Đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 41 - 44)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh Trung học cơ sở

Giáo viên là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục. Do đó, Phòng Giáo dục huyện Phú Lương luôn quan tâm đến chất lượng cũng như đời sống của cán bộ, giáo viên. Từ năm 1997 - 2017, cùng với sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo, đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Phú Lương đã có những chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng được nâng cao, năng lực quản lý ngày càng được củng cố và phát huy hiệu quả công tác.

Năm những học từ 1997 đến năm 1999, Giáo viên ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Phú Lương còn thiếu, nhất là một số điểm trường lẻ. Năm học 1997 - 1998 đạt tỉ lệ 1,01 giáo viên/ lớp (256 giáo viên), đến năm học 1998 - 1999 đạt tỉ lệ 1,05 giáo viên / lớp (258 giáo viên). Bằng sự quan tâm và cố gắng của các cấp ủy, Đảng từ năm học 1999 - 2000, xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Đảm bảo định mức giáo viên/ lớp của từng bậc học. Trong đó, bậc THCS đảm bảo đủ định mức theo quy định tại

thông tư 35. Năm học 2008 - 2009 đạt tỷ lệ 2,41 giáo viên/ lớp, đến năm học 2014 - 2015 đạt tỷ lệ 2,48, đủ nhân viên các loại. Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT. Kết quả trình độ đào tạo cấp THCS vượt so với chỉ tiêu đề ra tại Quyết định 09/2005/QĐ-TTg, trong năm học 2010 - 2011 đạt chuẩn 254/519 giáo viên (49%), trên chuẩn 265/519 giáo viên (51%) và đến năm học 2016 - 2017 đạt 73,8%. Điều này có tác dụng lớn đến nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng, thực hiện Quyết định 09/2005/QĐ-TTg, xậy dựng đội ngũ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; tích cực động viên và tạo điều kiện để giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Triển khai thực hiện nghiêm túc việc áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Năm học 2010 - 2011 thực hiện tổng kết 5 năm thực hiện “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”. Kết quả 5 năm thực hiện đổi mới trong công tác giáo dục bằng hình thức tổ chức các chuyên đề, triển khai thực hiện nghiêm túc các lớp bồi dưỡng hè, bồi dưỡng theo chương trình sách giáo khoa mới cho cán bộ giáo viên theo chỉ đạo của sở Giáo dục và đào tạo, động viên tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng chuẩn.

Năm học 2009 - 2010 Phòng Giáo dục và đào tạo đã tham mưu với Ủy ban Nhân dân huyện thực hiện đánh giá xếp loại Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở căn cứ vào các thông tin: Ý kiến của giáo viên thông qua hình thức phiếu tín nhiệm và ý kiến nhận xét đánh giá của tập thể Ban thường vụ xã, đảng ủy xã, thị trấn; Kết quả kiểm tra của lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo về hồ sơ, công tác quản lý của Hiệu trưởng.

Phòng Giáo dục và đào tạo và các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Lương đã tổ chức nhiều chương trình, đề án, các cuộc vận động như phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, “chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong

giáo dục”, “nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”; Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của Bộ Giáo dục và đào tạo. Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh thường niên để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục.

Năm học 2016 - 2017, đã có 108 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện. Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; khuyến khích, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đến năm 2017, có trên 90% cán bộ quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở giáo viên Trung học cơ sở huyện Phú Lương là việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số giáo viên cao tuổi còn chậm, việc tiếp cận công nghệ thông tin, năng lực chuyên môn còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên cốt cán các ngành học và cấp học còn mỏng, chưa phát huy được tác dụng vai trò nòng cốt nhất là phát triển chất lượng đội ngũ hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tình trạng vừa thừa vừa thiếu ở một số bộ môn dẫn tới một số giáo viên phải dạy nhiều tiết hơn so với quy định, một số giáo viên dạy trái ban, điều đó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa thực sự nỗ lực và cố gắng trong chuyên môn. Mặc dù trình độ đào tạo trên chuẩn cao nhưng năng lực của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Thành tích thi giáo viên dạy giỏi tương đối cao song vẫn chưa cải thiện được thứ hạng trong tỉnh.

Từ năm 1997 đến năm 2017, số lượng học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Lương có nhiều thay đổi (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3. Số học sinh THCS huyện Phú Lương qua một số năm học Năm học 1997 - 1998 1998 - 1999 2001 - 2002 2004 - 2005 2008 - 2009 2012 - 2013 216 - 2017 Số học sinh 9389 9517 9304 8358 6079 5834 5730

[Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu các năm trên cơ sở phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Lương cung cấp]

Qua bảng số lượng trên ta thấy số lượng học sinh giảm tương đối nhanh. Số lượng học sinh THCS giảm từ 9517 em năm 1998 - 1999 xuống còn 8358 em năm 2005 và giảm đều qua các năm học. Một trong những nguyên nhân chính là do địa phương đã thực hiện tương đối tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình. Tuy vậy số lớp toàn huyện giảm không nhiều do phân chia số học sinh bình quân/lớp ngày một giảm.

Chất lượng giáo dục tiến bộ qua các năm, điều này được thể hiện ở số lượng học sinh giỏi, khá qua các năm học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học được tuyển sinh vào lớp 6 luôn luôn đạt ở mức cao (trên 99%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)