Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng hoạt động tại ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại việt nam hiện nay (Trang 65)

2.3.6.1. Tình hình mua cổ phần NHTM Cổ phần của các NHNNg tại Việt Nam

Không đợi đến khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn lĩnh vực ngân hàng, nhiều ngân hàng nước ngoài đã tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua việc góp vốn vào các ngân hàng nội địa, thông qua các ngân hàng nội để tiến sâu hơn và vững chắc hơn vào thị trường Việt Nam.

HSBC là Ngân hàng nước ngoài đầu tiên được sở hữu 15% cổ phần trong một NHTM cổ phần của Việt Nam. HSBC cũng giành 13,5 triệu USD để hỗ trợ kỹ thuật cho Techcombank trong năm 2008. Hiện nay doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế của HSBC chiếm trên 30% doanh thu của HSBC Việt Nam. Cách đây 3 năm khách hàng của HSBC là các Công ty Việt Nam chỉ chiếm 3% thì hiện nay đã tăng lên 50%. Ngày 28/8/2008, HSBC chính thức công bố trở thành cổ đông nước ngoài đầu tiên gia tăng mức được sở hữu 20% vốn cổ phần tại Techcombank.[2,12]

Ngoài ra, trong 10 tháng đầu năm các giao dịch mua cổ phần của MayBank tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Societe Generale S.A của Pháp mua 15% vốn cổ phần tại SeaBank cũng được thực hiện. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam cũng đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép bán thêm 5% vốn điều lệ cho Tập đoàn ngân hàng UOB của Singapore. OCBC cũng gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình tại VPBank lên 15%. Eximbank đã chính thức hoàn tất các thủ tục chọn xong một đối tác chiến lược nước ngoài là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), một trong số ít tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và thế giới.

Tập đoàn ngân hàng ANZ thực hiện một hướng đầu tư khác bằng việc tiếp tục khẳng định vị trí là một cổ đông lớn của Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) thông qua việc đăng ký mua tiếp cổ phiếu SSI trong hai tháng 8 và 10/2008.

Bên cạnh đó, cũng trong tháng 8/2008, Comommwealth Bank of Australia đã khai trương chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên khai trương hoạt động chi nhánh sau khi các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam sau khi gia nhập WTO chính thức có hiệu lực. [8,9,15,22]

Bảng 2.9: Đầu tư của các ngân hàng nước ngoài ở các NHTM Việt Nam

TT NHTMCP

Việt Nam Ngân hàng nƣớc ngoài

Thời gian đầu tƣ ban đầu

Tỷ lệ sở hữu (%)

1 Techcombank HSBC 12/2005 20

2 SeABank Societe Generale S.A (Pháp) 08/2008 20 3 VP Bank OCBC (Singapore) 02/2006 15 4 ACB Standard Chartered Bank 03/2005 15 5 AnBinh Bank Maybank (Malaysia) 03/2008 15 6 Eximbank Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) 11/2007 15 7 Habubank Deutsche Bank 02/2007 10 8 Phương Nam UOB (Singapore) 01/2007 20 9 Phương Đông BNP Paribas (Pháp) 11/2006 20

10 VIB Commonwealth 09/2010 20

11 Vietcombank Mizuho Mitsui 09/2011 15

(Nguồn: Tổng hợp từ các website của các ngân hàng )[22,23,31,32,33,37,]

Standard Chartered Bank của Anh cũng nhanh chóng mua 16.204.879 cổ phiếu ACB của cổ đông lớn là Công ty tài chính quốc tế -IFC theo giá thoả thuận (cao gấp 2 lần giá vào cuối phiên giao dịch ngày 21/7/2008) để tăng tỷ lệ nắm giữ của Standard Chartered Bank từ 8,84% lên 15% vốn cổ phần tại ACB, các đối tác nước ngoài khác mua 20% vốn tại ACB là Connaught Investors (Jardine Matheson Group), Dragon Financial Holdings Ltd, IFC.

Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), một trong số ít Tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và thế giới, mua 15% vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank). Giao dịch bán 15% vốn cổ phần cho đối tác này, đem lại cho Eximbank số tiền 225 triệu USD, với giá phát hành cao gấp khoảng 6,42 lần mệnh

Đồng thời, trong tháng 12-2007 Eximbank cũng đã hoàn tất và ký kết thoả thuận bán 10% vốn điều lệ cho 2 Quỹ đầu tư nước ngoài, đó là Quỹ VOF do VinaCapital quản lý cùng với một quỹ khác của Hàn Quốc, trở thành đối tác chiến lược của Eximbank, thông qua mua 10% cổ phần với giá tương đương Sumitomo Mitsui Banking Corporation.

BNP của Pháp sẽ sở hữu 10% vốn điều lệ của NHTMCP Phương Đông. Hana Bank của Hàn Quốc dự kiến cũng sẽ sở hữu 10% vốn điều lệ của NHTMCP Phương Nam. ANZ đầu tháng 7 -2007 cũng mua 10% vốn cổ phần của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – SSI với giá 88 triệu USD, nằm trong kế hoạch tăng vốn của SSI từ 500 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng. OCBC – một tập đoàn ngân hàng lớn của Singapore mua 10% vốn cổ phần của NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank) với số tiền bán ra 250 tỷ đồng. Bên cạnh đó cuối năm 2007, OCBC tiếp tục mua 5% của VP Bank với giá 25,5 triệu USD, tương đương khoảng 410 tỷ đồng ở thời điểm VP Bank đã tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Như vậy giá bán của VP Bank đợt này cho OCBC ở mức gấp 4,1 lần mệnh giá. Dự kiến OCBC sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại VP Bank lên 20% vốn điều lệ của ngân hàng này.

Các tập đoàn ngân hàng khác của Pháp, Mỹ, Singapore, Đức… cũng đang xúc tiến đàm phán mua cổ phần của các NHTM cổ phần khác của Việt Nam. Đây là hướng mở rộng hoạt động có hiệu quả của các tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới tại Việt Nam. Do sẵn có mạng lưới và khách hàng đông đảo của các NHTMCP. Bên cạnh đó chi phí cũng ít tốn kém hơn so với thành lập mới chi nhánh 100% vốn nước ngoài.

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã ký hợp đồng bán 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành đang lưu hành cho Ngân hàng TNHH Mizuho, một thành viên của tập đoàn tài chính Mizuho để tăng vốn 11,8 nghìn tỷ VNĐ (tương đương 567,3 triệu đô la Mỹ).

Ngày 5.1.2012, Tập đoàn ANZ thông báo đã nhận được phê duyệt cho phép bán 9,6% cổ phần (hơn 103 triệu cổ phiếu) tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB) cho Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Động thái này được ông Alex Thursby, Tổng Giám đốc ANZ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Âu và Châu Mỹ, lý giải là để tập trung vào phát triển kinh doanh của ngân hàng. ANZ đầu tư vào STB từ năm 2005. Sự ra đi này của ANZ sẽ được xem là bình thường nếu không phải lúc này ở STB diễn ra một số sự kiện thoái vốn của các cổ đông lớn khác.

2.3.6.2. Tác dụng tích cực của việc bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài

Có thể nói rằng, tới đây mức độ cạnh tranh hoạt động ngân hàng Việt Nam sẽ trở nên gay gắt hơn. Thậm chí còn có đánh giá sẽ có cuộc đổ bộ của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Bởi vì tăng trưởng xuất khẩu, các luồng chu chuyển vốn quốc tế và thanh toán quốc tế, khách du lịch quốc tế,... đang gia tăng nhanh chóng và Việt Nam được coi là con hổ mới của châu Á

Việc mở rộng hoạt động của các ngân hàng và tập đoàn tài chính nước ngoài tại Việt Nam có mặt lợi và bất lợi, nhưng tổng thể thì lợi hơn. Theo đó cho phép thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy các hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ, chuyển tiền, thanh toán quốc tế, thị trường trái phiếu, kinh doanh ngoại hối,... thúc đẩy cải cách mạnh mẽ các ngân hàng, doanh nghiệp trong nước.

Tăng vốn điều lệ thông qua việc gọi vốn từ các cổ đông nước ngoài, đặc biệt là các cổ đông là những ngân hàng có uy tín lớn trên thế giới được xem là một giải pháp có nhiều ưu điểm. Giải pháp này không chỉ được áp dụng ở Việt Nam mà được áp dụng thành công ở các nước khác như: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… Giải pháp này có tên gọi là “twinning” (song sinh) là giải pháp theo đó, một định chế tài chính nước ngoài sẽ đóng góp vốn giúp các ngân hàng gặp khó khăn (thường là các ngân hàng mới

Các đối tác chiến lược, đặc biệt là đối tác chiến lược nước ngoài, góp phần quan trọng vào việc giữ, mở rộng thị phần của ngân hàng trong nước. Một cổ đông chiến lược tên tuổi sẽ tạo thêm thế và lực cho ngân hàng không chỉ ở trong nước, mà còn gầy dựng uy tín cả trên thị trường tài chính quốc tế. Đây cũng là một trong những phương cách tốt nhất để xây dựng thương hiệu và tìm kiếm nguồn khách hàng trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn là nơi ngân hàng trong nước chưa có nhiều ưu thế.

Trên thực tế, từ trước đến nay không ít đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài vẫn thường quan hệ với cả ngân hàng trong nước và nước ngoài. Thanh toán xuất nhập khẩu họ tìm đến ngân hàng nước ngoài; khi cần vay tiền đồng họ tiếp cận ngân hàng Việt Nam. Bây giờ, một bảng hiệu HSBC trưng bên cạnh Techcombank với tư cách cổ đông có thể mang lại cho khách hàng cảm giác “độ tin cậy tăng lên”. Thay bằng quan hệ với cả HSBC và Techcombank, khách hàng có thể chỉ cần đến với Techcombank là đủ. Cái cảm giác đó có ý nghĩa sống còn với ngân hàng trong chiến lược thu hút khách hàng. Với ngân hàng, có khách hàng là có tất cả. Đó có lẽ là ý nghĩa lớn nhất mà những thương hiệu như HSBC, Standard Chartered Bank, ANZ mang lại cho Techcombank, ACB, Sacombank. Hơn nữa việc hàng rào bảo hộ các tổ chức tín dụng trong nước sắp được dỡ bỏ, nên các ngân hàng tranh thủ liên kết với ngân hàng nước ngoài qua các vụ chuyển nhượng cổ phần để tận dụng công nghệ, kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng “sức đề kháng” khi hội nhập.

Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài với tư cách là cổ đông sẽ góp phần giúp tăng cường nhiều mặt hoạt động của ngân hàng trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị điều hành. Gọi vốn từ các cổ đông nước ngoài không chỉ giúp nhanh chóng tăng vốn mà còn là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để các ngân hàng TMCP được chuyển giao những kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới.[1-10]

2.4. MỤC ĐÍCH KHI NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI LỰA CHỌN HÌNH THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM

2.4.1. Văn phòng đại diện

Khi khách hàng của các Ngân hàng nước ngoài là công ty đa quốc gia đang hoạt động ở Việt Nam thì đòi hỏi ngân hàng cũng phải mở rộng hoạt động của mình tại Việt Nam nhằm phục vụ và giữ chân khách hàng lớn này.

Với mục đích chính của Văn phòng đại diện là tạo một hiện diện tại Việt Nam với chi phí thấp nhất, ngân hàng nước ngoài sẽ được biết đến như một nhà đầu tư tiềm năng. VPDĐ là phương thức đầu tư chính thức khi các NHNNg bắt đầu bước chân vào thị trường tài chính Việt Nam.

Ở Việt Nam, nhiệm vụ của VPDĐ chủ yếu là làm chức năng liên lạc giữa khách hàng và ngân hàng nước ngoài, tiến hành nghiên cứu thị trường và tư vấn cho ngân hàng và khách hàng của ngân hàng. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam là cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài và các NHNNg muốn có mặt tại đây để phục vụ những cơ hội của các công ty và cộng đồng này.

Một khi NHNNg thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam thì mục đích cơ bản vẫn là muốn thâm nhập thị trường Việt Nam nhằm tìm kiếm những cơ hội làm ăn, tìm hiểu thông tin về thị trường và nhất là tìm hiểu về luật pháp, chính sách của Chính phủ Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 3-5 năm, ngân hàng mẹ sẽ đi đến quyết định đầu tư vào Việt Nam theo phương thức nào mà NHNNg đánh giá phù hợp.

VPDĐ là hình thức hoạt động đơn giản nhất của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với mục đích là thăm dò và nghiên cứu thị trường và làm cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng nước ngoài.

2.4.2. Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài

Sau khi NHNNg đánh giá các tiêu chí như: nhu cầu của thị trường Việt Nam, tiềm năng phát triển, luật lệ của nước sở tại, NHNHg sẽ tiến hàng thủ tục thâm nhập thị trường thông qua hình thức chi nhánh nước ngoài.

Mục đích của NHNNg khi thành lập chi nhánh nước ngoài là mục đích đầu tư thương mại thu lãi đơn thuần là chính. Kỳ vọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, kỳ vọng vào sự phát triển của chi nhánh trong tương lai, ngân hàng mẹ phải bỏ ra một lượng vốn không nhỏ để đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở văn phòng… chỉ nhằm mục đích sẽ thu được lợi nhuận cao trong tương lai. Vì thế trong quá trình hoạt động, chi nhánh NHNNg sẽ chú trọng đến việc mở rộng thị trường và tăng chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng và tìm kiếm cơ hội làm ăn. Cho nên đây là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của các ngân hàng trong nước.

Khi hoạt động dưới hình thức chi nhánh NHNNg, đối tượng khách hàng mà chi nhánh nhắm đến đó là các công ty đa quốc gia là khách hàng quen thuộc của ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam và nhóm khách hàng cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam có thu nhập cao. Kỳ vọng một nền kinh tế phát triển với sự đầu tư FDI ngày càng nhiều vào Việt Nam cũng sẽ tạo thêm cho chi nhánh khách hàng mới đầy tiềm năng. Hơn nữa, khi kinh tế phát triển đến một mức nào đó, khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân trong nước sẽ có nhu cầu đòi hỏi dịch vụ ngân hàng hoàn hảo mang tính chuyên nghiệp cao.

Hơn nữa, một khi lựa chọn hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã thể hiện một cam kết hoạt động tương đối lâu dài ở Việt Nam. Và chi nhánh NHNNg thường có tính ổn định và dễ dàng trong việc thu hút khách hàng và thỏa mãn được những nhu cầu cụ thể của khách hàng yêu cầu.

2.4.3. Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài

Nghị định 22/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/2 đã tạo hành lang pháp lý cho một hình thức ngân hàng nước ngoài mới hoạt động ở Việt Nam, đó là ngân hàng có 100% vốn nước ngoài. Nhưng hiện nay, chưa có hình thức này hoạt động, theo đánh giá thì phải đến 2010 các ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới có thể hoạt động chính thức tại VN. Việc cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn FDI còn phải tuân thủ các cam kết quốc tế mà VN đã ký kết hoặc tham gia, cũng như lộ trình các cam kết gia nhập WTO của VN.

Theo tiêu chuẩn Basel về thành lập ngân hàng, cơ quan giám sát phải thoả mãn rằng ngân hàng thành lập hoạt động đúng đắn, thận trọng, không phương hại đến hoạt động an toàn của hệ thống tài chính trong nước. Vì vậy, việc cấp phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài còn phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặc thù. Thậm chí thời gian tới, một số quy định sẽ được áp dụng chung cho cả ngân hàng trong và ngoài nước, những yêu cầu liên quan tới việc lập ngân hàng 100% vốn FDI sẽ còn khắt khe hơn.

Đầu tư ngân hàng 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam sẽ là quyết định thận trọng khi quyết định đầu tư vốn, công nghệ… vào thị trường Việt Nam. Vì thế một khi hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển đến một mức nào đó, khi hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh, thì khi đó mới bắt đầu xuất hiện ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

2.4.4. Ngân hàng liên doanh

Với môi trường pháp lý còn nhiều hạn chế và bất bình đẳng đối với ngân hàng nước ngoài như những năm đầu của thập kỷ 90, thì mô hình ngân hàng liên doanh là hình thức xâm nhập thị trường Việt Nam tốt nhất. Lĩnh vực ngân hàng trong thời kỳ đó được nhà nước bảo hộ về mọi mặt, các ngân hàng nước ngoài gặp phải rất nhiều khó

Các ngân hàng liên doanh hiện nay của Việt Nam với ngân hàng nước ngoài, ngân hàng Việt Nam đều là những ngân hàng thương mại quốc doanh như: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (NHLD Shinhan), ngân hàng Công thương Việt Nam (NHLD Indovina), ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (NHLD VID Public, NHLD Việt Nga) và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHLD Vinasiam),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại việt nam hiện nay (Trang 65)