HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI THEO KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận các dịch vụ của quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

NGHIỆM CỦA NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Từ việc nghiên cứu lý thuyết về hành động hợp lý, hành vi dự định, các mô hình tham khảo của những tác giả trong và ngoài nước cũng như kinh nghiệm hoạt động của QBLTD ở một số quốc gia, tác giả nhận thấy rằng: hầu hết những nghiên cứu trên đây sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định bộ công cụ trước khi sử dụng các biến số để phân tích và kết luận. Những nghiên cứu này đạt được những thành công lớn trong việc xây dựng phương pháp đánh giá về khả năng tiếp cận các dịch vụ của QBLTD. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa đề cập đến việc phối hợp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu. Đề tài đưa ra mô hình nghiên cứu kết hợp hai phương pháp này để đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ của QBLTD đối với DNNVV, với cách giải quyết vấn đề như trên, chắc chắn các giải pháp đề xuất sẽ có tính thuyết phục cao và có ý nghĩa ứng dụng đối với việc nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ BLTD của DNNVV trên địa bàn TPHCM.

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Kết luận – Gợi ý giải pháp

Cơ sở lý thuyết

Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

Xây dựng thang đo

Điều chỉnh thang đo và bảng câu hỏi

Thu thập thông tin Thử nghiệm điều tra

Điều tra khảo sát

Đạt yêu cầu

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA

PHÂN TÍCH HỒI QUY

Mã hóa và nhập dữ liệu

Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Giải thích nhân tố mới Điều chỉnh giả thiết

Hình thành giả thiết nghiên cứu ban đầu

Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận QBLTD của DNNVV -Môi trường pháp lý về BLTD -Các nhân tố xuất phát từ QBLTD -Các nhân tố xuất phát từ DNNVV -Các nhân tố xuất phát từ TCTD Thực trạng Kiểm định thống kê

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận liên quan đến QBLTD, các vấn đề về khả năng tiếp cận nhằm xây dựng, đánh giá và phân tích các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận QBLTD của DNNVV theo hai hướng tiếp cận vấn đề: (i) đánh giá thông qua thực trạng hoạt động của QBLTD đối với DNNVV trên địa bàn TPHCM sử dụng phương pháp định tính, và (ii) đánh giá thông qua các nhân tố tác động bằng phương pháp định lượng.

Trên cơ sở tìm hiểu về khả năng tiếp cận QBLTD của các DNNVV, luận văn nghiên cứu các mô hình tham khảo được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của những tác giả đi trước. Từ đó, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu về khả năng tiếp cận các dịch vụ của QBLTD đối với DNNVV trên địa bàn TPHCM dựa trên lý thuyết về hành vi dự định, sử dụng kết hợp cả hai phương pháp: định tính và định lượng với mong muốn đạt được sự đánh giá toàn diện và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu. Những vấn đề về xây dựng mô hình nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 3.

THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận các dịch vụ của quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)