Chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 44 - 49)

6. Bố cục của luận văn

2.3.1. Chương trình giáo dục

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông gồm 2 bậc học: Tiểu học và Trung học. Trong bậc Trung học có 2 cấp: Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông. Trong đó, giáo dục Trung học cơ sở là một khâu quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo, là một bộ phận hữu cơ của giáo dục phổ thông, nằm trong cấu trúc của hệ thống giáo dục quốc dân.

Chương trình Giáo dục Trung học cơ sở nhằm mục đích giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học. Có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp và học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Phú Lương tiến hành cho các trường THCS trên địa bàn Huyện triển khai đầy đủ các chương trình giáo dục do Bộ quy định.

Từ năm 1997 đến năm 2002, chương trình giáo dục THCS ở huyện Phú Lương thực hiện giảng dạy đầy đủ các môn học: Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, dạy nghề. Trong đó, môn Tiếng Anh bắt đầu được dạy đại trà ở các trường trong Huyện. Học sinh lớp 9 được tham gia học và thi một nghề do các em đăng kí: điện, nông nghiệp, nấu ăn, thêu… Tuy nhiên, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên dạy nghề còn hạn chế nên học sinh học nghề dừng lại ở việc được cộng điểm trong kì thi tốt nghiệp THCS.

Phương pháp giáo dục đã được cải thiện, giáo viên sử dụng và khai thác các đồ dùng học tập của nhà trường, nhất là môn địa lý và lịch sử. Do nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, thực tế. Đồng thời hạn chế về cơ sở vật chất, nhất là máy chiếu để phục vụ dạy - học nên tình trạng đọc - chép còn phổ biến, học sinh chưa chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức

Từ năm 2003 đến năm 2017, thực hiện Quyết định số 40/2000/NQ-QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được ban hành. Quyết định đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục. Áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002-2003, bắt đầu ở lớp 10 từ năm học 2004-2005; đến năm học 2006-2007 tất cả các lớp cuối cấp đều thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành bao gồm: Mục tiêu gáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục các cấp học, mục tiêu giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục; Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đáp ứng mục tiêu

giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp với sự phát triển tuần tự của các cấp học; Chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu cơ bản về thái độ mà học sinh cần phải và có thể đạt được; Phương pháo giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục với đặc trưng của giáo dục Phổ thông; Cách thức đánh giá kết quả giáo dục phù hợp với đặc trưng của môn học và hoạt động giáo dục ở từng cấp học.

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đối với bậc THCS gồm các môn học và hoạt động giáo dục: Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, dạy nghề, Tự chọn, Giáo dục tập thể, Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Giáo dục hướng nghiệp (dành cho học sinh lớp 9).

Thời lượng mỗi năm học ít nhất là 35 tuần. Đối với các trường, lớp dạy học 6 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá 5 tiết. Các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày hoặc nhiều hơn 6 buổi/tuần, mỗi ngày học không quá 8 tiết. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục. Thời lượng dạy học tự chọn phải được sử dụng để dạy học một số chủ đề tự chọn, tiếng dân tộc, tin học,...

Giáo dục Trung học cơ sở phải củng cố và phát triển các nội dung đã học ở Tiểu học. Đảo đảm cho học sinh có những nhận thức, hiểu biết phổ thông cơ bản về Toán, Tiếng Việt, Lịch sử dân tộc và các kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, đồng thời có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp.

Giáo dục Trung học cơ sở phải chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập. Yêu cầu về thái độ được xác định cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở

từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình giáo dục Trung học cơ sở; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.

Giáo viên cần chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể. Phương pháp giáo dục Trung học cơ sở phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Sách giáo khoa và các phương tiện dạy học khác phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp giáo dục Trung học cơ sở.

Hình thức tổ chức giáo dục Trung học cơ sở bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục trên lớp, trong và ngoài nhà trường. Các hình thức tổ chức giáo dục phải bảo đảm cân đối, hài hoà giữa dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân; bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của học sinh. Đối với học sinh có năng khiếu, có thể vận dụng hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp nhằm phát triển các năng khiếu đó.

Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục Trung học cơ sở, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học cần phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, cấp học; Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá

định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của cộng đồng; Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác; Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp.

Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Phú Lương luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục. Giáo dục - đào tạo phối hợp chặt chẽ với các ngành xây dựng kế hoạch, quy hoạch, các đề án phát triển giáo dục - đào tạo nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hàng năm, Phòng Giáo dục huyện Phú Lương luôn bám sát chương trình giáo dục của Bộ và đề ra phương hướng - nhiệm vụ cho năm học, nhất là giáo dục Trung học cơ sở:

Tăng cường nề nếp, kỉ cương, chất lượng, hiệu quả công tác trong giáo dục trung học cơ sở. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục. Tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với cơ sở giáo dục trung học…

Thực hiện thường xuyên, hiệu quả phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới nội, phương pháp đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

Đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao năng lực giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục trung học cơ sở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (1997 2017) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)