QBLTD đối với các DNNVV
2.3.1.1 Quy định pháp luật
Môi trường pháp lý là tổng thể các yếu tố, điều kiện do các quy định pháp luật xác lập, trong đó các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị kinh tế và mọi công dân thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc tương tác lẫn nhau. Theo nghĩa rộng, môi trường pháp lý gồm hệ thống các quy định pháp luật, việc giải thích pháp luật, thực thi pháp luật và ý thức pháp luật của công dân. Môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ sẽ giúp cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế yên tâm hoạt động trong khuôn khỗ của pháp luật, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng cao. Quỹ BLTD ở Việt Nam được thành lập đã lâu nhưng hệ thống các văn bản pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện, đang tiếp tục nghiên cứu để triển khai. Hệ thống pháp lý về Quỹ BLTD chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của Quỹ.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, mọi chủ thể hoạt động trong nền kinh tế đều chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật. Do đó, một hệ thống pháp luật đầy đủ, minh bạch, đồng bộ sẽ giúp cho các
chủ thể tuân thủ pháp luật và từ đó sẽ làm hạn chế những rủi ro không đáng có như lừa đảo để chiếm đoạt tiền từ các TCTD, gia tăng nợ xấu, tham nhũng,...
Chính sách BLTD hỗ trợ cho DNNVV của nhà nước
Chính sách BLTD hỗ trợ phát triển DNNVV của nhà nước (bao gồm chính sách tín dụng và chính sách nguồn vốn) cũng ảnh hưởng đến việc hỗ trợ các DNNVV của Quỹ BLTD.
Chính sách tín dụng bao gồm chính sách lãi suất, quản lý và giám sát tín dụng cũng như các điều kiện tín dụng như: tài sản đảm bảo, lãi suất cho vay, phí BLTD, hạn mức tín dụng, thời hạn vay, điều kiện bắt buộc nhận nợ,…
Mặc dù hoạt động BLTD cho DNNVV là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng Quỹ BLTD vẫn phải bảo tồn được vốn của mình nhằm có nguồn vốn tái đầu tư, hạn chế sự bao cấp của nhà nước, phát triển hoạt động, thực hiện đắc lực hơn mục tiêu đã đề ra cho hoạt động này. Trong trường hợp thị trường biến động, lãi suất cho vay của các TCTD quá cao thì nhiều DNNVV sẽ quan ngại đi vay, do đó hoạt động BLTD của Quỹ sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh. Bên cạnh đó, các chính sách về hạn chế bảo lãnh, giám sát tín dụng nếu không được xây dựng chặt chẽ, đồng bộ và phù hợp thực tiễn sẽ dẫn tới những nguy cơ về rủi ro đạo đức, rủi ro tín dụng, tác động trực tiếp đến hiện quả hoạt động của Quỹ BLTD.
Chính sách nguồn vốn là một yếu tố sống còn của bất kỳ một tổ chức nào, hiện nay nhiều Quỹ BLTD ở các địa phương chưa có đủ nguồn vốn điều lệ tối thiểu (30 tỷ đồng) để hoạt động là một minh chứng cho chính sách nguồn vốn. Việc nhà nước có những chính sách về nguồn vốn hợp lý để Quỹ BLTD có thể huy động ngoài vốn ngân sách là hết sức quan trọng (như huy động từ các TCTD, các tổ chức hiệp hội, …). Nếu thiếu vốn để bảo lãnh hoặc nguồn vốn điều lệ quá ít sẽ không đáp ứng được yêu cầu của các DNNVV. Nếu như vốn không được đảm bảo đầy đủ, liên tục và kịp thời thì cũng đồng nghĩa với việc Quỹ BLTD không đảm đương được vai trò, nhiệm vụ của mình chứ chưa nói đến hiệu quả. Do đó, nếu chính sách về nguồn vốn (gồm: chính sách huy động, lãi suất cho vay của TCTD, phí bảo lãnh, chính sách đãi ngộ,…) không hợp lý sẽ dẫn đến không huy động đủ nguồn vốn để cấp BLTD cho DNNVV.
2.3.1.2 Năng lực của QBLTD
Quỹ bảo lãnh tín dụng ra đời với mục tiêu là cầu nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi với ngân hàng, nhằm tạo điều kiện để họ có cơ hội tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
QBLTD khi cấp hạn mức bảo lãnh phải có tác động trong gia tăng vốn cho các DNNVV. Điều này có nghĩa là khi DN tiếp cận được thêm nguồn tín dụng thông qua hình thức BLTD sẽ dùng nguồn vốn đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp ngày càng mở rộng nguồn vốn kinh doanh thì chứng tỏ mô hình bảo lãnh tín dụng đã phát huy được hiệu quả và thực hiện đúng chức năng làm cầu nối trung gian trong hoạt động cấp tín dụng giữa TCTD và Doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn hình thành nên QBLTD đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động của Quỹ, nguồn vốn vững chắc mới đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của QBLTD. Cơ cấu nguồn vốn có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau tùy vào hình thức sở hữu của Quỹ như đã phân tích ở trên nhưng vững mạnh nhất và đảm bảo nhất vẫn là cơ cấu vốn được đóng góp từ Chính phủ (khu vực công) nhằm thực hiện mục tiêu chung của QBLTD là gia tăng cơ hội tiếp cận vốn tín dụng cho các DNNVV thực sự cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên muốn đạt được mục tiêu đề ra thì bản thân QBLTD cần xây dựng hệ thống kiểm soát, giám sát chặt chẽ, mang tính linh động phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, năng lực chuyên môn của những cán bộ làm việc cho QBLTD cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động của Quỹ. Khi các DNNVV đến tiếp cận sử dụng dịch vụ BLTD thì các cán bộ này sẽ là những nhân tố trực tiếp tác động đến việc quyết định sử dụng dịch vụ của DNNVV hay không. Một cán bộ nắm vững kiến thức, có chuyên môn cao sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng thủ tục, hồ sơ cần thiết khi muốn tiếp cận nguồn vốn vay thông qua BLTD. Ngược lại, cán bộ không được chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tâm lý làm việc không ổn định, sẽ giảm bớt nhiệt huyết trong quá trình làm việc, không thể tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp một cách đầy đủ và toàn diện được.
2.3.1.3 Năng lực của DNNVV
Năng lực của các DNNVV bao gồm: năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý của doanh nghiệp. Năng lực của DNNVV cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ phát triển DNNVV của Quỹ BLTD.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp sử dụng. Điều kiện tín dụng qui định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng số nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có tương ứng với khối lượng vốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án. Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đó là sự so sánh giữa số tiền có thể thanh toán và các khoản nợ thanh toán. Việc đáp ứng các yêu cầu thanh toán còn lệ thuộc khá lớn vào cơ cấu tài sản của doanh nghiệp xếp theo tính lỏng của tài sản. Năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tín dụng trung dài hạn còn đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn lưu động tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của TSCĐ. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng cũng như BLTD của Quỹ BLTD càng lớn, góp phần nâng cao hoạt động BLTD.
Năng lực sản xuất kinh doanh biểu hiện cụ thể ở quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất, quá trình phát triển của doanh nghiệp. Năng lực sản xuất kinh doanh thể hiện ở qui mô của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu năng lực sản xuất kinh doanh cho thấy tính cấp thiết và qui mô phải đầu tư mới. Năng lực thị trường và năng lực sản xuất tạo nên khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Tình hình sản xuất ổn định và kinh doanh có lãi thể hiện ở năng lực thị trường và năng lực sản xuất tốt của doanh nghiệp.
Năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở bộ máy quản lý phù hợp, trình độ quản lý tồi thì dù dự án được tính toán là rất hiệu quả nhưng vẫn có thể bị thua lỗ và sẽ không trả được nợ vay. Năng lực quản lý còn thể hiện ở hệ thống tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, tuân thủ pháp luật kế toán, thống kê và thuế. Việc chú trọng nâng cao hệ thống báo cáo tài chính thể hiện tính minh bạch trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp sẽ làm cho các TCTD cũng như Quỹ BLTD yên tâm hơn trong việc cấp BLTD và cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
2.3.1.4 Năng lực của các TCTD
Năng lực của NHTM thể hiện chủ yếu qua năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của NHTM, đó là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh. Năng lực cạnh tranh của NHTM được đánh giá qua các yếu tố: năng lực tài chính (vốn và tài sản); năng lực công nghệ; nguồn nhân lực; năng lực quản trị điều hành; mạng lưới hoạt động; khả năng cạnh tranh lãi suất, khả năng chịu đựng rủi ro; mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh; …trong đó, năng lực tài chính và năng lực công nghệ được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM.
Quan hệ bảo lãnh tín dụng thông qua QBLTD chỉ phát sinh khi có sự tham gia cấp vốn vay từ phía các ngân hàng hay các TCTD, vì thế sự phát triển của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của QBLTD. Khi năng lực tài chính của ngân hàng đảm bảo được khả năng cấp tín dụng cho khách hàng thì hoạt động của QBLTD mới được mở rộng và phát huy vai trò bảo lãnh. Song song đó ngân hàng còn phải vững vàng trong thẩm định hồ sơ vay của khách hàng nhằm loại bỏ những hồ sơ xấu và cấp tín dụng cho những hồ sơ tốt, thực sự cần vốn sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có kinh