Yếu tố mở cửa và hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại việt nam hiện nay (Trang 36 - 41)

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng đã dần hé mở cánh cửa cho các đối tác nước ngoài từ những năm 90. Năm 1991, khi Pháp luật Ngân hàng có hiệu lực, các chi nhánh & văn phòng đại diện của các NHNNg bắt đầu được phép thành lập.

Sự mở cửa và hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng ở Việt Nam đã tạo nên tâm lý yên tâm và hứng thú từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một nền kinh tế có chính sách mở và hội nhập thì nhà đầu tư nước ngoài không phải lo lắng về môi trường đầu tư, về khả năng quốc hữu hoá tài sản, về những rủi ro liên quan đến chính sách điều hành của nhà nước. Nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý các hoạt động ngân hàng – tiền tệ ngày càng đa dạng và có tính nghiệp vụ cao của một thị trường tài

chính – tiền tệ trong tiến trình hội nhập, nhiều văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trong thời gian qua, như: Luật Công cụ chuyển nhượng; Pháp lệnh Ngoại hối; Nghị định về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Nghị định về mức vốn pháp định của các TCTD; Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối; Hàng loạt văn bản pháp lý khác cho hoạt động của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng đã được hoàn thiện. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy các NHNNg quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam. [16-21]

2.2.5. Rào cản gia nhập và rút lui

Số lượng các NHNNg có mặt tại Việt Nam là rất nhỏ bé, điều này chứng tỏ sự cản trở còn rất lớn và chủ yếu nằm ở vấn để hành lang pháp lý, chính sách hay thay đổi và môi trường công nghệ thấp. Có thể nói rào cản về pháp luật là rào cản lớn nhất hiện nay và xuất phát từ chính sách muốn bảo vệ thị trường tài chính của nước ta, nên đã đề ra những yêu cầu, hạn chế và kiểm tra gắt gao đối với hoạt động của ngân hàng:[16,17,19,20]

Về vốn: Để lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng phải có tổng tài sản có trên 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh, vốn pháp định tối thiểu 15 triệu USD, thành lập ngân hàng con đòi hỏi vốn tối thiểu là 70 triệu USD và tổng tài sản có trên 10 tỷ USD vào trước thời điểm xin mở ngân hàng con.

Hạn chế về thủ tục: Thủ tục xin cấp giấy phép quá phức tạp gồm giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép kinh doanh, theo như thông tư 3/2007/TT-NHNN ban hành ngày 05/06/2007 hướng dẫn thi hành nghị định 22 của Chính phủ về hoạt động của NHNNg và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam về mặt thủ tục thì NHNN

đối của Cục An Ninh Kinh Tế (Bộ Công An) và một số cơ quan có liên quan. Vì vậy, theo thủ tục phải mất tới 6 tháng để cơ quan quản lý xem xét, lấy ý kiến các bên liên quan và ra quyết định cấp phép hay không, gây ảnh hưởng ít nhiều đến cơ hội cạnh tranh các tổ chức tín dụng nước ngoài.

Các hạn chế về hoạt động kinh doanh, các chi nhánh của NHNNg không được huy động tiền gửi tiết kiệm dưới mọi hình thức; không được cho vay tín chấp nhưng lại không được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, không được tiếp nhận quyền tái chiết khấu, tái cấp vốn từ NHNN…

Nhưng nhìn lại, thì Việt Nam đang có những bước tiến tích cự trong hội nhập và mở cửa đã tạo điều kiện đáng kể cho các ngân hàng nước ngoài đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.

Rào cản rút lui: Thời gian qua nước ta đã có Luật Phá sản làm cơ sở pháp lý cụ thể cho các doanh nghiệp muốn rút lui khỏi thị trường và tuyên bố phá sản. Với tính chất độc quyền và là một trong những ngành trọng điểm của quốc gia, sự rút lui hay phá sản của một ngân hàng có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động của toàn hệ thống.

2.2.6. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Có thể nói các ngân hàng trong nước, cụ thể là ngân hàng thương mại Nhà nước là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, hiện hữu và ngang tầm với NHNNg về cả quy mô, thị phần, định hướng chiến lược, đường lối phát triển, thị trường mục tiêu… bên cạnh đó là các NHTMCP trẻ, năng động, có tốc độ phát triển nhanh trong giai đoạn gần đây. Tuy nhiên thị trường tài chính Việt Nam đang còn nhiều khoảng trống đang bỏ ngỏ vì nhiều lý do. Tuy phát triển nhanh nhưng về mặt năng lực các NHTM trong nước vẫn còn nhiều mặt thua kém so với các ngân hàng lớn mạnh của nước ngoài. Vì vậy cơ hội còn rất nhiều cho các NHNNg khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

2.2.7. Sản phẩm thay thế

Huy động vốn và quản lý tài khoản: thị trường huy động vốn hiện nay rất sôi động do có sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, công ty tài chính. Thị trường bảo hiểm tại Việt Nam có khoảng 20 công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế hoạt động, thực hiện dịch vụ huy động tiền gửi bảo hiểm như AIA, Prudential, Chinfon, Manulife, Bảo Minh CMG, Công ty liên doanh bảo hiểm Việt Úc…

Tiết kiệm bưu điện: Với lợi thế về mạng lưới chi nhánh giao dịch phủ đến tận các huyện xa xôi nhất và những thuận lợi trong cơ chế gửi tiền có thể thấy ưu thế về hoạt động huy động tiền gửi là không nhỏ.

Tài trợ tín dụng bao gồm cho thuê tài chính, tài trợ thuê mua, sản phẩm thay thế thuộc lĩnh vực này được cung cấp bởi các công ty cho thuê tài chính quốc tế và trong nước. Ưu thế của các công ty cho thuê tài chính và tài trợ tín dụng là tính chuyên nghiệp, lãi suất tài trợ rẻ hơn do mối quan hệ rộng lớn và quen biết của khách hàng, đồng thời là chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung cấp.

Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền là một trong những dịch vụ thu phí đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Bản thân mỗi ngân hàng có hệ thống chuyển tiền ra trong hệ thống để phục vụ khách hàng của mình. Tuy nhiên hiện này bị áp lực cạnh tranh do có nhiều sản phẩm thay thế từ các công ty chuyển tiền quốc tế như: Moneygram của Anh, Western Union của Mỹ…

Dịch vụ thẻ ATM: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM, thẻ tín dụng là một trong những định hướng chiến lược của các ngân hàng. Hiện nay hầu hết các ngân hàng từ quốc doanh đến cổ phần đến các NHNNg đều tập trung phát triển thẻ nội địa và làm đại lý phát hành thanh toán và chấp nhận các thẻ: Visa Card, Master Card. American Express, JCB…

Đầu tư và tư vấn tài chính: hoạt động đầu tư vào các thị trường khác là một trong những sản phẩm thay thế có nguy cơ đe dọa hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Các thị trường đầu tư thay thế là thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, công trái, tín phiếu kho bạc… Hoạt động tư vấn tài chính chưa phát triển đối với ngân hàng Việt Nam, nhưng các chi nhánh NHNNg đặc biệt có lợi thế vì có sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ uy tín trên thế giới hoặc các tập đoàn tài chính quốc tế.

2.3. THỰC TẾ THAM GIA VÀO THỊ TRƢỜNG TRONG NƢỚC CỦA NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, chính vì thế việc mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng là việc cần thiết và hết sức quan trọng. Trong lĩnh vực tài chính tự do hoá tất yếu sẽ dẫn đến xoá bỏ những hạn chế đối với việc thâm nhập của các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam, tạo ra sức ép cạnh tranh mới đối với hệ thống ngân hàng trong nước. Đặc biệt trong thời gian gần đây là sự thâm nhập khá nhanh chóng của các định chế tài chính nước ngoài vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.

Theo khoản 1, điều 3, Nghị định của Chính phủ số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006, thì NHNNg được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức tổ chức sau đây:[19-21]

- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; - Ngân hàng liên doanh;

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo khoản 2, điều 3 Nghị định của Chính phủ số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006. Ngoài ra các Tổ chức tín dụng nước

ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam theo khoản 3, điều 3 Nghị định 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại việt nam hiện nay (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)