Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non​ (Trang 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa

trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

3.2.1. Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu

Trẻ tự kỷ luôn cần có một sự quan tâm và giáo dục đặc biệt nên ngoài chƣơng trình chung phù hợp với mục tiêu giáo dục của ngành giáo dục mầm non thì cần có nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập thích hợp cho các em. Nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập phù hợp với sự phát triển về thể chất, tâm lý và xã hội của trẻ tự kỷ sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

Xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non có nghĩa là nhà trƣờng phải có nội dung, chƣơng trình phù hợp với khả

năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của trẻ. Nội dung, chƣơng trình cần nhằm vào việc phát triển các tiềm năng, nâng cao năng lực và nhu cầu của mỗi cá nhân, đồng thời khắc phục đƣợc những khiếm khuyết giúp các em có khả năng tham gia tích cực vào quá trình hòa nhập cộng đồng.

Việc giáo dục phải dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, những kiến thức đã lĩnh hội và những điều các em quan tâm để tạo điều kiện, cơ hội và động viên các em học tập tốt hơn.

Trong giáo dục, giáo viên phải biết điều chỉnh nội dung, chƣơng trình và yêu cầu bài học, tổ chức các hoạt động phù hợp với khả năng và sở thích của trẻ, tránh những yêu cầu gây căng thẳng, ức chế và cũng cần giải quyết đƣợc những biểu hiện hành vi bất thƣờng của trẻ.

Khi xây dựng chƣơng trình cần có sự phối hợp, cố vấn của các trung tâm, các chuyên gia chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ.

Cần chú ý đến việc xây dựng chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non cụ thể hóa từng đối tƣợng giáo dục. Thực tế có thể thấy mỗi trẻ tự kỷ có tình trạng bênh lý riêng với mức độ và biểu hiện khác nhau. Chính vì thế mà giáo viên trong các lớp có trẻ tự kỷ cần chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lý và bệnh lý của từng bé để có chƣơng trình giáo dục hò nhập khác nhau.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Trƣờng mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật phải thống nhất đƣợc nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.

Cơ sở vật chất đảm bảo để thực hiện nội dung, chƣơng trình đó.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

3.2.2.1. Mục tiêu

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ cũng nhƣ bất cứ hoạt động nào khác của con ngƣời sẽ không đạt đƣợc kết quả mong muốn nếu ko có kế hoạch cụ thể. Kế hoạch về giáo dục hòa nhập giúp các cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên và những ngƣời làm

công tác giáo dục trẻ tự kỷ có căn cứ, hình dung một cách toàn thể, toàn diện công tác này trong quá trình giáo dục; đồng thời cũng cho thấy những công việc, mốc thời gian và kết quả cần đạt tới … qua đó giúp cho giáo viên, những ngƣời làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ tích cực, chủ động trong thực hiện giáo dục hòa nhập.

Kế hoạch giáo dục cá nhân mang những mục đích, ý nghĩa tƣơng tự nhƣng chỉ giới hạn với những giáo viên trực tiếp làm công tác giáo dục hòa nhập và với trẻ có nhu cầu lập kế hoạch giáo dục cá nhân.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

- Đối với xây dựng kế hoạch về giáo dục hòa nhập

Làm rõ và khẳng định vai trò, ý nghĩa của kế hoạch giáo dục hòa nhập đối với những ngƣời làm công tác quản lý giáo dục.

Tổ chức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc lập kế hoạch giáo dục hòa nhập trong đó chú trọng vào việc đề ra các giải pháp thực hiện giáo dục hòa nhập, các giải pháp cho công tác xã hội hóa giáo dục hòa nhập và định ra kế hoạch cụ thể (hàng tháng, tuần, ngày). Những vấn đề này cũng cần đƣợc chú ý ngay từ khâu duyệt kế hoạch của cán bộ quản lý để có những góp ý, điều chỉnh kịp thời.

- Đối với việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân

Tập huấn và hỗ trợ giáo viên giáo dục hòa nhập về việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ, trong đó chú trọng đến những kiến thức kỹ năng về việc xác định điểm mạnh, điểm yếu (năng lực và nhu cầu) của trẻ tự kỷ, về xác định các nội dung trong giáo dục hòa nhập và nội dung các hoạt động hỗ trợ khác, về việc đề ra các giải pháp thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu.

Tăng cƣờng trao đổi, bàn bạc chia sẻ kinh nghiệm và trách nhiệm giữa giáo viên trƣờng mầm non, phụ huynh và cán bộ, nhân viên trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân. Bên cạnh đó cần lƣu ý việc điều chỉnh kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ là thƣờng xuyên và hết sức cần thiết do đặc điểm đặc thù của giáo dục hòa nhập.

Mọi công việc nhƣ tổ chức các hoạt động giáo dục, kiểm tra đánh giá… đều phải căn cứ vào bản kế hoạch giáo dục cá nhân

Giáo viên cần nghiên cứu kỹ đặc điểm, nhu cầu của trẻ tự kỷ học tại lớp, nắm vững kỹ năng đánh giá trẻ tự kỷ để cùng nhóm hỗ trợ GDHN của trƣờng xây dựng bản kế họach giáo dục cá nhân cho trẻ.

Giáo viên cần thực sự yêu thƣơng, gần gũi và tận tình đối với trẻ KT. Nắm đƣợc những đặc điểm của trẻ KT hòa nhập trong lớp, xây dựng kế họach, mục tiêu và phƣơng pháp giáo dục phù hợp cho trẻ.

3.2.3. Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

3.2.3.1. Mục tiêu

Hiện nay chƣa có những tài liệu chính thức về chăm sóc - giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ. Kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ chủ yếu là do các nhà giáo dục, những ngƣời làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ tự tìm hiểu qua mạng internet, dịch các tài liệu nƣớc ngoài mà có. Mỗi cá nhân lại có những kiến thức riêng về chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ theo lĩnh vực mà mình quan tâm nghiên cứu. Giáo viên ở trƣờng mầm non có những kiến thức về chăm sóc nhu cầu tâm lý, tình cảm cho trẻ tự kỷ. Các cán bộ nhân viên của trung tâm phục hồi chức năng lại đi sâu về các kiến thức y học chăm sóc - chữa trị cho trẻ tự kỷ.

Trƣờng mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật cần triển khai thƣờng xuyên các buổi trao đổi, chia sẻ kiến thức để giúp trẻ tự kỷ mau chóng hòa nhập cộng đồng.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Dựa vào những tài liệu đã có và tìm hiểu thêm của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và các trƣờng mầm non tổ chức trao đổi kiến thức, tập trung vào các nội dung sau:

- Những vấn đề chung của trẻ tự kỷ

- Mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong trƣờng mầm non

- Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non

- Nguyên tác cơ bản của giáo dục hòa nhập

- Chuẩn bị phƣơng tiện, đồ dùng, thiết kế và tiến hành giáo dục hòa nhập; những yếu tố hỗ trợ giáo dục hòa nhập (vòng tay bạn bè, nhóm hoạt động tập thể…)

- Các phƣơng pháp và kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ

- Lập kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ và lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ.

Tổ chức các lớp tập huấn từ 2 đến 3 ngày trong thời gian nghỉ hè, cuối tuần.

Đội ngũ phụ buổi trao đổi chia sẻ là những cán bộ quản lý, giáo viên giỏi đã đƣợc tham gia nhiều lớp tập huấn. Ngoài ra có thể liên hệ mời giảng viên của các trƣờng sƣ phạm, chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Cán bộ giáo viên, những ngƣời tham gia tổ chức trao đổi chia sẻ kiến thức phải thực sự muốn tìm hiểu, có lòng yêu nghề.

Điều kiện cơ sở vật chất phải phù hợp với nội dung chia sẻ, trao đổi

3.2.4. Kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục và phương pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

3.2.4.1. Mục tiêu

Việc kếp hợp các phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp giáo dục và phƣơng pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non sẽ giúp cho công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại các trƣờng mầm non sẽ diễn ra hiệu quả và nâng cao chất lƣợng.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Cũng nhƣ khi dạy trẻ bình thƣờng khác giáo viên cần vận dụng xen kẽ, tùy nội dung truyền đạt, tùy dạng bài mà áp dụng nhiều phƣơng pháp dạy học khác nhau, sử dụng tổng hợp và triệt để các phƣơng pháp (nhƣng sử dụng hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần hơn so với trẻ bình thƣờng):

Sử dụng triệt để các giáo cụ trực quan: sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh, hình vẽ...;

Sử dụng kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp dạy học và giáo dục : Phƣơng pháp làm mẫu; Phƣơng pháp dùng lời, đàm thoại; Phƣơng pháp nhắc đi nhắc lại nhiều

lần; Phƣơng pháp động viên khuyến khích; Cho trẻ thực hành trong điều kiện thực tế; Cho trẻ vận dụng kiến thức vừa học đƣợc vào vui chơi, thi đua; Phối hợp nhiều phƣơng pháp tác động lên nhiều giác quan của trẻ; Phƣơng pháp chăm sóc cá biệt; Giảng dạy mọi lúc, mọi nơi;

Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy cũng cần lƣu ý những điểm sau:

+ Chia nhiệm vụ học tập ra nhiều bƣớc nhỏ (theo giáo trình từng bƣớc nhỏ một); + Nhắc đi nhắc lại nhiều lần;

+ Phân phối thời gian học tập, vui chơi hợp lý;

+ Kế hoạch giảng dạy phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ; + Phải kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trƣờng.

Phối hợp các phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp giáo dục và cả các phƣơng pháp giáo dục đặc biệt trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non nhƣ một số phƣơng pháp sau :

a) Phƣơng pháp giáo dục đúng hoàn cảnh:

Ví dụ: Đối với trẻ tự kỷ, tăng động, ngoài những lúc trẻ có hành vi không bình thƣờng thì những khoảng thời gian còn lại trẻ rất vui vẻ, hoạt bát, tận dụng triệt để khoảnh khắc này để dạy kiến thức mới cho trẻ.

b) Phƣơng pháp tâm vận động:

Phƣơng pháp này áp dụng khi trẻ có hành vi bất thƣờng nhƣ liên tục vỗ tay, hát vô thức trong giờ học, xoa dịu trẻ bằng cái ôm, bằng lời nói, cử chỉ để trẻ cảm nhận sự yêu thƣơng, trẻ sẽ không còn căng thẳng nữa.

c) Phƣơng pháp cắt khúc thời gian:

- Ví dụ: Khi trẻ ngồi học lâu hoặc thời gian làm bài tập nhiều sẽ làm trẻ khó chịu, nhất là đối với trẻ tự kỷ, kèm theo chứng Tăng động, trẻ sẽ hay có những hành vi không bình thƣờng; lúc đó cho trẻ tập những bài thể dục bằng những động tác đơn giản (có thể kèm trò chơi), hoặc ca hát, múa vui.. trẻ sẽ không bị quá tải và sớm trở về trạng thái ổn định.

d) Phƣơng pháp nhóm:

- Áp dụng phƣơng pháp nhóm đôi bạn học tập nhằm tạo điều kiện cho trẻ đƣợc tƣơng tác cùng với bạn bè;

nhập để có thể bắt cặp thành Đôi bạn học tập cùng với các bạn khác, đầu tiên giáo viên sẽ chọn bạn cho trẻ đó thành một đôi trƣớc nhằm tạo sự an tâm, tin tƣởng nhất định trong trẻ. Từ đó, trẻ sẽ bắt đầu quen dần, cởi mở hơn và tự tin bắt cặp với các bạn khác thành đôi bạn học tập;

Điều đó sẽ giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp ngày một tiến bộ hơn, và có thể dần tự điều chỉnh một số mặt hạn chế của bản thân sao cho phù hợp với ngƣời bạn bắt cặp đôi với mình. Cụ thể, trẻ sẽ cƣời nhiều hơn, chịu cho nắm tay chơi trò chơi, dần có sự tập trung, chú ý đôi chút về các hoạt động của ngƣời bạn đang đồng hành cùng mình nhiều hơn (so với ban đầu)...

e) Phƣơng pháp chỉnh âm và ngôn ngữ trong hoạt động giáo dục đặc biệt:

- Đối với những trẻ có kỹ năng phát âm hạn chế, hoặc trẻ không thể diễn đạt điều trẻ muốn nói, giáo viên giúp trẻ chỉnh âm bằng cách nói với trẻ nhiều hơn; tạo điều kiện cho trẻ tập nói, trả lời câu hỏi ở các tiết học, giờ chơi..

f) Phƣơng pháp hệ thống giao tiếp trao đổi bằng hình ảnh:

- Hình ảnh luôn là dụng cụ dạy học đạt hiệu quả cao nhất nên cần thƣờng xuyên sử dụng hình ảnh khi dạy bài mới cho trẻ hoặc khi cần giải thích những điều trẻ thắc mắc và điều giáo viên muốn trẻ hiểu.

g) Phƣơng pháp dạng kí hiệu giao tiếp thƣờng gặp (ra dấu, nói bằng dấu hiệu): - Ví dụ: Đôi khi trẻ không hiểu lời nói của giáo viên, hoặc trong lúc đang dạy cho cả lớp giáo viên không thể nói riêng với em. Lúc đó, giáo viên sử dụng cách ra dấu, đôi khi chỉ là một nụ cƣời, ánh mắt quan tâm hƣớng về phía trẻ để trẻ cảm nhận sự chú ý của giáo viên đến với trẻ; từ đó, trẻ sẽ tiếp tục tập trung nghe giáo viên giảng bài hơn dù rằng có thể trẻ chƣa hiểu hết điều giáo viên giảng lúc đó.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Giáo viên phải nắm rõ về phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp giáo dục và phƣơng pháp giáo dục đặc biệt.

3.2.5. Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường mầm non theo mô hình kết hợp

3.2.5.1. Mục tiêu

Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ giúp các cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và những ngƣời làm công tác chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ có đƣợc sự

thống nhất trong chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ, làm tiền đề cho trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Sơ đồ 3.1. Quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ

Bước 1: Tìm hiểu năng lực và nhu cầu của trẻ

Mỗi trẻ em bao gồm cả trẻ tự kỷ đều có những năng lực, nhu cầu, sở thích và kinh nghiệm cá nhân riêng. Trẻ đã có những kiến thức, kỹ năng nhất định đƣợc tích lũy trong quá trình phát triển, sinh sống. Tìm hiểu năng lực và nhu cầu của trẻ nhằm mục đích phát hiện những điểm mạnh của trẻ, những năng lực vốn có của trẻ về các mặt: nhận thức, những tri thức, kỹ năng trẻ đang có, cách trẻ học, các kỹ năng xã hội, khả năng nghe, khả năng ngôn ngữ, phƣơng tiện giao tiếp của trẻ. Để phát hiện đƣợc những đặc điểm trên, có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ: quan sát, phỏng vấn, xem xét sản phẩm của trẻ, xem xét hồ sơ cá nhân của trẻ.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ ở các mức độ khác nhau có những nhu cầu đặc thù về các mặt phát triển và đặc biệt, trẻ có những cách học rất khác nhau. Trên cơ sở tìm hiểu năng lực,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non​ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)