như xã Hợp Thành, Yên Ninh, Yên Lạc còn cao, do vậy ít nhiều ảnh hưởng đến công tác quản lý và việc nâng cao chất lượng dạy và học. Điều kiện kinh tế - xã hội ở nhiều xóm, bản còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, dẫn đến nhiều cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.

Về chất lượng giáo dục chưa được như mong muốn

Mặc dù trong những năm qua, chất lượng giáo dục đã được nâng lên, song chưa đồng đều giữa các vùng miền. Chất lượng học lực của học sinh 04 trường THCS vùng đặc biệt khó khăn còn yếu kém (THCS: Hợp Thành, Yên Ninh, Yên Lạc, Yên Trạch).

Chất lượng giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém hiệu quả chưa cao. Tỉ lệ và chất lượng giải trong các kì thi, cuộc thi cấp tỉnh, cấp

quốc gia còn hạn chế. Phổ cập giáo dục một số trường trong Huyện chưa đạt vì kinh tế còn khó khăn.

Chất lượng giáo dục chuyển biến chưa thực sự đồng bộ và mạnh mẽ. Mặc dù huyện đã được công nhận phổ cập giáo dục Trung học cơ sở nhưng có một số địa phương kết quả đạt chưa vững chắc như: Yên Lạc, Yên Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)