Mua cổ phần ngân hàng TMCP ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại việt nam hiện nay (Trang 74)

Việc mua cổ phần các ngân hàng TMCP hiện nay, không nằm ngoài chiến lược đầu tư và mở rộng thị trường sang các nước của các ngân hàng mạnh và có tiếng trên thế giới. Mục đích mua cổ phần của các ngân hàng nước ngoài vẫn nằm trong hai mục đích chính là thu lợi nhuận và thôn tính, nhưng mức độ khác nhau. Do những quy định

của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ngân hàng nước ngoài không được vượt quá một tỷ lệ được quy định.

Một khi tỷ lệ nắm giữ có sự thay đổi thì cũng sẽ có những thay đổi lớn về cơ cấu cổ đông, quản trị ngân hàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động và chiến lược phát triển của ngân hàng. Nhưng trong thời gian tới, khi tỷ lệ này được Ngân hàng Nhà nước xem xét một cách thận trọng thì sẽ hạn chế được mục đích thôn tính các ngân hàng TMCP Việt Nam trong tương lai.[7,20]

2.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA KHỐI NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI ĐẾN KHỐI NGÂN HÀNG TRONG NƢỚC

2.5.1. Đánh giá khái quát khả năng thâm nhập thị trƣờng của khối Ngân hàng nƣớc ngoài thông qua mô hình phân tích SWOT

Sau khi đã phân tích các phương thức thâm nhập thị trường của ngân hàng nước ngoài, ta có thể tổng kết lại các lợi thế cũng như tồn tại hiện nay của ngân hàng nước ngoài đang phải đối đầu bằng hệ thống ma trận SWOT (Strength, Weakness,

Opportunity, Threat).

Đây là hình thức ma trận đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh và mức độ thâm nhập thị trường của các NHNNg được sử dụng một cách phổ biến trong các cuộc nghiên cứu thị trường và nghiên cứu khoa học. Tuy đơn giản nhưng ma trận lại cho ta thấy được một cách súc tích và đầy đủ những điểm đáng lưu ý và nổi bật nhất. Từ đó so sánh một cách có hệ thống với các khối ngân hàng khác trong ngành, đánh giá được tương đối chính xác mức độ và vị thế cạnh tranh giữa các khối ngân hàng và có sách lược đối phó phù hợp.

2.5.1.1. Strength – S: Thế mạnh

cạnh tranh và khả năng chuyển hóa thành năng lực cạnh tranh. Quá trình phân tích ở trên, có thể đưa ra kết luận một số thế mạnh của khối NHNNg như sau:

Năng lực tài chính: đây là yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các NHNNg.

Về vốn tự có và khả năng thanh khoản: Vốn tự có luôn đáp ứng khả năng theo quy

định của pháp luật; Có hỗ trợ tài chính của ngân hàng mẹ ở nước ngoài, thường là tập đoàn tài chính lớn hay ngân hàng có uy tín trên thế giới; Mức độ an toàn của vốn rất cao; Tính thanh khoản cao nhờ sự hỗ trợ nhanh chóng của ngân hàng mẹ

Về cơ cấu tài sản có và chất lượng hoạt động: Cơ cấu tài sản có: tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng cao; Chất lượng tính dụng rất tốt, tình hình nợ lành mạnh, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi gần 0%

Sản phẩm: Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, vượt trội trong một thời gian dài dẫn đầu thị trường; Duy trì thế mạnh với các sản phẩm dịch vụ như: Cho vay ngoại tệ, Thanh toán quốc tế, Chuyển tiền, tư vấn tài chính…; Các sản phẩm mới đối với thị trường Việt Nam sẽ liên tục được các chi nhánh NHNg triển khai tại TP.HCM theo tiến độ nới lỏng hạng chế của Ngân hàng Nhà Nước.; Mặt khác, các sản phẩm mới, công nghệ hiện đại này chắc chắn sẽ dễ dàng được doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận vì các NHNNg đã có kinh nghiệm và thời gian dài thử nghiệp trên các thị trường tương tự Việt Nam.

Chất lƣợng nguồn nhân lực: khả năng thu hút nguồn nhân lực cao, duy trì đội ngũ chuyên gia giỏi có kinh nghiệm và chuyên môn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển.

Chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng: chất lượng dịch vụ của khối ngân hàng nước ngoài được coi là chuẩn tuyệt đối và hoàn hảo. NHNNg được sự tín nhiệm lâu dài của 100% khúc thị trường khách hàng mục tiêu và đang mở rộng thị

phần khách hàng tiềm năng. Chất lượng dịch vụ được xem là giá trị cơ bản tạo sự vững vàng trong vị thế cạnh tranh.

Quản trị ngân hàng và chiến lƣợc kinh doanh: hệ thống quản trị ưu việt, tự động và hiệu quả cao, giúp quản trị với chi phí thấp. Chiến lược kinh doanh đúng đắn thể hiện bản lĩnh và quá trình phân tích kỹ lưỡng.

Tƣ duy sáng tạo và tính linh hoạt cao: khả năng nhạy cảm, nắm bắt nhanh tín hiệu của thị trường, có những chiêu thức cạnh tranh khác biệt, tạo hiệu quả cao. Nổi bật là tính chủ cộng và sự tích cực trong kinh doanh và thu hút khách hàng.

2.5.1.2. Weakness – W: Điểm yếu

Điểm yếu của các NHNNg là lĩnh vực mà các ngân hàng này không có, hoặc nếu có những không phát huy, chưa chuyển hóa ưu thế thành năng lực cạnh tranh vì những lý do trong bản thân nội bộ ngân hàng hoặc những lực lượng khách quan bên ngoài. Tuy nhiên điểm yếu không phải là bất biến, có thể khi môi trường kinh doanh thay đổi, điểm yếu sẽ trở thành lợi thế và ngược lại.

Khả năng sinh lời: ngoại trừ một số chi nhánh NHNNg hoạt động có hiệu quả, các ngân hàng còn lại có chỉ số sinh lời thấp so với trung bình nhóm và trung bình toàn ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do thị phần quá bé nhỏ, lại phụ thuộc vào những biến số của môi trường kinh doanh không thuận lợi. Cá biệt có một số ngân hàng hoạt động cầm chừng với hi vọng chờ những thay đổi từ chính sách của Ngân hàng Nhà Nước, hoặc ngừng hoạt động và rút khỏi thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.

Giá cả sản phẩm dịch vụ: nhìn chung so với mức giá trong nước thì sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nước ngoài tương đối cao nên chưa thu hút được đa số khách hàng trong nước.

Thị phần: vế cơ bản, thị phần của khối NHNNg không cao, nhất là thị phần tiền gửi nhỏ bé. Đối tượng khách hàng không đa dạng và số lượng không đáng kể.

Sự thông hiểu về môi trƣờng kinh doanh và tập quán tiêu dùng: thường thì các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không thông hiểu tập quán kinh doanh và tiêu dùng như các ngân hàng Việt Nam. Nếu như muốn có sự hiểu biết này đòi hỏi thời gian hoạt động lâu dài ở Việt Nam và tốn chi phí cho việc điều tra nghiên cứu thị trường.

2.5.1.3. Opportunity – O: Cơ hội

Cơ hội là những thuận lợi xuất phát từ các yếu tố bên ngoài, chủ yếu là môi trường kinh doanh mà ngân hàng đang hoạt động. Nó tác động cộng hưởng để phát triển mạnh hơn hoặc tạo cơ hội tận dụng những lợi thế sẵn có mà chưa tận dụng được.

Môi trƣờng kinh tế: các nhà đầu tư quốc tế kỳ vọng vào nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh với rất nhiều triển vọng. “Việt Nam có sự kết hợp hoàn hảo cho thành công” (Michael Smith, Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn HSBC).

Môi trƣờng văn hóa xã hội: trình độ dân trí tăng cao, những đòi hỏi về dịch vụ ngân hàng chất lượng cao và hoàn hảo ngày càng nhiều. Đây là sự chuyển biến phù hợp với tiêu chí và chiến lược của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Môi trường xã hội trở thành chất xúc tác thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng tăng lên.

Môi trƣờng chính trị: Việt Nam được xem là “điểm đầu tư an toàn nhất khu vực và trên thế giới. Với hệ thống chính trị ổn định, ít có bạo động là những cơ hội lớn cho các NHNNg mở rộng thị phần và đầu tư tại Việt Nam. Thêm vào đó, những năm gần đây, với lộ trình tháo gỡ hàng rào bảo hộ trên con đường gia nhập WTO đã tạo sự công bằng và thuận lợi rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Môi trƣờng công nghệ: các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngân hàng nói riêng đã và đang rất tích cực trong việc áp dụng công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng.

Mức độ hội nhập và mở cửa: tốc độ hội nhập đang tăng cao khi con đường đến WTO đang rộng mở, đã tạo sự thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút FDI – những khách hàng quan trọng của NHNNg. NHNN đã ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và các cam kết song phương, đa phương về mở cửa thị trường tài chính. Công tác giám sát ngân hàng (bao gồm cả các hoạt động ban hành các qui định an toàn và biện pháp thận trọng) đang tiến nhanh tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel. Chính sách tiền tệ và chính sách quản lý ngoại hối được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế.

2.5.1.4. Threat – T: Nguy cơ

ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ [5,6]

Môi trƣờng kinh tế: sự biến động thất thường và liên tục của tỷ giá và giá vàng đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng nói chung và NHNNg nói riêng. Tỷ lệ lạm phát tăng cao, đẩy các ngân hàng vào cuộc chạy đua lãi suất nhằm thu hút và giữ khách hàng, gây giảm lợi nhuận nghiêm trọng. Thị trường giá cả cũng có nhiều biến động ảnh hưởng đến kết cấu chi tiêu của người dân, gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Môi trƣờng pháp luật và chính sách: cơ chế đối xử bất bình đẳng vẫn còn tồn tại thể hiện qua quy định hạn chế về tỷ lệ huy động tiền gửi kì hạn, tài sản tín dụng đảm bảo… Những quy định này đã từng áp dụng trong một thời gian dài, gây khó khăn cho các NHNNg

Môi trƣờng công nghệ: dù đang phát triển với tốc độ cao, nhưng nền tảng chưa vững chắc và trình độ công nghệ kém do cơ sở hạ tầng không tương thích. Hơn nữa, trình độ dân trí về các sản phẩm công nghệ cao chưa phổ biến và mới trên đà phát triển.

Cung cấp nguồn lực: lực lượng và thị trường cung cấp nguồn lực còn rất hạn chế, chi phí cao, bị cạnh tranh gay gắt với những thị trường khác.

Khách hàng tiêu thụ: thị phần của ngân hàng nước ngoài tương đối nhỏ bé, do việc phân khúc thị trường cao, đối tượng khách hàng cũng không đa dạng và số lượng nhỏ. Một bất lợi khác là khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng trong nước, do đó có sự trung thành và tin tưởng. Do đó là nhà cung cấp mới, sản phẩm lại có giá cao nên chưa tiếp cận được với đại đa số khách hàng.

Sản phẩm thay thế: Hiện nay thị trường sản phẩm thay thế đang phát triển rất mạnh trên nhiều lĩnh vực như: tiền gửi, các hoạt động tài trợ, chuyển tiền, dịch vụ thẻ…

Đối thủ cạnh tranh trong ngành: hiện nay thế và lực của các ngân hàng quốc doanh rất mạnh, hơn nữa lại có cùng hướng phát triển thị trường khách hàng mục tiêu với NHNNg nên đây là đối thủ mạnh nhất hiện nay. Đây là đối thủ hiện hữu với sự hẫu thuẫn mạnh mẽ của chính phủ về vốn, có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, thị phần rộng lớn… Bên cạnh đó, đối thủ tiềm ẩn của NHNNg là các Ngân hàng thương mại cổ phần. Các ngân hàng này không ngừng lớn mạnh, tăng trưởng rất nhanh, linh hoạt và chiếm thị phần khá lớn sau ngân hàng quốc doanh.

BẢNG 2.10: Bảng tổng hợp theo mô hình SWOT

S Thế mạnh

1. Năng lực tài chính. 2. Sản phẩm đa dạng. 3. Công nghệ hiện đại. 4. Nguồn nhân lực tốt.

5. Chất lượng dịch vụ hoàn hảo.

6. Năng lực quản trị và chiến lược kinh doanh tốt.

7. Tư duy sáng tạo và tính linh hoạt cao.

O- Cơ Hội

1. Nền kinh tế đang phát triển mạnh và bền vững.

2. Môi trường văn hoá xã hội thuận lợi. 3. Môi trường chính trị, pháp luật ngày càng hoàn thiện và bình đẳng.

4. Công nghệ đang trong quá trình hiện đại hoá.

5. Mức độ hội nhập, mở cửa cao, thông thoáng hơn.

W- Điểm yếu

1. Khả năng sinh lời thấp.

2. Giá cả sản phẩm, dịch vụ tương đối cao.

3. Mạng lưới giao dịch rất ít ỏi. 4. Thị phần hạn chế.

5. Sự thông hiểu về môi trường kinh doanh, tập quán tiêu dùng.

T- Nguy cơ

1. Môi trường kinh tế biến đổi.

2. Môi trường pháp luật bất bình đẳng. 3. Hạ tầng công nghệ chưa tương thích. 4. Nguồn lực còn hạn chế.

5. Sản phẩm thay thế. 6. Đối thủ cạnh trạnh.

( Nguồn: Tổng hợp từ các bài báo năm 2011-2012)[1-10]

2.5.2. Đánh giá mức độ thâm nhập thị trƣờng Việt Nam của ngân hàng nƣớc ngoài

Mức độ thâm nhập thị trường Việt Nam thể hiện qua sự biến động về thị phần của các nghiệp vụ cơ bản như: nghiệp vụ huy động vốn và cho vay, nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế, nghiệp vụ thẻ, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ chi trả kiều hối…giữa khối ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Mức độ này còn

thể hiện ở tốc độ phát triển và số lượng các sản phẩm mới, ở số lượng và mức độ tinh vi của các công cụ cạnh tranh, ở tốc độ đầu tư tài sản của các ngân hàng, ở việc cạnh tranh thu hút các nguồn lực đầu vào.[15,16,18]

Về thị phần của các nghiệp vụ cơ bản của khối ngân hàng nước ngoài trong năm vừa qua được lạc quan. Thị phần ngân hàng năm 2003 của khối này là 8.3%, nhưng năm 2005 đã tăng lên đến 11%, năm 2008 chiếm trên 15%, năm 2012 tăng lên 20%.

Qua quá trình phân tích khả năng thâm nhập thị trường của khối NHNNg, có thể thấy trong hoàn cảnh hiện tại, những lợi thế mà khối NHNNg có được thể hiện năng lực cạnh tranh tiềm tàng rất mạnh, cao hơn hẳn các ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt trên lĩnh vực sản phẩm, các NHNNg đang nắm giữ những lĩnh vực chủ yếu như: thanh toán, công nghệ, quản trị, tư vấn… Những lợi thế mà ngân hàng trong nước có được, rõ ràng không phải là những lợi thế cao cấp, điều này có được nhờ một phần dựa vào chính sách bảo hộ của nhà nước thông qua những công cụ hạn chế hoạt động của các ngân hàng nước ngoài. Chính vì vậy những lợi thế này về mặt dài hạn sẽ rất dễ bị mất đi và do đó sẽ làm yếu đi năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam ngay cả thị trường trong nước. Bản thân sự am hiểu môi trường kinh doanh, luật pháp và tập quán tiêu dùng là một lợi thế quan trọng những các ngân hàng nước ngoài có thể khắc phục được thông qua việc tuyển dụng những nhà quản lý giỏi người Việt Nam. Vì thế có thể thấy rằng những lợi thế mà ngân hàng Việt Nam có được chỉ là những lợi thế tạm thời và rất dễ mất đi nếu ngân hàng Việt Nam không có biện pháp để đổi mới, chuyển hóa những lợi thế này thành những lợi thế cao cấp hơn.

Trong tương lai, khả năng duy trì và phát triển những lợi thế này hứa hẹn cơ hội mới về môi trường kinh doanh ngày càng mở rộng và, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai các thế mạnh sẵn có. Chỉ cần thị trường tiền gửi, cho vay và mạng lưới giao dịch được nới lỏng, các NHNNg sẽ mạnh hơn trong cạnh tranh với ưu thế về kỹ thuật và chất lượng dịch vụ. Gắn liền với nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt

Nam, trong năm qua các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại nước ta cũng có sự phát triển vững chắc, lãi ngày càng lớn, quy mô tài sản ngày càng cao.

Ngay thời điểm hiện tại khi mà các cơ hội mới chỉ dành cho ngân hàng trong nước, thì khối chi nhánh nước ngoài đã là đối thủ tương xứng. Thì trong tương lai khi các cơ hội ngày càng nhiều, thế mạnh ngày được phát huy thì chắc chắn nếu không có sự thay đổi nào từ phía các ngân hàng trong nước thì chắc chắn thị phần của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại việt nam hiện nay (Trang 74)