Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại việt nam hiện nay (Trang 26)

Các NHNNg chỉ “chọn miếng ngon”, làm cho danh mục tín dụng của các ngân hàng trong nước trở nên rủi ro hơn. Khi NHNNg thực hiện chiến dịch “chọn miếng ngon” thì họ chỉ chọn những khách hàng khỏe mạnh, có mức độ tín nhiệm cao và thông thường họ đánh giá mức độ rủi ro cao hơn ngân hàng trong nước đánh giá.[5]

Các NHNNg có thể khó chuyển giao công nghệ và mở rộng tín dụng ở các nền kinh tế kém phát triển. Khi các NHNNg thực hiện việc đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay nhỏ lẻ thì họ sử dụng phương pháp cho điểm và thực hiện phân tích thống kê. Tuy nhiên, chính phương pháp này sẽ khó có thể áp dụng hiệu quả ở các nền kinh tế phát triển về thông tin.

Các NHNNg có thể làm tăng thêm tính bất ổn đối với thị trường tài chính trong nước. Các ngân hàng trong nước hoạt động kém hiệu quả và có vốn nhỏ bé, sẽ phản ứng lại bằng cách tăng cường cạnh tranh hơn với các NHNNg. Có thể bằng cách chấp nhận rủi ro cao hơn bình thường với mục đích là tăng lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính, nếu không buộc phải phá sản. Do vậy làm tăng rủi ro hơn ngân hàng trong nước chấp nhận những dự án rủi ro cao. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997-1998, các đối tác nước ngoài đã ào ạt rút vốn làm cho khủng hoảng càng thêm nghiêm trọng hơn. Vì thế cũng có quan điểm đánh giá lo ngại về hành vi của NHNNg khi gặp khó khăn.

Sự tham gia của NHNNg vào nền kinh tế sẽ tăng tính phức tạp trong quản lý, giám sát ngân hàng. Sự tham gia của nước ngoài vào thị trường trong nước cũng đồng nghĩa với việc nhập khẩu công nghệ quản lý tốt, cải thiện chất lượng cán bộ và chuẩn mực thanh tra ngân hàng. Tuy nhiên khi gia tăng hoạt động ngân hàng vượt qua khỏi một quốc gia thì vấn đề giám sát và quản lý trở nên rất phức tạp; các nhà thanh tra nước nguyên xứ và nước tiếp nhận cũng gặp nhiều khó khăn hơn [6,8]

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương một đã nghiên cứu lý luận tổng quát về quá trình hoạt động của ngân hàng trên phạm vi quốc tế, các hình thức hoạt động phổ biến đó là ngân hàng đại lý, ngân hàng liên doanh, ngân hàng con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, khi quyết định mở rộng đầu tư trên phạm vi quốc tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này bao gồm cả vi mô và vĩ mô, rào cản thương mại. Tuỳ vào năng lực tài chính và các yếu tổ ảnh hưởng này, để đưa ra quyết định đầu tư và lựa chọn hình thức phù hợp nhất, tuỳ theo từng giai đoạn đầu tư.

Đồng thời luận văn cũng nêu rõ những tác động tích cực như thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính quốc tế để cải thiện hiệu quả kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm, tăng hiệu quả cạnh tranh về mọi mặt trong nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng chứa đựng những tác động tiêu cực đối với quốc gia nhận sự đầu tư như : sự phụ thuộc quá lớn vào đầu tư nước ngoài, dẫn đến tính bất ổn của nền kinh tế khi có sự thay đổi hoặc rút vốn về nước, tính tương thích của nền kinh tế chưa cao với khoa học công nghệ hiện đại do đó khó áp dụng hiệu quả trong nền kinh tế còn kém phát triển….Vậy tình hình hoạt động đầu tư của thị trường Việt Nam như thế nào? Những lý luận trong chương 1 là cơ sở nền tảng cho tác giả đi sâu vào phân tích hoạt

CHƢƠNG 2

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.1. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ MỞ CỬA ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI

Hơn 20 năm qua, có thể nói mức độ hội nhập và mở cửa của nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến dài. Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực đều hướng ra thế giới để cùng hòa nhịp, cùng phát triển theo xu hướng toàn cầu. Tính chất hội nhập và mở cửa thể hiện ở các khía cạnh và hình thức khác nhau, từ những cam kết về khu vực tự do mậu dịch AFTA, CEPT, Hiệp định thương mại Việt Mỹ… đến việc chấp nhận các thành phần kinh tế nước ngoài, khuyến khích đầu tư nước ngoài trên mọi lĩnh vực.

Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng đã dần hé mở cánh cửa cho các đối tác nước ngoài từ những năm 90, nhưng tốc độ hội nhập còn quá chậm trễ về mọi mặt từ pháp luật, công nghệ cho đến quy trình giao dịch, sản phẩm dịch vụ, quản trị nhân sự… Mức độ bảo hộ cao trong khu vực tài chính – ngân hàng đã làm sụt giảm năng lực cạnh tranh thực sự của NHNNg đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.

Từ năm 1991, khi Pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực, các chi nhánh, các văn phòng đại diện của các NHNNg bắt đầu được phép thành lập tại Việt Nam. Trong các giai đoạn này, 4 ngân hàng liên doanh của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh với các NHNNg được thành lập ở Việt Nam.

Nhưng đến 03/1999, nghị định của chính phủ về tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam được ban hành. Nghị định 13/1999 NĐ-CP ngày 17/03/1999 đã tạo dựng một hành lang pháp lý để các ngân hàng nước ngoài tổ chức chi nhánh NHNNg, Ngân hàng liên doanh hay văn phòng đại diện.

Sự thành lập của Ngân hàng liên doanh Indovina vào ngày 21/11/1990 được xem như là sự xâm nhập đầu tiên của nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng. Đến năm 1992, 5

chi nhánh NHNNg xuất hiện, số lượng ngân hàng liên doanh cũng tăng lên 2 ngân hàng.

Hiện nay các NHNNg hoạt động tại Việt Nam, đối tượng chủ yếu họ nhắm đến là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài. Theo ước tính mục tài sản có của các ngân hàng (bao gồm chi nhánh NHNNg và ngân hàng liên doanh) chiếm 12% tổng tài sản có của cả hệ thống ngân hàng, thị phần cho vay chiếm khoảng 10% thị phần tín dụng, huy động vốn chiếm 10% huy động vốn trong nước. [1]

2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ VÀO VIỆT NAM VÀ HÌNH THỨC THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI

2.2.1. Môi trƣờng và tiềm năng phát triển kinh tế

Bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm đến môi trường kinh tế mà mình định đầu tư, quan tâm đến mức độ phát triển kinh tế, độ ổn định và tiềm năng phát triển nền kinh tế đó trong tương lai.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 3 năm 2006; 2007; 2008 đạt 7,8%/năm, trong đó 2 năm đầu tăng khá cao, lần lượt là 8,23%; 8,48%. Năm 2008, những ảnh hưởng suy thoái và lạm phát toàn cầu, cũng như khó khăn trong nước nên tốc độ tăng trưởng 2008 giảm mạnh xuống chỉ còn 6,31%. Sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng giảm còn 5,3% nhưng đó là khó khăn chung của toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Xuất khẩu hàng hóa:Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12 ước tính đạt 10,4 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 15% so với năm 2011. Tính chung cả năm 2012, đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 18,9%. [27]

Biểu 2.1 Tỷ lệ xuất khẩu chia theo Khu vực của nền kinh tế

(Nguồn: báo điện tử cafef.vn ) [27]

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu chuyển dịch khá mạnh. Khu vực FDI là "đầu tàu" xuất khẩu nhưng việc xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm các mặt hàng gia công, thực thu ít ngoại tệ: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép...

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 5,9 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2007. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí cấp mới và tăng thêm ( bao gồm cả vốn góp trong nước), trong 8 tháng đầu năm 2008 đạt 47,2 tỷ USD tăng gấp 5 lần so với cùng kì năm 2007. Điều đáng lưu ý là các dự án đầu tư qui mô lớn hơn nhiều các năm trước. Riêng 27 dự án có qui mô đầu tư từ 100 triệu USD đã đạt trên 40 tỷ USD, trong đó một số dự án qui mô từ 3,5-7,8 tỷ USD.

Đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 9,64%; số lượt hộ thiếu đói giảm 27,6% so với năm 2011. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm mạnh tới 7,02%, trong khi chỉ tiêu của Quốc hội là chỉ giảm 4%.

Biểu 2.2 : Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn: 2000-2012

( Nguồn: tổng cục thống kê 2012) [29]

Năm 2012, nền kinh tế nước ta vẫn đang nằm trong (chưa thoát khỏi) xu hướng suy giảm tăng trưởng rõ rệt mà điểm khởi đầu của chu trình này là từ năm 2007, khi nước ta thực sự bước vào giai đoạn phát triển mới – giai đoạn hội nhập quốc tế đầy đủ (hậu gia nhập WTO). Thậm chí, năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng thuộc loại thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây.

Trong thời kỳ 2007-2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 so với tháng 12 năm trước đều tăng trên 10%/năm (trừ năm 2009 và năm 2012), trong khi đó, tăng trưởng GDP chững lại, chỉ đạt khoảng 6%/năm từ năm 2008 đến nay, thấp hơn đáng kể so với mức bình quân 7-8% các năm trước đó. So sánh trong cùng thời kỳ, lạm phát của nước ta cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Biểu 2.3 Diễn biến lạm phát của Việt Nam 2004-2012

( Nguồn Tổng cục Thống kê 2012) [41] Lạm phát giảm nhanh trong năm 2012 tương tự như năm 2009, sau khi tăng cao bất thường ở năm trước. Nghĩa là nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi xu hướng dao động rất mạnh của biên độ lạm phát qua các năm. Cộng thêm vào đó là mực lạm phát nhìn chung là thường xuyên giữ mức cao bậc nhất thế giới, tính chất dao động đó chứng tỏ nền kinh tế nước ta vẫn nằm trong xu thế bất ổn kéo dài, thậm chí, đang ở đoạn dao động – bất ổn mạnh nhất.

Nhận định này được củng cố thêm bằng những yếu tố bất ổn về tâm lý, hành vi ứng xử và cách phản ứng chính sách đã trở nên gay gắt hơn trong năm 2012. Xin lưu ý rằng mức độ gay gắt cao này là kết quả của sự tích nén nhiều năm chứ không đơn thuần là sản phẩm của riêng năm 2012.

Sự kéo dài xu hướng xấu đi của hai biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu – GDP và CPI - buộc phải đánh giá tính chất trầm trọng của tình hình kinh tế năm 2013 với mức độ cao hơn hẳn các năm trước

Biểu 2.4 :Vốn ODA cam kết giải ngân cho Việt Nam 2009-2012

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2012)[34]

Việt Nam chính thức nhận được viện trợ ODA của cộng đồng các nhà tài trợ từ năm 1993. Cho đến nay, Việt Nam đã có 20 năm tiếp nhận viện trợ, và đã thu hút được gần 80 tỷ USD vốn ODA. Đáng lưu ý là, dù nội tại nền kinh tế Việt Nam và tình hình kinh tế thế giới những năm gần đây đang gặp không ít khó khăn, nhưng các nhà tài trợ vẫn cam kết viện trợ cho Việt Nam những khoản vốn ODA tương đối lớn. Theo đó, năm 2009, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam 7,3 tỷ USD vốn ODA; năm 2010 là 8,063 tỷ USD; năm 2011 là 7,9 tỷ USD; 2011 là 7,386 tỷ USD và 2012 là 6,486 tỷ USD.

Nguồn vốn ODA đóng vai trò tích cực giúp Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội như thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình.

Biểu 2.5: FDI của Việt Nam giai đoạn 2006-2012

(Nguồn: Thời báo Ngân hàng ngày 14/03/203) [34]

Năm 2008, đánh dấu sự đột biến của đầu tư nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO, số vốn đăng ký đạt trên 70 tỷ USD, nhưng sau đó giảm mạnh. Thậm chí từ năm 2011 đến nay, lượng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam giảm mạnh hơn cả trước khi gia nhập WTO.

Như vậy, lượng vốn đăng ký giảm mạnh là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, phải thừa nhận tính hấp dẫn của Việt Nam đang yếu đi so với các nước trong khu vực. Điều này có thể nhìn thấy từ việc đóng cửa và sự dịch chuyển nhà máy của các nhà đầu tư nước ngoài từ Việt Nam sang các nước trong khu vực và láng giềng. Sau sự đóng cửa của Sony, Công ty Công nghệ Toshiba (Nhật) cũng đóng cửa nhà máy tại Việt Nam. Hãng này không chỉ chuyển nhà máy sản xuất từ Việt Nam sang Indonesia mà còn mở rộng quy mô và chọn nơi đây là trung tâm phát triển sản phẩm tivi LCD của hãng tại thị trường châu Á và châu Úc.

2.2.2. Yếu tố chính sách và pháp luật

Trước đây việc tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được quản lý bởi ba cơ sở Pháp lý sau: [16-21]

- Luật Các Tổ chức tín dụng ; 7/1997/QHX ngày 31/12/1997.

- Nghị định 13/1999/NĐ-CP ngày 17/03/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động tín dụng nước ngoài và văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài;

- Thông tư 08/2000/TT-NHNN5 ngày 04/07/2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định 13/1999/NĐ-CP.

Tuy nhiên hiện nay Luật các tổ chức tín dụng 7/1997/QHX ngày 31/12/1997 đã được sửa đổi thành luật các tổ chức tín dụng 20/2004/QHXI ngày 15/06/2004 do Quốc hội ban hành.

Với sự ra đời của nghị định 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam đã hoàn thiện khung pháp lý và tạo hành lang pháp lý công bằng hơn cho các ngân hàng nước ngoài.

Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam. Hiện nay tổng số cổ phần mà các thể nhân và pháp nhân nắm giữ tại một NHTMCP của Việt Nam được tăng lên là 30%.

Như vậy pháp luật của Việt Nam về các hình thức pháp lý của các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại việt Nam là đầy đủ và không hạn chế. Các tổ chức tín dụng được tham gia và cung ứng đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng tại nước ta.

2.2.3. Yếu tố văn hóa xã hội

Ngày nay, ngân hàng không còn xa lạ với đa số dân cư và thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng trong dân cư đã thay đổi tích cực. Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ngày một tăng.

Một dịch vụ rất phát triển hiện nay là thẻ ngân hàng. Theo NHNN dịch vụ thẻ tăng trong những năm gần 150-300% năm, tính đến hết ngày 31/12/2007.

Bên cạnh đó, cuối tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về thực hiện chi trả lương đối với các đối tượng được chi trả lương từ ngân sách qua tài khoản từ đầu năm 2008, sẽ đem lại nhiều cơ hội mới cho các ngân hàng.

Thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân đã có những thay đổi tích cực, nhưng đối với thị trường 90 triệu dân thì con số sử dụng dịch vụ ngân hàng như hiện nay là còn rất thấp. Hơn nửa khuynh hướng tiết kiệm vẫn còn chiếm ưu thế trong loại hình tiết kiệm của người dân. Với trình độ dân trí ngày càng cao và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thì thị trường dân số đông sẽ là thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại việt nam hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)