Các hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 49 - 55)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2. Các hoạt động giáo dục

Hoạt động là sự tương tác giữa chủ thể - đối tượng, nhằm biến đổi đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể đặt ra để tạo ra sản phẩm. Dưới tác động chủ đạo của giáo viên, người học chủ động thực hiện hoạt động để lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học và phẩm chất, nhân cách.

Hoạt động giáo dục là hoạt động được tổ chức hàng năm theo những chương trình, kế hoạch. Là sự tương tác giữa thầy và trò để thực hiện các hoạt động nhằm lĩnh hội các tri thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và phẩm chất, nhân cách.

Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân nhằm chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động; Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Từ năm 1997 đến năm 2017, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục huyện đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học và khung phân phối chương trình đã quy định.

Trong 5 năm từ 1997 - 2002, Phòng giáo dục - đào tạo và các trường THCS trên địa bàn huyện thực thiện tốt chương trình của Bộ giáo dục quy định. Tập trung cho chất lượng giáo dục toàn diện về giáo dục lí tưởng, chính trị đạo đức, giáo dục thể chất, thẩm mỹ, lối sống, giáo dục quốc phòng, dân số môi trường và nâng cao chất lượng giáo dục dạy nghề, hướng nghiệp, học ngoại ngữ, tin học. Đồng thời, tăng cường các biện pháp giáo dục phòng và chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác. Các trường THCS ở huyện Phú Lương đã đưa vào giảng dạy Lịch sử, Địa lý địa phương, tổ chức các buổi ngoại khóa và bước đầu đạt hiệu quả. Giáo dục thể chất được tổ chức 1-2 tiết/ tuần xen kẽ với các môn văn hóa.

Trong những năm 2003 - 2007, huyện Phú Lương đã thực hiện các loại hình đào tạo và đưa ra nhiều giải pháp để thu hút học sinh là con em lao động được đi học, đảm bảo tuyển sinh vào lớp 6 hàng năm đạt từ 95% trở lên.

Trong năm học 2008 - 2009 Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Phú Lương chỉ đạo các trường dạy môn học tự chọn Tin học ở 14 trường THCS. Đã có 17/17 trường THCS thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng phù hợp với đối tượng học sinh. Thực hiện kiểm tra định kì theo ma trận đề, các bài kiểm tra cuối kì đảm bảo thời gian tối thiểu 50% cho các nội dung thông hiểu và vận dụng.

Việc đánh giá các môn năng khiếu Thể dục, Mĩ Thuật, Âm nhạc và môn Giáo dục công dân được các trường thực hiện nghiêm túc theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS.

Những năm gần đây việc dạy và học ở các trường THCS huyện Phú Lương đã được đổi mới về phương pháp. Năm học 2012 - 2013, Phòng Giáo

dục và đào tạo huyện đã tổ chức và chỉ đạo các trường THCS tập huấn cho giáo viên về đổi mới phương pháp, dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới kiểm tra đánh giá, tổ chức biên soạn đề kiểm tra môn Giáo dục công dân và môn Công nghệ. Việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu được các trường THCS thực hiện nghiêm túc, có kế hoạch cụ thể.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được quan tâm. Các trường THCS trên địa bàn huyện đã vận dụng đưa những trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi vào hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ tại các xã, thị trấn, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, địa điểm Bác Hồ về thăm trường thanh niên XHCN của huyện, đền thờ Dương Tự Minh được các học sinh các trường THCS chăm sóc, nhất là dịp 27/7. Tất cả các trường THCS đã phối hợp với các ngành, đơn vị thực hiện tốt việc đảm bảo “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) cho 100% học sinh với nhiều hình thức quyên góp, ủng hộ, kết quả không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở. Giáo dục nhân văn, giáo dục pháp luật cho học sinh luôn được chú trọng. Các trường đã phát huy tốt tiết dạy môn Giáo dục công dân, phối hợp với các đoàn thể trong ngoài trương tổ chức tốt các hoạt đông ngoài trời giờ lên lớp như: Mít tinh kỉ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức ngày tết trồng cây, vệ sinh môi trường và các hoạt động tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Các trường THCS trên địa bàn huyện tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh qua việc lồng ghép nội dung các môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và cơ quan công an trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học. Tổ chức và tham gia các sự kiện thể dục thể thao của học sinh trong các năm học đạt hiệu quả cao. Tổ chức thăm khám sức khỏe định kì và phân loại sức khỏe cho học sinh theo quy định thực hiện các chương trình phòng chống dịch bệnh.

Phú Lương là một huyện miền núi gồm nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Trên địa bàn huyện còn nhiều xóm, xã có cuộc sống khó khăn. Do đó, từ năm 1997 tới nay, phòng Giáo dục huyện đã thực hiện tốt các chế độ, chính

sách ưu đãi đối với học sinh diện chính sách xã hội, học sinh miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách đối với học sinh diện chính sách xã hội, học sinh miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Việc thực hiện mức thu, chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Thực hiện đúng theo Văn bản số 353/LS/TC- GDĐT ngày 18/10/2016 của Liên sở Tài Chính - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện mức thu, chính sách miễn giảm học, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Làm tốt công tác quyên góp ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong 3 năm học từ 1997 đến năm 2000 các trường THCS trên địa bàn huyện đã tổ chức quyên góp được tiền (gần 10 triệu đồng), sách, vỡ cho các học sinh nghèo. Trong những năm 2001 đến 2005, phong trào “lá lành đùm lá rách” trên các đơn vị trường THCS huyện Phú Lương vẫn được phát huy. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được giúp đỡ và có cơ hội trở lại trường.

Trong năm học 2008 - 2009, có 03 khu vực tổ chức quyên góp với số tiền 26.670.000 [45, tr2]. Nhiều học sinh nhờ có khoản hỗ trợ này đã được đến lớp học, điển hình là một học sinh trường THCS Yên Trạch bị bại liệt đã được đến trường nhờ được hỗ trợ 500.000 đồng cho việc đưa đón hàng ngày. Đây cũng được coi là một sáng kiến trong phong trào thi đua. Trong năm học 2016 - 2017, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Hội chữ thập đỏ tổ chức khởi công xây dựng nhà nhân đạo cho một học sinh trường THCS Dương Tự Minh 30 triệu đồng [54, tr.6].

Công tác xã hội luôn được đẩy mạnh. Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã quan tâm chỉ đạo tốt các ban ngành, đoàn thể từ huyện xã đặc biệt là Hội đồng giáo dục, hội khuyến học đã góp phần tích cực trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng các cơ sở giáo dục, chính quyền các nhà trường đã có sự phối kết hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn, đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh… Đổi mới các hoạt động thi đua, khen thưởng. Tổ chức tốt các chủ điểm trong năm học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức thao giảng, hội giảng… Công tác củng cố xây dựng tổ chức Đảng trong trường học đã có nhiều chuyển biến đáng khích lệ. Tuy nhiên, số Đảng viên kết nạp không đều hàng năm và không đều giữa các đơn vị trường.

Tiểu kết chương 2

Trong 20 năm, từ năm 1997 đến năm 2017, giáo dục THCS huyện Phú Lương đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống trường, lớp và cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng đạt chuẩn hóa và không ngừng nâng cao trình độ., luôn thực hiện đúng chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và luôn học hỏi, sáng tạo trong giảng dạy. Các trường THCS huyện Phú Lương thực hiện nghiêm túc chủ trương, chương trình giáo dục của Bộ và chỉ đạo của Sở về giáo dục THCS do Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định và đưa các chương trình giáo dục này vào hoạt động có hiệu quả tại địa phương.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC THCS HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)