Tình hình giáo dục từ năm 1986 đến năm 1996

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 25 - 28)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Tình hình giáo dục từ năm 1986 đến năm 1996

Năm 1986 là mốc đánh dấu mở đầu cho công cuộc đổi mới một cách toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội ở Việt Nam. Đối với giáo dục, phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo, hình thức trường, lớp, ban hành quy chế các trường, lớp dân lập và tư thục.

Hưởng ứng công cuộc đổi mới của Đảng, bên cạnh ra sức phát triển kinh tế trên mọi lĩnh vực công, nông, lâm nghiệp, huyện Phú Lương còn quan tâm đầu tư trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, trong thời kì sau đổi mới, kinh tế huyện Phú Lương gặp nhiều khó khăn và rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Kéo theo đó giáo dục huyện có nhiều biểu hiện đi xuống so với thời kì trước. Mặc dù số học sinh đi học vẫn tăng lên qua các năm (năm 1989 tăng 1.182 em so với năm 1986) nhưng kết quả học tập của học sinh giảm sút nghiêm trọng, học sinh lưu ban ngày càng tăng, học sinh bỏ học cũng ngày càng nhiều lên (năm học 1986 - 1987 có 3,5% học sinh bỏ học, thì con số này tăng lên 10% trong năm học 1988 - 1989). Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp các cấp đều giảm nhiều so với giai đoạn trước. Nếu như trước đây, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp luôn đạt trên 80%, thì đến năm 1987 giảm xuống còn 73,8%, con số này đến năm 1988 giảm còn 61,08% và đến năm 1989, chỉ đạt 34,7%.

Giáo dục huyện Phú Lương có những yếu kém trên phần lớn là do công tác quản lý, lãnh đạo của huyện còn bỡ ngỡ, ít kinh nghiệm trong việc đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu sang xã kinh tế xã hội chủ nghĩa. Để khắc phục những hạn chế này, các cấp chính quyền của huyện Phú Lương đã kịp thời kiểm điểm đồng thời có những định hướng, triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng giúp cho kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng vượt qua khó khăn và có bước tiến mới.

Trong thời kì những năm 1991 - 1995, với những quyết tâm cũng như nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, sự giúp đỡ của

toàn thể các ngành, quần chúng nhân nhân, giáo dục cả 3 cấp học, ở các ngành học đều phát triển. Trên toàn địa bàn huyện có 12 trường mẫu giáo, trường tiểu học và phổ thông cơ sở là 36 trường, phổ thông trung học là 1 trường, trường liên cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học là 1 trường. 98% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường với tổng số học sinh hơn 31 nghìn em. Tuy tỉ lệ học sinh theo học đến bậc trung học phổ thông là khá thấp (năm 1991 có 314 học sinh chỉ chiếm 1,5% tổng số học sinh phổ thông, đến năm 1995 con số này đạt cao nhất cũng chỉ có 927 học sinh chiếm 1,5 tổng số học sinh phổ thông). Tuy nhiên, tổng số học sinh phổ thông vẫn tăng đều qua các năm với khoảng gần 1.500 học sinh.

Cũng trong giai đoạn 1991 - 1995, với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, lớp, quyết tâm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học. Nhờ những cố gắng trên của Phòng Giáo dục huyện Phú Lương đã xây dựng thêm thiều lớp học.

Năm 1991, tổng số lớp học trên toàn huyện Phú Lương là 734 thì đến năm 1995 tổng số lớp tăng lên 892. Cơ sở vật chất được đầu tư là điều kiện thuận lợi cho thầy và trò yên tâm dạy và học, giúp cho thành tích dạy và học được duy trì và từng bước được phát triển. Điều này được thể hiện ở học sinh lên lớp và tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp tăng đều qua các năm. Học sinh đỗ tốt nghiệp cả 3 cấp luôn đạt trên 95 %. Giáo viên luôn phấn đấu để đạt chuẩn, thi đua đạt thành tích giáo viên giỏi các cấp huyện, tỉnh. Trong năm học 1994 - 1995 đã có 15 thầy cô giáo đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh là 3 thầy, cô giáo. Công tác phổ cập tiểu học được quan tâm. Đến năm 1995, đã có 24/26 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học. Bên cạn đó, việc dạy và học ngoại ngữ đã bắt đầu được phát động ở các trường học [38, tr.255].

Tiểu kết chương 1

Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với lòng yêu nước của các dân tộc sinh sống trong huyện là yếu tố thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Từ năm 1954 đến năm 1997, cùng với những thăm trầm của lịch sử dân tộc, nhân dân huyện Phú Lương ra sức xây dựng quê hương, đặc biệt là văn hóa - giáo dục. Giáo dục huyện Phú Lương bước đầu xây dựng được các hệ thống trường, lớp cơ bản đáp ứng được yêu cầu xóa nạn mù chữ và nhu cầu học tập của nhân dân. Tuy nhiên, giáo dục huyện Phú Lương còn những hạn chế về cơ sở vật chất, giáo viên, trình độ dân trí của người dân. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, của nhân dân là động lực quan trọng giúp cho giáo dục huyện Phú Lương có bước phát triển trong thời gian tới.

Chương 2

TÌNH HÌNH GIÁO DỤC THCS HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)