Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 36 - 41)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất

Từ năm 1997 đến năm 2017, để thực hiện các chủ trương Đảng Nhà nước đề ra, huyện Phú Lương đã xây dựng nhiều trường, lớp học phù hợp với tình hình kinh tế, nhu cầu học tập của địa phương.

Bảng 2.1. Số trường THCS trên địa bàn huyện Phú Lương (1997 - 2017) Năm học Số trường Số lớp 1997 - 1998 17 254 1998 - 1999 17 259 1999 - 2000 17 245 2000 - 2001 17 250 2001 - 2002 16 224 2002 - 2003 16 228 2003 - 2004 16 230 2004 - 2005 16 235 2005 - 2006 16 213 2006 - 2007 16 212 2007 - 2008 16 208 2008 - 2009 16 195 2009 - 2010 16 177 2010 - 2011 16 177 2011 - 2012 16 185 2012 - 2013 17 186 2013 - 2014 17 186 2014 - 2015 17 189 2015 - 2016 17 187 2016 - 2017 17 182

[Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu các năm trên cơ sở phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Lương cung cấp]

Phú Lương là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn. Cơ sở trường, lớp luôn được các cấp Ủy, Đảng và Sở Giáo dục - đào tạo, Phòng Giáo dục - đào tạo quan tâm và đầu tư. Năm học 1997 - 1998 huyện đã xây dựng mới được 11 phòng học, mua sắm được nhiều trang, thiết bị đồ dùng dạy - học cho các trường số phòng học tạm còn tương đối nhiều (142 phòng học cấp 4 và 36

phòng học tạm), số bàn ghề của giáo viên và học sinh đúng quy cách còn thiếu. các trang thiết bị cần thiết như thư viện, thí nghệm còn thiếu và yếu. Tuy nhiên, nhiều trường các em học sinh phải học trong lớp tạm, nền đất, sân đất, mái bằng tấm lợp xi măng. Hệ thống điện chiếu sáng, rèm che nắng, quạt mát còn thiếu và yếu. Do đó, vào những ngày hè nóng lớp học oi nóng và bụi.

Năm học 1999 - 2000, với số vốn ADB và vốn của địa phương, huyện Phú Lương xây dựng thêm được 18 phòng học (trường THCS Yên Đổ là 10 phòng, trường THCS Sơn Cẩm 2 là 8 phòng). Năm học này, toàn huyện không có trường học 3 ca. Đến năm học 2001 - 2002, số phòng học kiên cố là 60, phòng học cấp 4 lả 130, phòng học tạm là 31. Đến năm học 2002 - 2003 có 16 trường với 228 lớp học. Đảm bảo mỗi xã đều có một trường THCS. Các trường, lớp được đầu tư tu sửa, kiên cố hóa. Tuy nhiên, hệ thống phòng học đa chức năng, phòng thí nghiệm và trang thiết bị cho các môn học như vật lý, hóa học, tiếng anh còn thiếu. Hệ thống các công trình vệ sinh, sân chơi bê tông, khuôn viên xuống cấp.

Trong năm học 2008 - 2009, phòng Giáo dục đào tạo huyện Phú Lương cho xây dựng tổng cộng được 10 phòng học kiên cố (trong đó trường THCS Giang Tiên 4 phòng và trường THCS Hợp Thành là 6 phòng). Đến năm học tiếp theo, tiếp tục thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh thực hiện án kiên cố hóa trường, lớp, nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 đảm bảo đúng mục tiêu và tiến độ. Năm học 2016 - 2017, toàn huyện có 17 trường THCS với 187 lớp với nhiều thiết bị dạy và học được bổ sung cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập của con em địa phương. Cũng trong năm học này, các nhà trường đã huy động được nguồn kinh phí cùng với sự đóng góp với nhà trường trong việc tu sửa trường, lớp, công trình vệ sinh, xây tường bao, mua sắm bàn ghế, nhà để xe… Với tổng kinh phí huy động được trong năm học là 1.400.000.000 đã xây dựng được 12

phòng học kiên cố, sửa chữa 4 phòng học, cải tạo 2 nhà hiệu bộ và 01 nhà chức năng, xây mới 01 nhà vệ sinh cho học sinh.

Bảng 2.2. Số trường, lớp khối THCS năm học 2016 - 2017

STT Trường THCS Số lớp 1 Cổ Lũng 14 2 Dương Tự Minh 8 3 Động Đạt I 7 4 Giang Tiên 8 5 Hợp Thành 11 6 Phấn Mễ I 10 7 Phấn Mễ II 10 8 Phú Đô 11 9 Sơn Cẩm I 16 10 Sơn Cẩm II 8 11 Thị trấn Đu 13 12 Tức Tranh 16 13 Vô Tranh 13 14 Yên Đổ 14 15 Yên Lạc 9 16 Yên Ninh 10 17 Yên Trạch 9 Toàn cấp học 187

[Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu các năm trên cơ sở phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Lương cung cấp]

Thực hiện Nghị quyết số 422/NQ-UBTVQH14 ngày 18/8/2017 của Ủy ban thường vụ quốc hội về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, năm học

2017 - 2018 trường THCS Sơn Cẩm I đã được bàn giao về Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên.

Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới dạy và học được đẩy mạnh. Từ năm 1997 đến trước năm 2005, việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường THCS trong huyện còn rất ít và gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn về kinh tế, cơ sở vật chất. Các trường trên địa bàn huyện chưa có hệ thống máy chiếu để phục vụ việc dạy - học. Nhưng từ năm 2005 trở lại đây, việc sử dụng công nghệ thông tin đã được thực hiện thường xuyên hơn trong quản lý và dạy học, nhất là ở cấp THCS.

Tính đến năm học 2009 - 2010, tất cả các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Lương đã kết nối Internet. Máy tính được nối mạng là 80/234 máy. Các trường THCS trên địa bàn huyện tích cực sử dụng hợp lý ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy - học thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo và Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên. Mỗi giáo viên đều chủ động soạn và giảng bằng thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ khi có điều kiện, giúp cho bài học dễ hiểu, sinh động, học sinh thích thú. Bên cạnh đó, 100% các trường THCS trong huyện sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục. Sử dụng một số phần mềm ứng dụng, quản lý và hỗ trợ soạn giảng… để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Các trường đều có website hoạt động hiệu quả, phản ánh được các hoạt động của nhà trường, đây là kênh thông tin kết nối nhà trường, gia đình và học sinh.

Về công tác thư viện. Từ năm học 1997 đến năm 2000, Thư viện, sách, tài liệu tham khảo các trường THCS huyện Phú Lương còn rất ít và có nhiều trường ở khu lẻ không có thư viện. Từ năm 2001trở lại đây, công tác thư viện được quan tâm. Phòng Giáo dục đào tạo Phú Lương tiếp tục chỉ đạo các trường THCS trên toàn huyện tích cực xây dựng nguồn tài nguyên trong thư viện, thường xuyên bổ sung tài liệu, đảm bảo chất lượng và số lượng, phong phú về chủng loại, cân đối về thành phần xây dựng môi trường đọc, không gian đọc

thân thiện, an toàn. Sử dụng hiệu quả hợp lý nguồn kinh phí cho công tác thư viện. Tính đến tháng 5/2017, toàn huyện có 15/17 thư viện khối THCS (thư viện của các trường THCS: Cổ Lũng, Dương Tự Minh, Động Đạt I, Giang Tiên, Hợp Thành, Phấn Mễ I, Phấn Mễ II, Phú Đô, Sơn Cẩm I, Sơn Cẩm II, Thị Trấn Đu, Tức Tranh, Vô Tranh, Yên Đổ, Yên Lạc) đạt chuẩn chiếm tỉ lệ 88,2% [54, tr.14].

Mặc dù được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước, song hiện nay cơ sở vật chất trường học của một số đơn vị trong huyện còn gặp khó khăn. Nhiều trường chưa có đủ phòng học bộ môn, thiết bị đồ dùng dạy học và đồ dùng thí nghiệm còn thiếu, khó khăn về kinh phí để sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất đã xuống thấp. Cơ sở vật chất các trường tuy có sự thay đổi song so với toàn tỉnh là chậm vì khả năng xã hội hóa có hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)