Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận các dịch vụ của quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Như vậy, qua thực trạng của Việt Nam và bài học kinh nghiệm của các nước Châu Á, có thể thấy để hệ thống bảo lãnh tín dụng của Việt Nam hoạt động hiệu quả thì điều trước tiên là các quy định, quy chế bảo lãnh phải phù hợp với điều kiện của các DNNVV như thiếu tài sản thế chấp, thiếu kinh nghiệm quản lý và lập hồ sơ vay vốn… Bên cạnh đó, các chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV nói riêng và các chính sách hỗ trợ DNNVV nói chung cần phải được thực hiện một cách đồng bộ.

Ở các nước, nhiều hiệp hội được đứng ra bảo lãnh cho DN nhưng Việt Nam chưa làm được việc này. Hiện ngân hàng không an tâm với quỹ vì sợ rủi ro khi DN làm ăn thất bại.

Về vấn đề tại sao hiệp hội các nước có thể bảo lãnh để DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Bởi lẽ mô hình hiệp hội của các nước hoạt động rất tốt. Các nước không thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp đóng góp cho hiệp hội, cho nên hiệp hội có phí để hoạt động tốt. Từ đó, ngân hàng có thể tin tưởng vào sự bảo lãnh của hiệp hội. Như vậy, muốn Quỹ bảo lãnh tín dụng tại Việt Nam hoạt động tốt, nên tìm cách kết nối đồng bộ giữa hiệp hội, cơ quan bảo hiểm và quỹ bảo lãnh thì mới giải quyết được vấn đề.

Khuyến khích các địa phương thành lập QBLTD độc lập, không trực thuộc các Quỹ đầu tư địa phương nhằm tăng tính chủ động và tăng cường trách nhiệm quản lý. Song song đó, cần có chính sách ưu đãi để thu hút vốn điều lệ cho quỹ bảo lãnh tín dụng, như khi góp vốn vào Quỹ sẽ được miễn một phần thuế thu nhập DN theo tỷ lệ giữa số vốn góp so với tổng vốn hoạt động kinh doanh.

Cần có một chỉ đạo cụ thể của Ngân hàng Nhà nước để tháo gỡ vướng mắc này. Như ban hành tiêu chuẩn thấp hơn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay từ QBLTD, đồng thời yêu cầu ngân hàng cùng chung vai gánh rủi ro với quỹ. Có như vậy, doanh nghiệp mới tiếp cận được vốn và quỹ mới hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận các dịch vụ của quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)