Vinasiam bank là ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) và Thái Lan (Ngân hàng Thương mại Siam (SCB) Thái Lan, Tập đoàn CP Thái Lan (the Charoen Pokphand Group)
Hiện nay Ngân hàng liên doanh Việt Thái hiện có 8 chính nhánh: Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương,…
Vốn điều lệ 161 triệu USD vào năm 2011
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4 Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Việt Thái từ năm 2007-2012
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Lợi nhuận (triệu USD) 2,0 1,2 0.83 3,1 2,0 0,11 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC trên website)[40]
Bảng 2.5 Tổng tài sản ngân hàng Việt Thái năm 2007-2012
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản (triệu USD) 162 193 207 271 217 196
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC trên website)[40]
Giai đoạn từ năm 2007 đến 2010 lợi nhuận liên tục tăng cao, cao nhất là 3,1 triệu USD năm 2010, tăng đáng kể so với 2009 tăng 273%, chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động tín dụng, dư nợ 2010 đạt 132,4 triệu USD tương đương 2507 tỷ VND tăng 22% so với năm 2009. Khác với các ngân hàng cùng nhóm khác, Việt Thái thu lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động cho vay, các hoạt động khác không có hiệu quả tốt.
Đạt lợi nhuận cao nhất năm 2010, tổng tài sản cũng tăng cao nhất 271 triệu USD, tăng 30,9% so với 2009. Ngân hàng đã mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng.
Năm 2012, ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận chỉ đạt 0,11 triệu USD tương đương 2,1 tỷ VND, nguyên ngân là do tình hình kinh tế thế giới va trong nước khó khăn, năm 2011 dư nợ tăng cao 146 triệu USD, 2012 là 132 triệu USD.
2.3.4.2. Indovina Bank
Indovina Bank là ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam (Ngân hàng Công thương Việt Nam) và Đài Loan (Ngân hàng Cathay United)
Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina (Indovina Bank Ltd. - IVB) là Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam được thành lập ngày 21 tháng 11 năm 1990 theo giấy phép ban đầu của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư số 135/GP và sau đó được thay bằng giấy phép số 08/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 29 tháng 10 năm 1992.
Đến cuối năm 2012, vốn điều lệ của IVB là 165 triệu USD, trong đó Vietinbank và Cathay United Bank mỗi bên góp 82,5 triệu USD.
Ngân hàng Indovina với Hội Sở Chính tại TP.HCM cùng 9 chi nhánh, 23 phòng giao dịch và điểm giao dịch đặt tại Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương và Đồng Nai, đã và đang trở thành một trong những đầu mối tài chính đứng đầu của các công ty nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Ngân hàng IVB cũng tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam bằng việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lượng tốt cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.[30]
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Indovia
Bảng 2.6 Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Indovina từ năm 2007-2012
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Lợi nhuận (triệu USD) 10,5 12,5 10,2 13,5 20,4 12,1
Giai đoạn từ 2007 đến năm 2010 lợi nhuận sau thuế liên tục tăng , năm 2010 lợi nhuận đạt 13,5 triệu USD, nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng dư nợ đạt 711 triệu USD tăng 35% so với 2009, thu lãi từ hoạt động cho vay tăng cao đạt 58,2 triệu USD tăng 17,7 triệu USD so với năm 2009. Nhưng năm Indovina đạt lợi nhuận cao nhất là năm 2011 20,4 triệu USD do lợi nhuận từ các hoạt động đều tăng. Hoạt động cũng mang lai giá trị lợi nhuận cao cho Indovina đó là kinh doanh ngoại hối, chiếm khoảng 17% giá trị lợi nhuận của ngân hàng
Sang năm 2012, là một năm khó khăn chung của hệ thống ngân hàng Việt nam và Indovina cũng không ngoại lệ. Lợi nhuận giảm 8,3 triệu USD so với năm 2011, ngân hàng giảm dư nợ, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối sụt giảm còn 1,5 triệu USD 60% so với năm 2011.
Bảng 2.7 Tổng tài sản của ngân hàng Indovina từ năm 2007-2012
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản (triệu USD) 540 553 634 1.104 1.159 1.110
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC trên website)[30]
Tổng tài sản qua các năm liên tục tăng cao, ngân hàng mở rộng vốn đẩu tư vào thị trường Việt Nam.
2.3.4.3. VID Public Bank
VID Public Bank là ngân hàng liên doanh giữa: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Public Berhard - Malaysia. Liên doanh này đi vào hoạt động từ tháng 5-1992 với vốn điều lệ là 62,5 triệu USD hội sở tại số 2 Ngô Quyền, Hà Nội [41]
2.3.4.4. Việt Nga
Việt Nga là ngân hàng liên doanh giữa: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – 51% vốn điều lệ và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) - 49% vốn điều
lệ. Ngày 19/11/2006, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB) chính thức tổ chức lễ khai trương và đi vào hoạt động, với số vốn điều lệ hiện nay là 168,5 triệu USD.
Được sự quan tâm của Chính phủ, Ngân hàng trung ương hai nước và hai ngân hàng
mẹ, VRB đã đạt được kết quả đáng khích lệ, thể hiện qua sự phát triển ổn định, hiệu quả, kinh doanh có lãi liên tục trong gần 5 năm hoạt động. Vốn điều lệ của VRB đã tăng từ 10 triệu USD khi mới thành lập lên 30 triệu USD năm 2007, 62,5 triệu USD năm 2008, 168,5 triệu USD (tương đương 3 nghìn tỷ đồng Việt Nam) vào đầu năm 2011, với tỷ lệ góp vốn ngang nhau giữa BIDV và Bank VTB.
Tổng tài sản của ngân hàng tại thời điểm 31/12/2010 đạt trên 590 triệu USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2009. Nguồn vốn luôn tăng trưởng với tốc độ cao, tỷ lệ tăng trưởng trung bình trên 20%/năm. Đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động của VRB đạt xấp xỉ 480 triệu USD. Dư nợ tín dụng tăng trưởng hợp lý, đạt trên 330 triệu USD vào cuối năm 2010, tăng 27% so với năm 2009. Cơ cấu và chất lượng dư nợ phù hợp với chính sách và các qui định của NHNN. VRB là một trong những đơn vị đi đầu về phát triển mạng lưới trong khối các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Hiện nay VRB có 6 Chi nhánh, Sở giao dịch ở các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, có Văn phòng đại diện và Ngân hàng 100% thuộc sở hữu vốn của VRB tại Liên bang Nga. VRB tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật và công nghệ ngân hàng; hoàn thành chuyển đổi hệ thống phần mềm Corebanking mới; phát hành thẻ thanh toán nội địa, thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế VISA. Công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện cho VRB phát triển sản phẩm, hoàn thành tự động hoá, điện tử hoá các giao dịch và hệ thống quản trị điều hành. Đây là những nội dung quan trọng, thể hiện sự lớn mạnh về năng lực tài chính và kỹ thuật, và là tiền đề cơ bản để tăng sức cạnh tranh cho VRB. Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại, bên
Hành trình đến với nước Nga”, dịch vụ thanh toán trực tiếp giữa Việt Nam và Nga, thanh toán hợp đồng thương mại và chuyển tiền bằng đồng bản tệ hai nước, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử: SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking. VRB hiện có trên 25.000 khách hàng, trong đó có 1.400 khách hàng doanh nghiệp, hơn 200 khách hàng là các cơ quan đại diện và doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh nhiệm vụ phục vụ các dự án hợp tác kinh tế liên chính phủ, VRB còn cung cấp dịch vụ thanh toán, tín dụng cho các doanh nghiệp, thực hiện chương trình hợp tác toàn diện về đầu tư, thương mại Việt – Nga thông qua nhiều hoạt động như: thiết lập kênh thanh toán RUB/VND với thị trường Nga; hỗ trợ các doanh nghiệp Nga xúc tiến hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước SNG; chủ động phối hợp triển khai và tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư song phương. Với nhiệm vụ làm cầu nối tài chính – ngân hàng, giải quyết những khó khăn vướng mắc về thanh toán, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước, VRB xứng đáng trở thành biểu tượng hợp tác mới trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng giữa Việt Nam và Liên bang Nga. [42]
Tóm lại ,Các ngân hàng liên doanh tuy vị trí trên thị trường còn khiêm tốn nhưng cũng đạt được mức tăng trưởng đáng kể, với tốc độ huy động vốn bình quân tăng đến 17% từ năm 2010 về trước, và 12% trở về sau. Tốc độ tăng trưởng tài sản và dư nợ tương ứng khoảng 20% và 33% . Đối với nghiệp vụ huy động vốn, các ngân hàng liên doanh cũng không được nhận tiền gửi tiết kiệm, nhưng nhìn chung những rào cản về luật pháp đối với khối ngân hàng liên doanh đã được tháo gỡ phần nào.
2.3.5. Tình hình hoạt động chung của khối Ngân hàng nƣớc ngoài trong nền kinh tế Việt Nam
Khối ngân hàng nước ngoài trong đó 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài ít bị ràng buộc điều kiện hoạt động như một NHTMCP trong nước nên chiếm một thị phần lớn
50%, các chi nhánh còn lại chiếm 30%, ngân hàng liên doanh 20% con lại là các hình thức hoạt động khác.
Hoạt động dịch vụ của các NHTM trong nước đã có sự phát triển vượt bậc không còn nghèo nàn, đơn điệu, thay vào đó là tính tiện ích cao, nên lợi nhuận tăng đáng kể, thị phần ngày càng mở rộng . Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng; các loại hình dịch vụ gia tăng và nghiệp vụ mới như thanh toán dịch vụ ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án... còn ít được chú ý phát triển (nếu có cũng chỉ ở trong giai đoạn khởi phát ban đầu). Các hoạt động ngân hàng bán lẻ và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Nhóm các NHTM cổ phần chiếm khoảng 47% tổng nguồn vốn huy động và thị phần tín dụng. Do nhận thức được sự hạn chế về vốn và thị phần của mình so với các NHTM quốc doanh nên các NHTM cổ phần chủ yếu tập trung vào các hoạt động bán lẻ. Các NHTM cổ phần đã bắt đầu kết hợp được các dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ gia tăng. Gắn liền sự phát triển đó là việc mở rộng nhanh chóng mạng lưới hoạt động ở các tỉnh/thành phố lớn. Do đó, quy mô bộ máy không quá lớn và cơ chế tiền lương linh hoạt, các NHTM cổ phần hiện không gặp những vấn đề lớn về duy trì và nâng cao năng lực cán bộ. Đội ngũ cán bộ đa phần là trẻ, mới được đào tạo, có động lực phát triển tốt, kết hợp với một số cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm hoạt động trong ngành. Nên nhóm ngân hàng này chiếm tỷ trọng đáng kể, vượt qua cả nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước.[1-3]
Biểu 2.6: Thị phần của các thành phần trong khu vực ngân hàng năm 2012 NHTMQD: 43% NHTMCP: 47% NHNNg: 7% Khác: 3% ( Nguồn: Tổng hợp từ các Tạp chí Ngân hàng 2012)[35]
Nhóm các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh chiếm khoảng 7% tổng nguồn vốn huy động và thị phần tín dụng. Tuy nhiên, nhóm các ngân hàng này có tiềm lực kinh tế mạnh và được sự hậu thuẫn từ ngân hàng mẹ về hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ hiện đại sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của các NHTM trong nước trong quá trình hội nhập. Nhóm các ngân hàng này hiện chủ yếu mới chỉ phục vụ các khách hàng là các cá nhân và công ty nước ngoài hiện đang đầu tư tại Việt Nam và bắt đầu tiếp cận với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong hoạt động, các ngân hàng nước ngoài tập trung vào chất lượng và hiệu quả của dịch vụ cung cấp, đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý hoạt động và kiểm soát rủi ro. Một lợi thế cạnh tranh của nhóm ngân hàng này là sự hỗ trợ về vốn, nguồn nhân lực và công nghệ của các ngân hàng mẹ. Đồng thời, hiện đang có xu hướng các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của các NHTM Việt Nam để mở rộng tầm hoạt động tại thị trường
Đầu năm 2012 đến nay diễn biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán điều chỉnh sâu và kéo dài.. Tuy nhiên, hiện kinh tế vĩ mô đang có xu hướng phục hồi tích cực... Trái với xu hướng một số quỹ đầu tư có biểu hiện rút vốn khỏi thị trường chứng khoán, đặc biệt là bán ra một lượng đáng kể trái phiếu thì khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài lại tiếp tục đầu tư mạnh vốn vào nền kinh tế Việt Nam. Việc đầu tư này bao gồm cả cho vay vốn trực tiếp các dự án, các khách hàng đang hoạt động tại Việt Nam, việc đầu tư vốn thông qua nâng tỷ lệ sở hữu tại các định chế tài chính của Việt Nam lẫn việc mở chi nhánh mới. Điều này cho thấy tầm nhìn dài hạn cũng như những đánh giá độc lập vào tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong cả trung và dài hạn.
Hoạt động huy động vốn:
Khối Ngân hàng nước ngoài và Liên doanh: đây là khối có sự tăng trưởng nhanh và khá đều đặn về số lượng ngân hàng. Thị phần hoạt động của khối này khá ổn định nguyên nhân là do khối này chịu quy định hạn chế đối với việc huy động vốn bằng đồng VND từ khách hàng cá nhân, khả năng mở rộng thị phần bị hạn chế. Trong suốt những năm qua và hiện nay, tỷ trọng miếng bánh huy động đó một phần lớn vẫn thuộc về khối ngân hàng thương mại cổ phần, những ngân hàng có quy mô mạng lưới trải rộng, có “lợi thế” trước hiệu ứng thông tin tái cấu trúc…
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2007, các tổ chức tín dụng nhà nước nắm giữ tới 59,5% thị phần. Đáng chú ý là nhóm này chỉ bao gồm có 6 thành viên (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank, MHB và Ngân hàng Chính sách xã hội). Còn lại là các khối cổ phần, nước ngoài và tổ chức tín dụng khác.[29]
Thế nhưng, từ năm 2008 đến nay, cơ cấu miếng bánh thị phần đã có nhiều thay đổi với sự lấn sân nhanh của khối cổ phần. Đến cuối năm 2008, thị phần huy động vốn của
khối quốc doanh đã giảm xuống còn 57,1%, trong khi khối thương mại cổ phần đã tăng lên 33,1%.
Biểu 2.7: Thị phần huy động giai đoạn 2007 – 2012
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước ngày 18.07.2012)[45]
Đến cuối năm 2009, tương ứng là thay đổi 49,7% và 40,8%. Năm 2012 khối cổ phần đã chính thức chiếm ngôi đầu với thị phần lớn nhất là 47,1%, trong khi nhóm quốc doanh chỉ còn lại 43,4%, khối nước ngoài chiếm 7,2%. Với thị phần lớn mạnh như vậy, NHTMNN và NHTMCP luôn là đối thủ cạnh tranh của Chi nhánh NHNNg. Nhưng một điều chúng ta cũng dễ nhận thấy rằng huy động vốn của chi nhánh NHNNg có sự sụt giảm nhẹ, do gặp một số khó khăn như nguồn huy động tiền gửi chủ yếu của các NHNNg là các chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên nhóm thị phần này rất nhỏ bé nếu so với lực lượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong nước. Hơn nữa, những năm qua tình hình đầu tư nước ngoài hơi chậm lại và có sụt giảm nhẹ nhưng không đáng kể trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các chi nhánh NHNNg còn
phải đối mặt với những khó khăn trong tỷ lệ huy động vốn, hình thức và đối tượng huy động . Điều đó cũng nói lên rằng, một khi chúng ra bãi bỏ các quy định hạn chế huy động vốn đối với Ngân hàng nước ngoài thì thị phần sẽ thay đổi đáng kể, do các ngân hàng quốc tế thường có tiềm lực tài chính mạnh và uy tín trên thế giới.
Hoạt động tín dụng
Biểu 2.8: Hoạt động tín dụng từ năm 2007-2012
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 18.07.2013)[45]
Tính đến hết tháng 12/2011, dư nợ cho vay của khối ngân hàng nước ngoài đạt xấp