Nội dung khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non​ (Trang 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và không cần thiết của các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non và tính khả thi của 06 biện pháp mà đề tài đã đề xuất. Bao gồm 06 biện pháp sau:

- Xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

- Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

- Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

- Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trƣờng mầm non theo mô hình kết hợp

- Kết hợp các phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp giáo dục và phƣơng pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

- Tăng cƣờng kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

3.3.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm

Trƣng cầu ý kiến của 15 cán bộ quản lý của Trung tâm Phục hồi chức năng Hƣơng Sen và 04 trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, 98 giáo viên về những biện pháp mà đề tài đã xây dựng.

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

Đề tài sử dụng phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên của trung tâm Phục hồi chức năng Hƣơng Sen và 04 trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang: Trƣờng Mầm non Tân Trào, Trƣờng Mầm non Phan Thiết, Trƣờng Mầm non Sao Mai và Trƣờng Mầm non Ỷ La.

Khi đề xuất các biện pháp để giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non, các biện pháp cần phải có tính phù hợp, tính khả thi. Sự phù hợp của các biện pháp khi thực hiện đƣợc hiểu là sự thích ứng với các yếu tố của quá trình giáo dục. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với năng lực của giáo viên, trình độ của trẻ, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng, trung tâm, các yếu tố thuộc về lãnh đạo, quản lý đặc biệt phải phù hợp với đặc điểm về văn hóa - chính trị của địa phƣơng. Khi có đƣợc sự phù hợp thì các biện pháp mới có tính khả thi để thực hiện trong thực tiễn giáo dục. Kết quả đánh giá về sự phù hợp của các biện pháp đề xuất đƣợc thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục

hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

STT Biện pháp CBQL GV, NV

RPH PH KPH RPH PH KPH

1.

Xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

14 1 0 85 13 0

93.3% 6,7% 0 86.7% 13,3% 0

2.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

15 0 0 98 0 0

100% 0 0 100% 0 0

3.

Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

15 0 0 93 5 0

100% 0 0 95% 5% 0

4.

Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trƣờng mầm non theo mô hình kết hợp

10 5 0 80 18 0

66.7% 33.3% 0 81.6% 18.4% 0

dục và phƣơng pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

86,7% 13,3% 0 92,8% 7,2% 0

6

Tăng cƣờng kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

15 0 0 89 9 0

100% 0 0 90,8 9,2 0

Qua bảng 3.1 cho thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên và những ngƣời làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ đều đánh giá các biện pháp đề xuất giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non là rất phù hợp và phù hợp. Trong đó biện pháp: “Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non” đƣợc cán bộ quản lý, giáo viên và những ngƣời làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ đánh giá mức rất phù hợp với tỷ lệ cao 100%.

Biện pháp “Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non” cũng đƣợc đánh giá cao về mức độ phù hợp với tỉ lệ 100% cán bộ quản lý đánh giá rất phù hợp; 95% cán bộ giáo viên nhân viên cho là rất phù hợp.

Cùng đạt tỉ lệ 100% cán bộ quản lý cho là rất phù hợp là biện pháp “Tăng cƣờng kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non”. Biện pháp này đƣợc 90,8% giáo viên, nhân viên cho là rất phù hợp.

Biện pháp “Xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non” đƣợc cho là rất phù hợp với sự đồng ý của 93,3% cán bộ quản lý và 86,7% giáo viên nhân viên.

Biện pháp “Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trƣờng mầm non theo mô hình kết hợp” và biện pháp “Kết hợp các phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp giáo dục và phƣơng pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập

cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non” lần lƣợt đƣợc các cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ rất phù hợp với tỉ lệ 66.7% và 86,7%; cán bộ giáo viên, nhân viên đánh giá với tỉ lệ 81.6% và 92,8%, nghĩa là 02 biện pháp này vẫn có một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và những ngƣời làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ còn băn khuăn và đánh giá chƣa thật sự cao về mức độ phù hợp.

Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và những ngƣời làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ về tính khả thi của các biện pháp đề xuất đƣợc thể hiện trong kết quả ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục

hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

STT Biện pháp CBQL GV, NV

RKT KT KKT RKT KT KKT

1.

Xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

13 2 0 80 18 0

86,7% 13,3% 0 81.6% 18.4% 0

2.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

15 0 0 95 3 0

100 0 0 96.9% 3.1% 0

3.

Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

15 0 0 98 0 0

100% 0 0 100% 0 0

4.

Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trƣờng mầm non theo mô hình kết hợp

12 3 0 74 24 0

5.

Kết hợp các phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp giáo dục và phƣơng pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

11 4 0 69 29 0

73,3% 26,7% 0 70,4% 29,6% 0

6

Tăng cƣờng kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

15 0 0 92 6 0

100% 0 0 93,9% 6,1% 0

Biện pháp “Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non” có 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và những ngƣời làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ đánh giá ở mức độ rất khả thi. Các biện pháp khác đều nhận đƣợc phần đông ý kiến đánh giá ở mức độ rất khả thi. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy còn một bộ phận GV vẫn băn khuăn về mức độ khả thi của biện pháp:

- Xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

- Kết hợp các phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp giáo dục và phƣơng pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

- Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trƣờng mầm non theo mô hình kết hợp

Qua phỏng vấn đa số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và những ngƣời làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ cho rằng các biện pháp đó có thể thực hiện nhƣng sẽ gặp những khó khăn nhất định, nhƣ biện pháp Xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non, nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập và kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ chƣa có những tài liệu chính thống, phần nhiều do cóp nhặt sƣu tầm. Trong khi đó nội dung, chƣơng trình giáo dục trẻ tự kỷ

đòi hỏi phải đảm bảo đƣợc tính chính xác, hệ thống. Để khắc phục những hạn chế trên trƣờng mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật cần có biện pháp bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức về giáo dục trẻ tự kỷ, giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ...

3.4. Kết luận chƣơng 3

Những biện pháp mà chúng tôi đề xuất ở trên đƣợc đƣa ra trên cơ sở nghiên cứu nội dung và đặc điểm hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non tại thành phố Tuyên Quang trong điều kiện hiện nay; nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ nói chung và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non nói riêng.

Về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đƣợc các chuyên gia đánh giá cao. Và nếu đƣợc thực hiện đồng bộ, có sự phối kết hợp hợp lý, khoa học, các biện pháp này sẽ phát huy tác dụng một các tối ƣu trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non tại thành phố Tuyên Quang.

Tuy vậy, các biện pháp đề xuất mới chỉ đƣợc khẳng định qua khảo nghiệm nên đƣợc triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thƣờng đƣợc thể hiện ra ngoài trong ba năm đầu đời. Tự kỷ là do một rối loạn thần kinh ảnh hƣởng đến chức năng hoạt động của não bộ gây nên, chủ yếu ảnh hƣởng đến trẻ em và ngƣời lớn ở nhiều quốc gia không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của nó là sự khó khăn trong tƣơng tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói, và có các hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ là mô hình mang lại hiệu quả cao nhất trong giáo dục trẻ tự kỷ. Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ có vai trò phát triển tối đa tiềm năng sinh học và tâm lý; phát triển sự khoẻ mạnh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ; hình thành và phát triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, khả năng lao động; giúp trẻ sống độc lập, có một cuộc sống càng bình thƣờng và để trẻ có thể trở thành một thành viên của cộng đồng gia đình, xã hội.

Để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ thì cô giáo mầm non và gia đình, xã hội cần nhận thức đúng đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, về mục đích, vai trò của giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non trên cơ sở đó phối hợp và xây dựng các chƣơng trình, các hoạt động phù hợp, tác động kịp thời, nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non.

Đa số cán bộ quản lý và giáo viên, những ngƣời làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và Trung tâm Phục hồi chức năng Hƣơng Sen đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non. Đa số cán bộ quản lý và giáo viên, những ngƣời làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và Trung tâm Phục hồi chức năng Hƣơng Sen đều có nhận thức tích cực về vai trò của trƣờng mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non. Đồng thời cán bộ quản lý và giáo viên, những ngƣời làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ cũng nhận thấy công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa

tuổi mầm non còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên trì và lòng yêu thƣơng trẻ..

Công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non tại thành phố Tuyên Quang đã đƣợc diễn ra nhƣng hiệu quả chƣa cao, chƣa đƣợc nhƣ mong đợi. Đa số các hoạt động, các biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non mới chỉ diễn ra chủ yếu ỏ mức độ thỉnh thoảng chứ chƣa thƣờng xuyên, liên tục.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 06 biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non:

- Xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

- Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non​ (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)