Văn phòng đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại việt nam hiện nay (Trang 41)

Trong thời gian qua, các văn phòng này đã đóng vai trò là cầu nối quan trọng cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời cũng hỗ trợ khách hàng của ngân hàng mẹ trong việc nghiên cứu thị trường nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thiết lập quan hệ với các chủ thể kinh tế Việt Nam. Các văn phòng đại diện này cũng có những hỗ trợ đáng kể đối với Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp Việt Nam như đào tạo cán bộ, tổ chức hội thảo, cung cấp một số luật nước ngoài liên quan để Ngân hàng Nhà nước tham khảo trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, giới thiệu các kỹ năng ngân hàng hiện đại, cải thiện quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài đều nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay Việt Nam có 50 văn phòng đại diện.[33]

2.3.2. Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài

2.3.2.1 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Trước đây hoạt động của chi nhánh của chi nhánh NHNNg chịu hạn chế bởi nhiều hệ thống luật. Nhưng đến nay theo lộ trình cam kết với WTO và thực hiện cam kết Việt Mỹ cùng nhiều cam kết khác, hoạt động của chi nhánh NHNNg đã được nới lỏng rất nhiều. Theo đó kết quả hoạt động của chi nhánh NHNNg đạt được kết quả cao hơn giai đoạn trước, phát huy được tiềm năng sẵn có của mình

Theo báo cáo từ Ngân hàng nhà nước năm 2007, các ngân hàng và tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đạt lợi nhuận trước thuế trên 2.400 tỷ đồng (150 triệu USD), tăng so với mức 1.700 tỷ đồng (106,2 triệu USD) năm 2006. Trong đó, riêng chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài đạt lợi nhuận 1.900 tỷ đồng (118,7

có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 215 nghìn tỷ (13,4 triệu USD) vào cuối năm 2007, tăng 7,5% so với năm ngoái và 60% so với năm 2005. Khối tài sản này chiếm gần 18% tổng tài sản của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Bên cạnh các hoạt động cho vay, đầu tư, thì các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có thế mạnh mở rộng thị phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối và các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích khác cho các nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam. Một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài mở rộng các nghiệp vụ chứng khoán, như: lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp,...[9,33]

Hiện nay, tính đến ngày 30/06/2013 Việt Nam có tất cả 50 chi nhánh NHNHg, hoạt động chủ yếu ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh.[33]

Sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam đã được thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau. Đó có thể là việc chuyển trụ sở về nơi tiện nghi hơn ở khu vực đẹp hơn để có thể khuếch trương và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nội địa như HSBC đã làm. Đó cũng có thể là triển khai và cho ra mắt các dịch vụ mới như ANZ hay Standard Chartered đã thực hiện.

Các NHNNg đang ra sức cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bởi với một thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam thì không có lý do gì mà các ngân hàng nước ngoài lại đứng ngoài cuộc.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn hạn chế về thông tin, gây không ít khó khăn cho các ngân hàng nước ngoài. Ví dụ, ở Mỹ, trong một địa phương, tổng huy động bao nhiêu đều được công bố trên trang điện tử và dựa vào thông tin đó, các ngân hàng lên những kế hoạch cho vay. Hay quy định luật pháp của Việt Nam có một số bất cập trong việc lấy tài sản thế chấp. Ở nước ngoài, không khi nào ngân hàng tài trợ bất động sản nếu không được chuyển nhượng, thế chấp quyền sở hữu tại thời điểm cho vay. Nhưng điều này, khung pháp lý ở Việt Nam chưa cho phép. Do vậy, các ngân hàng nước ngoài nỗ lực vượt qua khó khăn bằng cách thích ứng trong chừng mực, nhưng khó thể hòa

đồng, vì chính sách của ngân hàng mẹ và sự chuyên nghiệp không cho phép để vượt qua khó khăn, mô hình đồng tài trợ đã được các ngân hàng nước ngoài triển khai. Cụ thể, đầu năm nay, ANZ là một trong 7 ngân hàng đầu mối thu xếp chính cho khoản vay hợp vốn trị giá 300 triệu USD cho Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP), trong đó, riêng ANZ thu xếp 30 triệu USD. Trước đó, HSBC, Citi và Deutsche Bank đã ký kết hợp đồng tài trợ vốn lên đến 457 triệu USD cho Vietnam Airlines để mua mới 8 máy bay Airbus A321-231S của Airbus. Trong đó, hạn mức tín dụng xuất khẩu trị giá 400 triệu USD được thu xếp và tài trợ bởi HSBC và Citi. Khoản tài trợ thương mại trị giá 57 triệu USD được thu xếp bởi HSBC và Deutsche Bank. Năm 2011, Ngân hàng Standard Chartered thu xếp khoản vay 37 triệu USD, chiếm 70% vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trong Dự án đóng giàn khoan tiếp trợ nửa nổi, nửa chìm (TAD), thông qua hợp đồng tín dụng và cầm cố đầu tư. Năm 2010, Standard Chartered thu xếp khoản vay 430 triệu USD cho Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí và 133 triệu USD cho Tổng công ty Khí Việt Nam. Năm 2009, Standard Chartered đã tài trợ khoản vay 250 triệu USD cho PVN trong Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.[9]

2.3.3.2 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Hiện nay có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam [33] Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam, nhưng đến ngày 8/9/2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới cho phép Standard Chartered Bank và Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Đến ngày 6/1/2009, Ngân hàng Shinhan và Hong Leong cũng đã được cấp phép. Như vậy là cùng với Standard Chartered, HSBC, hiện đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Và ngày 5/1/2009 vừa qua,

đó cũng có nghĩa là bức tranh hệ thống ngân hàng Việt Nam không phải chỉ có 4 mảng màu cơ bản đại diện cho 4 khối: ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà đã có thêm một màu mới. Sắp tới mảng màu này sẽ ngày càng đậm lên, không chỉ mang tính đơn sắc thuần túy mà là sự pha trộn đa sắc một cách có chủ đích. Bởi không chỉ các ngân hàng nước ngoài, tuy âm thầm nhưng cũng rất quyết liệt, tăng cường thâm nhập thị trường Việt Nam - một thị trường hơn 85 triệu người nhưng mới chỉ có khoảng 10% người dân mở tài khoản tại ngân hàng và hơn 2/3 là dân số trẻ, mà cả các ngân hàng trong nước cũng đang rất nỗ lực chuẩn bị trước sự đổ bộ này.[1,3]

Hơn nữa, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ban hành ngày 11/2/2010 cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia mua, bán, sáp nhập với nhau. Nghĩa là, các TCTD có thể tìm kiếm các ngân hàng mục tiêu để đàm phán sáp nhập, hoặc thâu tóm ngân hàng mục tiêu thông qua thị trường chứng khoán. Trong trường hợp này, ngân hàng đi sáp nhập cần phải kiểm soát được ngân hàng mục tiêu nếu kiểm soát được quyền biểu quyết.

Như vậy, cả 2 yếu tố là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể chuyển đổi loại hình hoạt động thành NHTM 100% vốn nước ngoài và sự cho phép tham gia hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các TCTD sẽ là nền tảng tạo sự dịch chuyển cạnh tranh trong thời gian tới.

2.3.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vố nước ngoài

HSBC Việt Nam [14,32]

Năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn. Tháng 8 năm 1995, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ

tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh thứ hai tại Hà Nội và thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005.

Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC khai trương ngân hàng 100% vốn nước ngoài và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con đi vào hoạt động tại Việt Nam. Ngân hàng mới với tên gọi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) thuộc 100% sở hữu của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) là ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên đồng thời đưa chi nhánh và phòng giao dịch đi vào hoạt động tại Việt Nam. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng bao gồm một hội sở, một chi nhánh và năm phòng giao dịch tại Tp. Hồ Chí Minh, một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội, bốn chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai và hai văn phòng đại diện tại Hải Phòng và Vũng Tàu.

Hiện tại, HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng. Với hơn 140 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam, HSBC cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng bao gồm: Dịch vụ Tài chính Cá nhân và Quản lý Tài sản, Dịch vụ Tài chính Doanh Nghiệp, Dịch vụ Tài chính toàn cầu, Dịch vụ Ngoại hối và thị trường vốn, Dịch vụ Thanh toán và Quản lý tiền tệ, Dịch vụ Thanh tóan Quốc tế và Tài trợ thương mại, và Dịch vụ Chứng Khoán.

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu tài chính của HSBC qua các từ năm 2009 đến 30/06/2013 ( Đơn vị: Tỷ VND) Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 30/06/2013 Tổng tài sản có 36.514 47.826 53.318 65.876 63.123 Doanh số dư nợ 26.879 36.425 23.497 46.585 37.593 Doanh số huy động vốn 31.326 41.753 46.099 55.357 54.340 Lợi nhuận sau thuế 747 1.045 1.465 1.397 829

Nguồn: Tổng hợp BCTC qua các năm [14]

Các chỉ số kinh doanh của HSBC qua các năm liên tục tăng trưởng, mặc dù kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng HSBC vấn tăng trưởng, lợi nhuận tăng. Đặc năm 2013, các ngân hàng trong nước đạt được lợi nhuận khá thấp. Theo báo cáo tài chính 6 tháng , tỷ lệ nợ quá hạn là 9,8 %, có tăng nhẹ so với năm 2012 là 7,40%, lợi nhuận đạt sau thuế 829 tỷ đồng , trước thuế là 1.114 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Lợi nhuận một số ngân hàng đến 30/06/2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngân hàng Số tiền Vietinbank 4.195 VCB 2.686 MB 1.800 ACB 716 SACOMBANK 1.448 EXIMBANK 755 HSBC 1.114 (Nguồn Tổng hợp từ BCTC các ngân hàng )[23,24,31,32,36,37,38,39]

Theo báo cáo kết quả kinh doanh vừa công bố, tổng lợi nhuận trước thuế quý 2/2013 của VietinBank đạt 2.825,79 tỷ đồng, tăng tới 353% so với quý 2/2012; lũy kế 6 tháng đầu năm 2013 đạt 4.195,61 tỷ đồng tỷ đồng, tăng tới trên 150% so với cùng kỳ 2012. Đáng chú ý là lợi nhuận tăng đột biến nhưng dư nợ của VietinBank không nhiều thay đổi. Tăng trưởng tín dụng tính đến 30/6/2013 so với 31/12/2012 chỉ chớm dương 0,37%. Trong khi đó, nợ xấu đã tăng từ 1,47% cuối 2012 lên 2,1%.[36]

Trong khối ngân hàng thương mại cổ phần (không tính các thành viên nhà nước nắm tỷ lệ sở hữu chi phối), sau khi vươn lên trong năm 2012, đến thời điểm này Ngân hàng Quân đội (MB) vẫn tiếp tục dẫn đầu, xét theo giá trị tuyệt đối, đạt được 1800 tỷ đồng [39].

Sacombank đã đạt 1.448 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương gần 52% kế hoạch năm; tổng tài sản đạt trên 159.660 tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm; tăng trưởng tín dụng đạt 12,9% và tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,46%.[38]

Như vậy, so sánh với các ngân hàng trong nước HSBC có mức tăng lợi nhuận khá cao, trong khi các ngân hàng trong nước đang chật vật với xử lý nợ xấu, thì HSBC vẫn đạt lợi nhuận đều đều. Nguyên nhân là do ngân hàng này sử dụng vốn được cấp và vay vốn tương đối hiệu quả, mức rủi ro thấp. Bên cạnh đó, còn có nguồn thu đáng kể từ các hoạt động phi tín dụng, mảng hoạt động còn yếu của các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tổng tài sản qua các năm cũng liên tục tăng, ngày càng khẳng định sự phát triển vững chắc, đầu tư hiệu quả vào thị trường Việt Nam.

Ngân hàng Sinhan Việt Nam [13]

Tại Việt Nam, lịch sử của Ngân hàng Shinhan có thể được tính từ năm 1993 khi ngân hàng mở văn phòng đại diện đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh và trở thành một trong những người tiên phong trong việc đẩy mạnh mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Năm 2008, Ngân hàng Shinhan Việt Nam được cấp giấy phép và trở thành một trong 5 ngân hàng đầu tiên với 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2011, để chứng minh cam kết vững chắc tại thị trường Việt Nam, Ngân hàng Shinhan đã mua 50% cổ phần của ngân hàng Shinhan Vina (ngân hàng liên doanh với 50% cổ phần của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank và 50% cổ phần của ngân hàng Shinhan) và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Shinhan Việt Nam. Có trụ sở được đặt tại Tòa nhà Empress (số 138 - 142 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q.1, TP.Hồ Chí Minh) với vốn điều lệ lên đến 4,547.1 tỉ VND.

Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng Sinhan Việt Nam 2009-2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản 5.753 8.791 19.355 22.920 Huy động vốn 1.864 1.874 10.135 12.337 Dư nợ 3.780 4.256 10.569 12.102 Lợi nhuận 43 357 532,4 558,7 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC )[13]

Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận của Sinhan Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2011 tăng 532,4 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2010, đây cũng là năm Sinhan Việt Nam mở rộng hoạt động , tổng tài sản tăng mạnh, mở rộng hoạt động cho vay, nguyên nhân là do ngân hàng đã mua lại 50% cổ phần của Sinhan vina, đánh dấu sự mở rộng đầu tư vào thị trường Việt Nam, sang năm 2012 tình hình khó khăn chung Sinhan Việt Nam cũng không ngoại lệ, lợi nhuận tăng trưởng không đáng kể, chỉ tăng 4,7% so với năm 2011. Thu nhập chính của Sinhan Việt Nam la từ hoạt động cho vay, chiếm 85%, hoạt động kinh doanh ngoại hối đóng góp 8% lợi nhuận, còn lại là các hoạt động khác.

Nhìn chung các ngân hàng nước ngoài đều hoạt động hiểu quả, thu được lợi nhuận do hoạt động của các chi nhánh NHNNg thuần tuý là vì mục tiêu lợi nhuận không phải thực hiện việc cho vay chính sách nên nợ quá hạn rất thấp, dư nợ tăng trưởng lành mạng. Bên cạnh đó, các chi nhánh NHNHg còn được ngân hàng mẹ hỗ trợ nhiều mặt nên càng có điều kiện để mở rộng cho vay.

2.3.4. Ngân hàng liên doanh

Vinasiam bank là ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) và Thái Lan (Ngân hàng Thương mại Siam (SCB) Thái Lan, Tập đoàn CP Thái Lan (the Charoen Pokphand Group)

Hiện nay Ngân hàng liên doanh Việt Thái hiện có 8 chính nhánh: Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương,…

Vốn điều lệ 161 triệu USD vào năm 2011

Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4 Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Việt Thái từ năm 2007-2012

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận (triệu USD) 2,0 1,2 0.83 3,1 2,0 0,11 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC trên website)[40]

Bảng 2.5 Tổng tài sản ngân hàng Việt Thái năm 2007-2012

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng tài sản (triệu USD) 162 193 207 271 217 196

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC trên website)[40]

Giai đoạn từ năm 2007 đến 2010 lợi nhuận liên tục tăng cao, cao nhất là 3,1 triệu USD năm 2010, tăng đáng kể so với 2009 tăng 273%, chủ yếu là nguồn thu từ hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại việt nam hiện nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)