LÝ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI
Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các quy định pháp luật ngân hàng về cấp phép hiện diện thương mại, về tổ chức, hoạt động, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng kể cả trong và ngoài nước hướng tới nguyên tắc không phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết và lộ trình gia nhập WTO, các quy định pháp luật cần tuân thủ nguyên tắc minh bạch hoá và có thể dự báo. NHNN hiện đang dự thảo Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động của NHTM cổ phần, Thông tư hướng dẫn Nghị định 22 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt nam, trong đó sẽ cụ thể hoá các cam kết liên quan đến việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt nam. Nghị định về việc tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại của Việt nam cũng đang trong quá trình dự thảo. Để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, NHNN cũng sẽ xây dựng mới Luật Bảo hiểm Tiền gửi và Luật Giám sát An toàn Hoạt động Ngân hàng.
Khuyến khích các ngân hàng nước ngoài góp vốn cổ phần bằng cách mở rộng phần trăm vốn góp, đặc biệt đối với các NHTMCP yếu kém.
3.3. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỂ KHUYẾN KHÍCH CÁC NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHỤC VỤ NỀN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
3.3.1. Đẩy mạnh hội nhập tƣ duy, nhận thức
Đây là vấn đề quan trọng đem đến những thay đổi hành động trên thực tế phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Hệ thống ngân hàng Việt Nam làm quen chưa lâu với cơ chế thị trường, vì vậy nếp nghĩ và cách làm cũ còn chưa được xoá bỏ hoàn toàn. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam, bao gồm cả cơ quan quản lý và các TCTD phải thu hẹp sự khác biệt về tư duy, nhận thức so với quốc tế.
Trước hết, cần đổi mới tư duy chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Trong khuôn
khổ thể chế xem như mặc định là một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cụ thể hơn là một hệ thống tiền tệ, ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường thì có thể thấy các chính sách và biện pháp quản lý của NHNN dần chuyển dịch từ phương pháp hành chính, cưỡng chế là chủ yếu sang cơ chế quản lý mang tính thị trường hơn thông qua tác động đến các yếu tố thị trường và trên nguyên tắc tôn trọng thị trường.
Thứ hai, cần đổi mới tư duy kinh doanh của các TCTD theo hướng lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm. Các TCTD cung cấp dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu của thị trường và định giá dịch vụ theo mức độ rủi ro, đồng thời linh hoạt hơn trong việc chủ động phản ứng lại với những thay đổi của môi trường kinh doanh và các lực lượng thị trường, nhất là khi mà áp lực cạnh tranh gia tăng và nguy cơ gia nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài ngày càng hiện hữu theo lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng. Liên kết, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là xu hướng chung và ngày càng trở lên mạnh mẽ, chặt chẽ hơn để tạo ra cộng đồng ngân
Thứ ba, để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng một môi trường pháp lý ngân hàng trong nước hấp dẫn với các cơ chế chính sách nhất quán, có quy định quyền sở hữu rõ ràng, công tác thanh tra giám sát an toàn với mức độ độc lập cao, chế độ báo cáo và kiểm toán minh bạch, tạo lập một sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng ( trong nước và nước ngoài) phát triển.
Thứ tư, hội nhập quốc tế với nguyên tắc chung là tiến tới đối xử quốc gia, đối xử
tối huệ quốc và thực hiện các chính sách khuyến khích cạnh tranh. Cho phép các ngân hàng con và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia với lộ trình phù hợp ( đặc biệt là đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ), đồng thời cho phép thực hiện sáp nhập và mua lại các ngân hàng trong nước. Khuyến khích sử dụng các yêu cầu về vốn tối thiểu căn cứ theo mức độ rủi ro là bằng với các yêu cầu về vốn quy định trong thoả thuận Basel I. Tăng cường năng lực thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa, phối hợp giữa các cơ quan thanh tra. Ngân hàng TW cần nghiên cứu tách biệt giữa trách nhiệm đối với chính sách tiền tệ và thanh tra, giám sát khu vực ngân hàng.
Thứ năm, trì hoãn để có thời gian cho các ngân hàng trong nước cải cách bằng cách
hạn chế sự tham gia của ngân hàng nước ngoài là một chiến lược không phù hợp từ khi các cam kết về cải cách là chắc chăn. Một khi đã cho phép ngân hàng nước ngoài vào hoạt động thì việc hạn chế sự tham gia trên cơ sở nguồn gốc quốc gia sẽ giảm áp lực cạnh tranh. Những hạn chế làm tăng chi phí tương đối của các ngân hàng nước ngoài trong quá trình tham gia thị trường có thể tạo ra lợi thế cho các ngân hàng trong nước nhưng lại dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và mức độ cạnh tranh thấp trên thị trường. Hiện tại, Nghị định 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam, tổng tỷ lệ sở hữu là 30% và theo dự thảo do Ngân hàng Nhà nước công bố - dự kiến sẽ thay thế Nghị định 69 - thì tỷ lệ sở hữu dành cho các nhà đầu tư nước ngoài hầu như không thay đổi. Theo đó, đối tác chiến lược được sở hữu không quá 20% vốn điều lệ và tổng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài
tại một nhà băng không vượt quá 30%. Riêng với các ngân hàng yếu kém nằm trong diện cần tái cấu trúc, tỷ lệ sở hữu này có thể vượt quy định trên đối với từng trường hợp cụ thể do Thủ tướng quyết định. Tỷ lệ 49% dành cho các ngân hàng đang hoạt động tốt thì rất hấp dẫn, nhưng với những ngân hàng yếu kém, nhà đầu tư chuyên nghiệp không muốn nguồn vốn của mình bị phó mặc cho người điều hành và quản lý yếu kém, mang lại nhiều rủi ro. Với những ngân hàng này, nhà đầu tư luôn muốn nắm quyền kiểm soát để chủ động.
Hiện Việt Nam có nhiều ngân hàng hoạt động yếu kém, thiếu minh bạch, nợ xấu cao cần phải tái cơ cấu. Xu hướng hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là điều hết sức cần thiết. Lợi ích lớn nhất mà ngân hàng nội nhận được khi hơp tác với các ngân hàng ngoại là trình độ quản trị tiên tiến và có tiềm lực tài chính mạnh. Sẽ có nguồn vốn lớn được bơm thẳng vào ngân hàng yếu kém để tái cấu trúc tình hình tài chính yếu kém. Đi cùng với việc bơm vốn, phương thức quản trị doanh nghiệp tại các ngân hàng cũng sẽ phải được thay đổi căn bản. Qua đó, giúp những ngân hàng yếu kém nhanh chóng trở thành những ngân hàng ổn định và góp phần làm cho hệ thống ngân hàng nội mạnh lên, thoát khỏi gánh nặng nợ xấu.
Sự hợp tác giữa ngân hàng nước ngoài với ngân hàng Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, cử đại diện tham gia vào Hội đồng quản trị sẽ mang đến nhiều thành công. Đơn cử, sự có mặt của nhà đầu tư “ngoại” góp phần nâng cao tính minh bạch của ngân hàng.
Vì thế nên chia ngân hàng thành các nhóm, Nhóm 1 gồm 10 ngân hàng thương mại cổ phần mạnh nhất, bán 35%; nhóm 2 gồm 5 thành viên tiếp theo trong nhóm 15 ngân hàng mạnh nhất, bán 49%; số còn lại bán 100%; riêng Agribank chỉ nên bán 10%. Sở dĩ chia như vậy vì 10 ngân hàng thương mại cổ phần mạnh nhất cùng với Agribank
tiền tệ. Với 5 ngân hàng cổ phần bán 49% vì cần tạo điều kiện để họ lớn mạnh thực sự. Các ngân hàng còn lại xếp vào nhóm khó khăn cần tái cơ cấu nên bán tất 100%, vì nếu không mở hết cỡ thời điểm này thì có lẽ không bao giờ nhà đầu tư nước ngoài mua nữa.
3.3.2. Từng bƣớc hoàn thiện môi trƣờng pháp lý đảm bảo sân chơi bình đẳng và an toàn cho các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động
Điều kiện hội nhập cần được đặt ra trong bối cảnh hoạt động chung của hoạt động hoàn thiện hành lang pháp lý, nghĩa là đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cần được hiểu trong mối quan hệ chặc chẽ với các yêu cầu khác của việc xây dựng thể chế. Chẳng hạn trước khi đáp ứng yêu cầu hội nhập, công việc hoàn thiện hành lang pháp lý trước hết phải đặt ra yêu cầu sửa đổi, khắc phục những sai sót, những vấn đề còn bất hợp lý, thiếu tính khả thi trong các quy định hiện hành…
Ngoài ra việc đáp ứng nhu cầu hội nhập của nhiều bộ phận như chiến lược hội nhập của ngân hàng nhà nước, chiến lược hội nhập của các tổ chức tín dụng, của chính phủ và các cơ quan quản lý… phải được tiến hành một cách tổng thể và đồng bộ. Đã có nhiều ý kiến đề cập đến tương quan giữa năng lực của các tài chính doanh nghiệp Việt Nam cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng với các định chế tài chính hiện đại trên thế giới, những cơ hội và thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Ở khía cạnh chuyên môn, trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các tài chính tín dụng cần phải đạt mục tiêu sau: Cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức hoạt động của các TCTD; Phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế về các vấn đề liên quan như tổ chức, quản trị, điều hành, lĩnh vực hoạt động, nghiệp vụ, tỉ lệ đảm bảo an toàn… Nâng cao tính minh bạch của các quy định pháp luật.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Đứng trước yêu cầu hội nhập quốc tế, hoạt động ngân hàng phải có bước tiến phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực. Một vấn đề rất lớn mà tiến trình hội nhập đặt ra cho chúng ta là phải rà soát lại để xây dựng khung pháp lý, bảo đảm sân chơi bình đẳng, an toàn, hiệu quả cho các ngân hàng thương mại kể cả ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Để đảm bảo sân chơi bình đăng, Nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý cho hệ thống ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó có cả tài chính tín dụng nước ngoài, không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam, không hạn chế về tổng các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ ngân hàng, không hạn chế về tổng số người được tuyển dụng vào các ngân hàng nước ngoài, không có các biện pháp hạn chế hay yêu cầu phải mang một hình thức pháp nhân nào, không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ phần trăm trong tổng số cổ phiếu ngân hàng nắm giữ,…
Tăng cường khuôn khổ pháp lý về giám sát hệ thống ngân hàng theo các chuẩn tắc quốc tế. Đây là những thách thức mới, cần tạo môi trường pháp lý và thực thi có hiệu quả. Những vấn đề trên phải có thời gian chuẩn bị để đưa vào trong luật hay cơ chế Chương 3 luận văn đã nêu lên những giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng nước ngoài, khuyến khích ngân hàng nước ngoài phát triển trong giai đoạn mới phục vụ nền kinh tế mới. Điều kiện tiên quyết để các ngân hàng nước ngoài phát triển tốt đó là cần có hệ thống pháp luật thông thoáng, minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng trên mọi phương diện. Tư duy về việc giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng trong nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế cổ đông nước ngoài nắm giữ tỉ lệ vốn lớn và thao túng hoạt động của ngân hàng trong thời điểm hiện nay cần phải thay đổi. Đảm bảo mục đích cả hai cùng
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, các NHTM Việt Nam và trên thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do khâu quản lý, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và tài sản của NHTM.
Với tâm huyết là một cán bộ ngân hàng, muốn có những đóng góp thiết thực cho sự nghiệp tồn tại và phát triển của ngân hàng trong nước, cũng như khuyến khích các ngân hàng nước ngoài hoạt động hiệu quả, đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Tác giả đã cố gắng nghiên cứu để hình thành luận văn và đã đạt được một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, tác giả đã nghiên cứu về cơ sở lý luận hoạt động của ngân hàng trên phạm vi
quốc tế, nhằm tìm hiểu về từng hình thức thâm nhập, ưu nhược điểm, đánh giá ảnh hưởng của sự thâm nhập này đến các ngân hàng trong nước.
Hai là, tìm hiểu các phương thức hoạt động tại Việt Nam hiện nay, kết quả đã đạt được
trong những năm qua, từ đó đánh mức độ thâm nhập của khối ngân hàng nước ngoài với nền kinh tế, điểm mạnh, điểm yếu khi tham gia vào thị trường Việt Nam.
Ba là, chúng ta phải thừa nhận rằng, trong những năm qua các ngân hàng nước ngoài
hoạt động hết sức hiệu quả, vì thế Nhà nước ta bên cạnh việc kiểm soát đặc biệt, cần có những chủ trương nhằm khuyến khích các ngân hàng nước ngoài tham gia hoạt động hiệu quả. Tác giả cũng đã trình bày các nhóm giải pháp cho vấn đề này.
Hi vọng với nỗ lực của mình, luận văn sẽ là tài liệu bổ ích, cung cấp cho các nhà quản trị trong nước khi muốn tìm hiểu về tình hình hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, hoặc cho các ngân hàng nước ngoài khi muốn đầu tư kinh doanh vào Việt Nam.
Do phạm vi khuôn khổ luận văn có giới hạn, điều kiện nghiên cứu và trình độ nghiên cứu của tác giả còn hạn chế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp cũng như các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyệt Anh (2008), “Hội nhập và mở cửa trong lĩnh vực Ngân hàng” website điện tử Ngân hàng Nhà nước
2. Nguyễn Cao Khôi và Nguyễn Phương Linh (2012) “Cổ đông chiến lược nước ngoài ngoài kỳ vọng của Ngân hàng Việt Nam và những khoảng trống pháp lý”,
tạp chí Ngân hàng Số 1+2/201.
3. Thành Trung (2012), “ Nhà băng Việt “kết hôn” với ngân hàng ngoại: bên kia bờ ảo vọng ?”, Báo điện tử cafef (www.cafef.vn) mục tài chính ngân hàng đăng ngày 9/5/2012
4. ThS.Trịnh Thanh Hiền(2009) “ Sân chơi nào cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong hội nhập”, Báo điện tử Vietinbank, mục Nghiên cứu trao đổi
5. Ths.Lê Văn Hinh NHNNVN. Sự tham gia của đối tác nước ngoài vào khu vực
ngân hàng trong nước, khuynh hướng và tác động. Tạp chí nghiên cứu kinh tế
số 306, tháng 11/2003
6. TS. Phí Trọng Hiền(2007), “ Hệ thống ngân hàng Việt Nam- Hội nhập và phát triển bền vững”, Tạp chí ngân hàng Số 1/2007.
7. TS. Nguyễn Thị Loan (2012) “Hoạt mua bán sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Báo điện tử Ngân hàng Nhà nước
8. Trần Thị Thái Hà (2004), “ Mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài-Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” Tạp chí ngân ngân hàng.
9. Nhuệ Mẫn (2013), “Ngân hàng ngoại, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam vượt
khó”, Tạp chí Đầu tư Chứng khoán.
10.Uỷ ban kinh tế Quốc hội và nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô (2012), Báo