9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay doanh nghiệp của NHTM
1.3.1 Những yếu tố thuộc ngân hàng
Chính sách cho vay chính là chủ trương, đường lối của một ngân hàng đảm bảo cho hoạt động cho vay đi đúng theo định hướng phát triển, nó có ý nghĩa rất lớn quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng. Một chính sách cho vay đúng đắn, linh hoạt với các điều kiện kinh tế - xã hội sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng, qua đó nâng cao hiệu quả tín dụng. Chính sách tín dụng tốt sẽ kiểm soát được rủi ro tín dụng ở các khâu trước - trong - sau cho vay, qua đó tác động đến mục tiêu an toàn, hạn chế thất thoát vốn trong cho vay. NHTM đưa ra chính sách tín dụng trên cơ sở tính toán lợi ích tổng thể của khách hàng mang lại cho ngân hàng, khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tăng sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng, qua đó nâng cao hiệu quả và độ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. (Ngô Thị Thu Thủy, 2015)
1.3.1.2. Chính sách sản phẩm:
Phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú về phương thức, loại tiền, kỳ hạn..., có tính chuyên biệt cao phù hợp nhu cầu khách hàng trong từng điều kiện cụ thể, tạo giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Cũng tương tự như chính sách tín dụng, thông qua việc thúc đẩy khách hàng phát triển, hiệu quả tín dụng sẽ được tăng cường.
Các NHTM không chỉ thiết kế sản phẩm riêng lẻ theo ngành nghề, đối tượng khách hàng,…mà cần phải thiết kế các gói sản phẩm tín dụng. Việc thực hiện đóng gói sản phẩm không chỉ nhằm tăng cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, đồng thời cũng tăng cường quan hệ với khách hàng, tăng cường quản lý, kiểm soát khách hàng, hạn chế rủi ro đối với hoạt động tín dụng.
(Ngô Thị Thu Thủy 2015)
Lãi suất được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người cho vay.
Lãi suất cho vay là nhân tố chính ảnh hưởng đến quy mô cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Bởi vì, các doanh nghiệp thường rất quan tâm đến lãi suất vay, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch. Theo thông lệ, mức rủi ro càng thấp thì lãi suất áp dụng đối với khách hàng sẽ càng thấp và ngược lại, vì lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở các chi phí đầu vào của hoạt động tín dụng, lợi nhuận trông đợi của ngân hàng và các rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng. Việc áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh rủi ro sẽ thu hút được nhiều khách hàng tốt và loại bỏ được khách hàng xấu, qua đó nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. (Ngô Thị Thu Thủy 2015)
1.3.1.4. Chất lượng nhân sự
Nhân sự luôn là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bởi vì nó không chỉ là ngành có mức độ phức tạp nhất, cạnh tranh khốc liệt nhất mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Nguồn nhân sự có chuyên môn giỏi, am hiểu về quy trình nghiệp vụ sẽ là yếu tố tạo sự khác biệt cho mỗi ngân hàng, có thể nhận định tốt được các vấn đề xảy ra trong quá trình cho vay giúp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp. Do vậy, các NHTM phải luôn cải thiện chất lượng nhân sự của mình thông qua cơ chế tuyển dụng, đào tạo, các chương trình khen thưởng hay phạt tạo động lực làm việc cho nhân viên. (Ngô Thị Thu Thủy 2015)
1.3.1.5. Kiểm tra, kiểm soát sau cho vay:
Một khoản vay thực sự có hiệu quả hay không chỉ biết được khi kết thúc khoản vay. Vì vậy, quản lý theo dõi nợ vay là vấn đề rất quan trọng. Kiểm tra, kiểm soát là công việc được thực hiện sau khi cho vay, giúp ngân hàng nắm bắt được những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp cho ngân hàng phát hiện
kịp thời các sai phạm của doanh nghiệp trong việc sử dung vốn vay và có hướng khắc phục và xử lý kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của khoản vay. (Ngô Thị Thu Thủy 2015)
1.3.2 Những yếu tố bên ngoài
1.3.2.1 Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động SXKD
của doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ với nhà nước. Vì vậy sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò điều hành chủ doanh nghiệp hay bộ máy quản trị doanh nghiệp. (Ngô Thị Thu Thủy 2015)
Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Ngày nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng SXKD, mở rộng thị trường và mở rộng qui mô hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật đúng thời điểm, đúng quy trình sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, đưa sản phẩm dịch vụ ra thị trường…, có tác động toàn diện tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và các hoạt động huy động vốn phục vụ SXKD.(Ngô Thị Thu Thủy 2015)
1.3.2.2 Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế và môi trường pháp chế
Môi trường kinh tế. Hiệu quả tín dụng ngân hàng gắn liền với hiệu quả của
nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển cao, ổn định, không chỉ nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn, mà vòng quay vốn nhanh, đồng thời tính an toàn cho khoản vay cũng cao hơn. Khi nền kinh tế phát triển, các chủ thể kinh tế cần nhiều vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư, tận dụng các cơ hội kinh kinh doanh tốt, thu
được lợi nhuận cao khả năng trả nợ ngân hàng cao. Khi nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng, cầu giảm, qui mô sản xuất thu hẹp, các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, hạn chế vay vốn, khả năng trả nợ ngân hàng cũng khó khăn do lợi nhuận thu được ít, tồn kho tăng, hiệu quả tín dụng ngân hàng bị giảm đáng kể. (Ngô Thị Thu Thủy 2015)
Môi trường chính trị - xã hội và pháp luật. Hoạt động cho vay của NHTM
rất nhạy cảm với các tác động từ môi trường chính trị xã hội và pháp luật. Một nền kinh tế ổn định về chính trị - xã hội sẽ là nền tảng thu hút nhà đầu tư, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính trị ổn định góp phần tạo ra môi trường an toàn cho kinh tế phát triển bởi chính trị có ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động cho vay của NHTM nói riêng. Sự bất ổn trong chính trị sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp gặp khó khăn, từ đó làm hiệu quả cho vay của ngân hàng giảm như các cuộc biểu tình chống phá Trung Quốc trong các năm qua ở các khu chế xuất, khu công nghiệp khiến công nhân đập phá máy móc, nghỉ việc,…làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước và hoạt động đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài giảm. Pháp luật là hành lang pháp lý bảo vệ tốt nhất cho hoạt động cho vay của các NHTM. Nó tạo ra môi trường bình đẳng, bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ cho các doanh nghiệp, các NHTM. Các hệ thống pháp luật này sẽ làm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì vậy để kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng thương mại cần phải nắm bắt kịp sự thay đổi của môi trường kinh tế, chính trị - xã hội và pháp luật nhằm đưa ra các quyết định cho vay đúng nhất, tránh rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM. (Ngô Thị Thu Thủy 2015)
Chủ trương chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Các NHTM hoạt động dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước thông qua Ngân hàng nhà nước. Cơ quan này đưa ra hàng lang pháp lý đối với hoạt động tài chính – ngân hàng, có liên quan trực tiếp tới các vấn đề quản trị và an toàn trong hoạt động tín dụng cũng như các vấn đề về phạm vi, định hướng kinh doanh tín dụng ngân
hàng… Các qui định của ngân hàng nhà nước giúp cho các NHTM đi đúng theo định hướng phát triển nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong cho vay. (Ngô Thị Thu Thủy 2015)
1.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay của NHTM
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Vietcombank được biết đến là ngân hàng thương mại đầu ngành trong công tác quản trị hiện đại. Thời gian qua, ngân hàng đã áp dụng hàng loạt các biện pháp tăng cường hiệu quả tín dụng ngân hàng để phù hợp với diễn biến nền kinh tế, đồng thời tạo nền tảng quản trị rủi ro tín dụng theo các thông lệ trên thế giới.
Thực hiện tăng trưởng tín dụng và cơ cấu ngành nghề linh hoạt: Ứng phó
với các thay đổi trên thị trường, NHTMCP Ngoại thương đã linh hoạt điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng và cơ cấu ngành nghề cho vay. Kể từ năm 2012, NHTMCP Ngoại thương đã triển khai Dự án Business modeling bao gồm xây dựng báo cáo ngành, mô hình dự báo doanh nghiệp để chuẩn hoá phân tích rủi ro ngành, lượng hoá và chuẩn hoá việc xác định giới hạn tín dụng với khách hàng. Phân tích định hướng các ngành hàng cần tăng trưởng cho vay và cảnh báo rủi ro ngành hàng, rủi ro về cơ chế chính sách giúp ngân hàng cung cấp tín dụng an toàn, hiệu quả. Dự án Business modeling đã đi vào vận hành và để việc phân tích ngành hàng thực sự hiệu quả, trong năm 2014, NHTMCP Ngoại thương tiếp tục nâng cao chất lượng báo cáo ngành; cập nhật định hướng vận hành toàn hàng định kỳ và khi có biến động trên thị trường.
Lấy khách hàng làm trung tâm; phát triển, mở rộng khách hàng theo nguyên tắc lợi ích tổng thể khách hàng mang lại cho ngân hàng: Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, số lượng khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh giảm, công cuộc cạnh tranh giành giật khách hàng tốt giữa các NHTM diễn ra gay gắt, NHTMCP Ngoại thương đã lựa chọn phương pháp kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm; phát triển, mở rộng khách hàng theo nguyên tắc lợi ích tổng thể của khách hàng.
Phương pháp này không chỉ giúp ngân hàng duy trì được khách hàng hiện hữu, mà còn sàng lọc, thu hút được khách hàng mới tốt, hạn chế khách hàng không thuộc đối tượng mở rộng của ngân hàng. Các nội dung cụ thể là: Đẩy mạnh công tác khách hàng, coi công tác phát triển khách hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm kể từ năm 2014. Hội sở chính trực tiếp hỗ trợ, phối hợp với các Chi nhánh tiếp cận khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng chịu rủi ro tốt. Linh hoạt áp dụng lãi suất cạnh tranh cho các khách hàng tốt, khách hàng thuộc đối tượng mở rộng của ngân hàng. Tích cực bán gói sản phẩm, bán chéo sản phẩm dịch vụ, vừa tăng cường lợi ích cho khách hàng, vừa giúp ngân hàng quản lý khách hàng tốt hơn. Kể từ năm 2014, Vietcombank nghiên cứu, ứng dụng triển khai hệ thống tính lợi ích tổng thể từng khách hàng. Theo đó, ngân hàng sẽ tính toán tất cả các lợi ích mà ngân hàng có được từ một khách hàng ở tất cả các sản phẩm khách hàng sử dụng của ngân hàng cho tới thời điểm hiện tại và dự kiến trong tương lai sau khi đã cân đối với rủi ro, trên cơ sở đó áp dụng các mức phí dịch vụ và lãi cho vay phù hợp với khách hàng, có các chính sách chăm sóc tương ứng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao vấn đề quản trị rủi ro: Về mô hình, ngân hàng đã kiện toàn chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc khối kiểm tra, kiểm toán. Về công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán: ngân hàng lựa chọn việc kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm, một mặt phát hiện các sai sót để chấn chỉnh khắc phục, mặt khác đưa ra các cảnh báo khuyến cáo trong toàn hệ thống nhằm đảm bảo tính tuân thủ và phòng ngừa rủi ro ở các bộ phận, điểm giao dịch khác trong toàn hệ thống.
Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở hoàn thiện mô hình, công cụ
hỗ trợ: Từ năm 2014, NHTMCP Ngoại thương đã tăng cường công tác quản trị rủi
rotín dụng thông qua việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, theo đó phân lập rõ ràng theo quy trình, chức năng giữa bộ phận kinh doanh, bộ phận thẩm định và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. Tại Hội sở chính: Các bộ phận thẩm định, phê duyệt
tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng được phân định tách biệt nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng …) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…). Ngày 18/3/2016, tại Trụ sở chính, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Công ty TNHH Pricewaterhous Coopers Việt Nam đã tổ chức “Lễ khởi động dự án xây dựng và triển khai Khung Quản lý Rủi ro gian lận tại Vietcombank”. Vietcombank chính thức áp dụng Khung Quản trị rủi ro gian lận toàn diện, bao gồm:
Năng lực phòng ngừa, thông qua hệ thống chính sách, phương pháp quản trị rủi ro gian lận và các chương trình đào tạo xây dựng văn hóa phòng chống gian lận;
Năng lực chủ động giám sát, phát hiện dấu hiệu gian lân của mọi giao dịch toàn hệ thống thông qua cơ chế phản ánh bí mật; phân tích dữ liệu hàng ngày;
Năng lực ứng phó, thông qua các quy trình điều tra; công cụ, kỹ thuật, kỹ năng điều tra; cơ chế xử lý, kỷ luật; và cơ chế báo cáo. Đặc biệt, cũng trong phạm vi dự án này, Vietcombank chọn 2 mảng kinh doanh quan trọng của ngân hàng là Tín dụng doanh nghiệp và Tín dụng bán lẻ để thực hiện phân tích dữ liệu, giám sát giao dịch để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.
Tăng cường công tác xử lý nợ xấu, đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng để tiếp tục phát triển khách hàng tốt: Thời gian qua, do kinh tế trì trệ, tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động của các chủ thể kinh tế xấu đi, nên nợ xấu đã tăng nhanh trong cả hệ thống NHTM Việt nam, trong đó có NHTMCP Ngoại thương. Ứng phó với tình trạng này, NHTMCP Ngoại thương cũng đã có những giải pháp linh hoạt nhằm tăng cường thu hồi các khoản nợ đã cho vay có vấn đề,