NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN VÀ HƯỚNG NGHIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận các dịch vụ của quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 111)

NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 5.2.1 Hạn chế của luận văn

Đề tài nghiên cứu đề cập những vấn đề mới trong phương pháp nghiên cứu là kết hợp hai phương pháp: định tính và định lượng trong cùng một nghiên cứu. Tuy nhiên, trong giới hạn nội dung trình bày và thời gian thực hiện, luận văn không có điều kiện nghiên cứu sâu về một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu chỉ tập trung vào các câu hỏi về tính tiếp cận và sử dụng dịch vụ của QBLTD từ phía người đứng đầu DNNVV. Các vấn đề liên quan nhìn từ khía cạnh QBLTD, chẳng hạn như chia sẻ rủi ro, lệ phí, loại khoản vay, tỷ lệ vỡ nợ, quản lý rủi ro, chưa được giải quyết.

Thứ hai, khi thực hiện điều tra khảo sát về khả năng tiếp cận các dịch vụ BLTD, sẽ có DN đã tiếp cận và chưa biết về QBLTD. Tuy nhiên, số lượng DNNVV đã biết và sử dụng dịch vụ của QBLTD trong mẫu khảo sát chiếm tỷ lệ

thấp, hơn nữa do hạn chế về thời gian và nhân lực nên số lượng mẫu nghiên cứu thu thạp được còn khá ít . Do đó, nghiên cứu đã gộp chung phân tích mà không chia ra theo từng nhóm đối tượng.

Thứ ba, một hạn chế lớn nữa của nghiên cứu này là nội dung nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất, khi các DNNVV được lựa chọn một cách ngẫu nhiên vì sự tiện lợi của người thu thập dữ liệu, số lượng mẫu thu thập cũng hạn chế nên tính đại diện chưa cao, chưa có khả năng tổng quát hóa cho đám đông.

Thứ tư, nghiên cứu đánh giá thang đo bằng phương pháp hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA và kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bội.

5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài nghiên cứu

Để đề tài nghiên cứu đạt được kết quả tốt hơn, tác giả định hướng phát triển nghiên cứu cho đề tài như sau:

Thứ nhất, sẽ tập trung đánh giá sâu hơn, cụ thể và toàn diện hơn từ khía cạnh QBLTD để làm rõ hơn về khả năng tiếp cận dịch vụ BLTD của các DNNVV.

Thứ hai, mở rộng quy mô nghiên cứu chắc chắn mẫu nghiên cứu sẽ tốt hơn, kết quả thu được sẽ mang tính khái quát cao hơn. Ngoài ra, khi thực hiện phân tích định lượng, cần chia theo từng nhóm đối tượng DNNVV để xác định rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến từng nhóm. Từ đó, sẽ đề xuất những giải pháp khác nhau đối với DNNVV đã tiếp cận và chưa tiếp cận dịch vụ của QBLTD.

Thứ ba, hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng (là một trong những phương pháp chọn mẫu theo xác suất) như vậy sẽ khái quát hóa mẫu nghiên cứu, kết quả nghiên cứu lúc đó sẽ có ý nghĩa về mặt thống kê nhiều hơn.

Thứ tư, để số lượng thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết tốt hơn, các phương pháp phân tích hiện đại cần dựa trên cơ sở những dạng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM thì sẽ thu được kết quả tốt hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Qua các giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn cho DNNVV nêu trên, có thể thấy việc cải thiện quá trình huy động vốn cho doanh nghiệp thật sự là một vấn đề phức tạp đòi hỏi tính đồng bộ cao. Hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ từ phía Nhà nước, các Ban ngành có liên quan và cuối cùng là bản thân các doanh nghiệp. Tính đồng bộ thể hiện ở các mặt sau: đối với Nhà nước, sự hỗ trợ doanh nghiệp thể hiện ở việc tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, các chính sách hỗ trợ phát triển; với các Ban ngành, cần thay đổi một số phương hướng hoạt động và chính sách cần linh hoạt hơn để các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn từ các tổ chức này nhiều hơn; với bản thân các doanh nghiệp, cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động, nâng cao năng lực kinh doanh để ngày càng tiếp cận nhiều hơn các hình thức huy động vốn hiện có, tranh thủ các nguồn vốn tiếp nhận từ bên ngoài doanh nghiệp. Có như vậy, các DNNVV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ ngày càng lớn hơn, vững mạnh và phát triển hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Hoà nhập với sự chuyển mình của nền kinh tế quốc gia, các DNNVV Việt Nam nói chung và các DNNVV ở TP Hồ Chí Minh nói riêng đang không ngừng gia tăng về số lượng cũng như quy mô hoạt động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này luôn gặp khó khăn trong vấn đề huy động nguồn vốn kinh doanh - một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đây là vấn đề nan giải về phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp.

Về phía các DNNVV, khó khăn lớn nhất trong quá trình huy động nguồn vốn là chưa nhận được sự tin tưởng từ các tổ chức cung ứng vốn. Nguyên nhân là do quy mô các doanh nghiệp này còn nhỏ bé, kinh nghiệm hoạt động chưa có nên rủi ro khi đầu tư vào loại hình này là rất cao. Hơn nữa, bản thân các doanh nghiệp cũng chưa đáp ứng được các điều kiện mà các tổ chức tín dụng đưa ra như tài sản thế chấp, minh bạch tài chính, tính chuyên nghiệp trong hoạt động… Ngoài ra, các doanh nghiệp rất thụ động khi tìm nguồn tài trợ, chỉ quen với phương pháp huy động vốn truyền thống và phổ biến là vay ngân hàng, bỏ qua các hình thức khác như CTTC, các tổ chức hỗ trợ của Nhà nước, Quỹ ĐTMH…

Về phía Nhà nước và các Ban ngành, dù đã có những chính sách nhằm hỗ trợ cho DNNVV trong quá trình huy động nguồn vốn kinh doanh nhưng mức độ quan tâm và quá trình thực hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Với những chủ trương đổi mới về luật pháp, chính sách của Nhà nước, cũng như sự nỗ lực hơn nữa từ các tổ chức tín dụng trong quá trình kinh doanh, nguồn vốn cung ứng vốn cho các DNNVV sẽ ngày càng dồi dào và phong phú hơn.

Tóm lại, nâng cao khả năng huy động nguồn vốn kinh doanh cho DNNVV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh không chỉ là vấn đề của riêng doanh nghiệp hay Nhà Nước mà phải là sự nỗ lực từ hai phía: bản thân doanh nghiệp và chủ trương của Nhà nước. Có như vậy, DNNVV sẽ ngày càng lớn mạnh hơn về lượng cũng như về chất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. TS. Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Kim Lý ( 2012), Khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình, Luận án Tiến Sĩ Kinh tế, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

3. Trương Văn Khánh (2013), Hiệu quả hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM.

4. Võ Đức Toàn (2012), Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

5. Trương Quang Thông (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, một thực nghiệm tại khu vực TP.HCM, Nhà xuất bản tài chính.

6. Nguyễn Minh Tuấn (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 7. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

8. Nguyễn Thanh Nhã (2007), Giải pháp hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2010, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

9. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – tập 1 và 2, NXB Hồng Đức

phát triển hoanh nghiệp nhỏ và vừa.

11. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012, Phê duyệt Kế hoạch phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 – 2015.

12. Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013, Ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

13. Bộ Tài chính, Thông tư 147/2014/TT-BTC ngày 08/10/2014, Hướng dẫn một số điều của Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

14. Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 05/2015/TT-NHNN ngày 04/05/2015,

Hướng dẫn các tổ chức tín dụng phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Quyết định số

58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

15. Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV TP.HCM (Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 03 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố).

16. Quyết định số 16/QĐ-QBLTD/2010 ngày 23/01/2010 của Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM về việc ban hành mẫu Thỏa thuận hợp tác giữa QBLTD TP.HCM và các tổ chức tín dụng.

17. Hoàng Tùng (2012), Nhận dạng rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng (NHNN) số 11-tháng 6/2012

18. Hà Văn Dương. (2015). Hoạt động của hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: bài học kinh nghiệm từ các nước. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 13 (7/2015).

19. Khánh An. (2012). Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh nghiệm thực tế từ Đài Loan.

21. Phạm Hồng Mạnh & Đồng Trung Chính. (2013). Điều gì ảnh hưởng đến ý định vay của các hộ kinh tế cá thể. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 8, 59-61.

22. Phạm Thị Vân Anh (2011). Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa – Những vấn đề đặt ra. Tạp chí Ngân hàng, 23 (12/2012)

23. Trương Văn Khánh (2012). Hiệu quả hoạt động các Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, 11, (6/2012).

24. Trương Văn Khánh (2013). Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua giai đoạn khó khăn. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 04 (02/2013)

25. Trương Văn Khánh, Võ Đức Toàn, Tạp chí Đại học Sài Gòn số 07- Tháng 9/2011

26. Tài liệu hội thảo Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại Việt Nam

và kinh nghiệm quốc tế, ngày 22/01/2016

27. Website Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM: <http://www.hcgf.com.vn/>.

28. <baodientu.chinhphu.vn >

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

29. Brindusa (2008), The study of credit risk in SME lending in Romania. 30. Dorothée và các cộng sự ( 1998), Financial structure and performance of SMEs, Management Information Systems, 27(3), 425-478.

31. Yibin Mu ( 2002), Obstacles to SMEs in accessing finance and credit guarantees in China, Orient Academic Forum, SEI 2012, 399-404.

32. Santiago và các cộng sự ( 2013) – Commercial credit - alternative source of bank loans, Small Business Economics, 29(1-2), 47-61

33. Ahad, M.T., Dyson, L. E., & Gay, V. C. (2012) An empirical study of factors influencing the SME’s intention to adopt m-banking in rural Bangladesh.

Journal of Mobile Technologies, Knowledge & Society, 2012, 1-16.

34. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behaviour. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2),179-211

35. Ping Zhang (2010): “Study on the Effective Operation Models of Credit Guarantee Systerm for Small and Medium Enterprises in China”. International Journal of Business and Management, Vol.5, No.9, pp99-106;

36. Jacob Levitsky (1997): “Credit guarantee schemes for SMEs-an international review”, Small Enterprises Development Vol.8, No.2, pp2-17

37. Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and end user acceptance of information technology. MIS Quarterly, 13(3), 319-340.

38. Deelen L., & Molenaar, K. (2004). Guarantee funds for small enterprises. A manual for guarantee fund managers. International Labour Organisation.

39. Espel, P., Brettel, M. Breuer, W., & Abedin, A. (2013). Private equity for SME: A behavioural model of the demand-side perspective. International

Journal of Business and Management, 8(14). Available at SSRN:

<http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1141068>.

40. Fishbein, M. & Ajzen, I. (1975). Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to theory and research. Reading, MA: Addison-Wesley.

41. Green, A. (2003). Credit guarantee schemes for small enterprises: An effective instrument to promote private sector-led growth? United Nations Industrial Development Organization Small and Medium Enterprises, Branch

Programme Development and Technical Cooperation Division.

42. Jamali, S. K., Marthandan, G., Khazaei, M., Samadi, B., & Fie, D. Y. G. (2015). Conceptualizing model of factors influencing electronic commerce adoption in Iranian family SMEs. Asian Social Science, 11(10), 256-280

43. Levitsky, J. (1997). Credit guarantee schemes for SMEs-an international review. Small Enterprises Development, 8(2), 2-17.

44. Min, W. (2012). SMEs credit guarantee system research of China. Orient Academic Forum, SEI 2012, 399-404.

45. Moore, G., & Benbasat, I. (1991). Development of instrument to measure the perceptions of adopting information technology innovation. Information Systems Research, 2(3), 192-222

46. OECD. (2013). SME and Entrepreneurship financing: The role of credit guarantee schemes and mutual guarantee societies in supporting finance for

small and medium-sized enterprises. CFE/SME(2012)1/FINAL. Available at <http://www.oecd.org/officialdocuments/publicdisplaydocumentpdf/?cote=CFE/ SME(2012)1/FINAL&docLanguage=En>

47. Rauno, Z., Miller, C., & Mhlanga, N. (2013). Credit guarantee systems for

agriculture and rural enterprise development. Food and Agriculture

Organization of the United Nations, Rome.

48. Riding, A., L., Madill, J., & Haines, Jr., G. (2006). Incrementality of SME loan guarantees. Small Business Economics, 29(1-2), 47-61.

49. Lu Ann Aday và Ronald Andersen (2001), Some theoretical issues in accessing social services, Social Work Plus

50. Saadani, Y., Arvai, Z., & Rocha, R. (2011). A review of credit guarantee schemes in the middle east and North Africa region. Policy research working papers, World Bank.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TIẾP CẬN QUỸ BẢO LÃNH

TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Xin chào anh/ chị!

Tôi tên ... - học viên lớp cao học ...., Trường Đại học ...Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học“Khả năng tiếp cận quỹ bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh”. Mong anh/chị dành chút thời gian quý báu trả lời giúptôi một số câu hỏi sau. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào đúng hoặc sai, tất cả các câu trả lời của anh/chị đều có giá trị đối với nghiên cứu của tôi.

Chân thành cảm ơn anh/chị!

PHẦN 1 - NỘI DUNG KHẢO SÁT VỀ QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG Xin cho biết mức độ đồng ý của anh/ chị đối với các phát biểu dưới đây.Hãy khoanh tròn các câu trả lời mà anh/chị cho là phù hợp nhất.

1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý

Xin cho biết mức độ đồng ý của anh/ chị đối với các phát biểu dưới đây.Hãy khoanh tròn các câu trả lời mà anh/chị cho là phù hợp nhất:

(1)1: Hoàn toàn không đồng ý (2)5: Hoàn toàn đồng ý (3)Các mức độ khác, vui lòng chọn ô số 2,3,4 Hoàn toà n khôn g đồ ng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toà n đồng ý

1 DN12 hiểu rõ quy định của Chính phủ và NHNN đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng

1 2 3 4 5

12 DN: Doanh nghiệp

2 DN hiểu rõ quy định của HCGF13 đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng

1 2 3 4 5

3 Năng lực của đơn vị/cá nhân phụ trách pháp lí trong doanh nghiệp hiện tại

1 2 3 4 5

4 Các nhân viên của HCGF sẽ tư vấn cụ thể cho doanh nghiệp 1 2 3 4 5 5 HCGF sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho doanh

nghiệp

1 2 3 4 5

6 HCGF có cơ sở vật chất tốt trong hoạt động bảo lãnh tín dụng 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận các dịch vụ của quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)