6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Những thành tựu và khó khăn trong quá trình hoạt động của Hội khuyến học
thành phố Hạ Long
Trải qua 15 năm hoạt động (2004-2018), Hội Khuyến học thành phố Hạ Long đã bám sát các Chỉ thị, kế hoạch của các cấp ủy Đảng, coi đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Hội đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và đạt nhiều thành tích nổi bật.
Hội Khuyến học thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền cho Hội cơ sở và các hội viên nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động, Kế hoạch thực hiện Xây dựng xã hội học tập của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy, Thành ủy Hạ Long bằng các hình thức như: xây dựng các văn bản hướng dẫn các cấp Hội, các chi hội trường học tổ chức các hình thức tuyên truyền; tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai và sao in các tài liệu có liên quan gửi tới các cấp Hội trong toàn Thành phố.
Qua việc chủ động, tích cực trong công tác tuyên truyền của các cấp Hội, tổ chức, chính quyền địa phương, nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập ngày càng được nâng cao. Hơn ai hết, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, lao động, hội viên và nhân dân các phường trên địa bàn thành phố Hạ Long đều ý thức được trách nhiệm của bản thân, gia đình, dòng họ trong việc tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng cộng đồng học tập, góp phần xây dựng thành phố Hạ Long sớm trở thành thành phố du lịch, thông minh, thân thiện.
Nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác tuyên truyền, Hội Khuyến học thành phố đã chủ động tập hợp thành bộ tài liệu cung cấp cho Hội Khuyến học các phường, chi hội khuyến học các khu phố, trường học trong địa bàn thành phố. Cụ thể: Từ năm 2013 đến 2018, Ban Thường vụ và Thường trực Hội đã ban hành 146 các loại văn bản khác nhau để chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở và gửi Hội Khuyến học tỉnh, Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Hạ Long. Hội Khuyến học thành phố đã sao in thành bộ tài liệu gồm các văn bản và gửi cho 20 Hội Khuyến học các phường, 16 Hội khuyến học các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, 167 chi hội khu phố và 58 chi hội trường học trực thuộc. Cho đến nay, toàn thể nhân dân thành phố đều biết đến Hội Khuyến học và
đình hiếu học, dòng họ hiếu học.
Thông qua hoạt động của mình, Hội Khuyến học thành phố Hạ Long cũng góp phần tuyên truyền sâu rộng đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập thường xuyên, học tập suốt đời.
Để duy trì có hiệu quả hoạt động của Hội, việc xây dựng Quỹ Khuyến học cũng được Hội quan tâm và có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Thời gian đầu thành lập, Hội Khuyến học chỉ là tổ chức xã hội tự nguyện, chưa có quỹ hoạt động. Hội vận động sự ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trên địa bàn thành phố đóng góp cho Quỹ Khuyến học. Tại nhiều chi Hội cơ sở, đã đưa ra quy định, mỗi hộ dân đóng góp 1 năm cho Quỹ Khuyến học từ 10.000 - 20.000 đồng. Việc xây dựng Quỹ Khuyến học đã làm được thường xuyên, đến nay số Quỹ của Hội lên tới hàng tỷ đồng. Số tiền Quỹ Khuyến học được sử dụng đúng mục đích, khen thưởng đúng đối tượng. Hội đã hỗ trợ học sinh nghèo gặp khó khăn, chống nguy cơ bỏ học, khen thưởng, động viên cán bộ giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học. Hàng năm, Hội Khuyến học còn trao nhiều phần quà cho học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, học sinh nghèo vượt khó … (vấn đề này đã được tác giả đề cập chi tiết ở chương 2). Những hoạt động thiết thực đó của Hội đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp “trồng người” của thành phố Hạ Long.
Các phong trào xây dựng “gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học”, “cộng đồng hiếu học” phát triển mạnh, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân. Phong trào Ba đỡ đầu ngày càng khởi sắc và tạo được sự quan tâm ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, 100% các phường đã có TTHTCĐ và đi vào hoạt động có hiệu quả. 100% chi Hội các nhà trường trên địa bàn thành phố hoạt động tích cực, nhận được sự đồng thuận tham gia hưởng ứng của cha mẹ học sinh.
Từ lúc mới thành lập và đi vào hoạt động, phong trào Khuyến học thành phố Hạ Long còn lẻ tẻ nhưng đến nay đã trở thành phong trào phát triển sâu rộng trong quần chúng. Có được thành tích đó là sự không ngừng cố gắng của Ban chấp hành Hội các nhiệm kỳ, đã thực hiện theo đúng Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam, quy
chế hoạt động của Hội Khuyến học thành phố và có sự phân công nhiệm vụ tới từng thành viên trong Ban Chấp hành. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành trực tiếp làm Chủ tịch Hội cơ sở, tuy phải đảm nhiệm nhiều vai trò, vị trí khác nhau, nhưng đã luôn cố gắng, sắp xếp thời gian, sáng tạo trong công tác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Hội đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh, sự vào cuộc đồng bộ và phối hợp có hiệu quả của các Ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố đối với việc xây dựng xã hội học tập.
Những kết quả trên đã đưa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập lên tầm cao mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, khơi dậy truyền thống hiếu học của nhân dân. Hội Khuyến học các cấp đã và đang trở thành nòng cốt liên kết phối hợp các ngành trong sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Trong quá trình hoạt động, Tổ chức Hội đã được Thành ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long và các cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng nhiều đơn vị quan tâm nên ngày càng được mở rộng, đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong đời sống xã hội của thành phố. Hội đã được UBND tỉnh Quảng Ninh, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh khen thưởng trong nhiều năm liền.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu hoạt động của Hội Khuyến học thành phố Hạ Long từ 2004 - 2018 và kết hợp từ phiếu điều tra chúng tôi tổng hợp được, hoạt động Hội Khuyến học thành phố Hạ Long vẫn còn gặp một vài khó khăn như:
1. Nhận thức của một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong thời kỳ mới chưa thật sự đầy đủ.
2. Theo kết quả phiếu điều tra, 90% ý kiến cho rằng kinh phí ngân sách cấp chưa đáp ứng cho hoạt động, mọi hoạt động các phong trào khuyến học, khuyến tài chủ yếu sử dụng từ nguồn vận động, kêu gọi ủng hộ các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể các cấp, đến doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn thành phố.
chưa đáp ứng được nhu cầu “cần gì học nấy” của nhân dân.
4. Cán bộ phụ trách Hội hầu hết là kiêm nhiệm, thời gian giành cho hoạt động của Hội còn ít. Nên việc triển khai công việc còn lúng túng, hiệu quả thấp.
5. Công tác vận động các nguồn lực cho hoạt động của Hội Khuyến học thành phố đã có nhiều kết quả nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với tốc độ phát triển của xã hội. 60% ý kiến cho rằng Phong trào “Ba đỡ đầu”, xây dựng quỹ khuyến học chưa tương xứng với khả năng và yêu cầu trên địa bàn thành phố.
6. Việc bình xét gia đình hiếu học mới tập trung ở sự thành đạt về học tập của con cháu, chưa quan tâm đến những cá nhân có tay nghề kỹ thuật cao, có tài năng trong nghệ thuật, kinh doanh
Như vậy, những khó khăn trên là vấn đề cần được xã hội quan tâm. Trong công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay, để hoạt động khuyến học trở thành động lực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện thành công phong trào xây dựng xã hội học tập, đòi hỏi các cấp chính quyền cần có phương án khắc phục. Từ nghiên cứu hoạt động của Hội Khuyến học thành phố Hạ Long từ 2004 - 2018 và tổng hợp từ phiếu điều tra, tôi xin đưa ra một vài giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của công tác Khuyến học trong việc xây dựng XHHT:
Tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền; tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của hoạt động Khuyến học trong việc xây dựng XHHT
Tiếp tục quán triệt sâu sắc Quyết định số 89/QĐ - TTg; Quyết định 281/QĐ - TTg, Nghị quyết 01- NQ/TV; Chỉ thị 04 - CT/TU; Chương trình hành động 6414/CTr - UBND đến từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền thông qua việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; tổ chức tuyên dương, khen thưởng; Tổ chức Tuần lễ học tập suốt đời hàng năm.
Tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên về chủ trương “Xây dựng xã hội học tập” để người dân và các cơ quan, tổ chức nhận thức rõ, đồng tình, ủng hộ và có trách nhiệm tích cực tham gia xây dựng phong trào “Cả nước trở thành một xã
hội học tập” với các mục tiêu, ý nghĩa, nội dung đã xác định cụ thể theo Đề án và Chương trình của tỉnh; kết hợp các hình thức và biện pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các Bản tin chuyên ngành. Tuyên truyền tại cộng đồng thông qua các trường học, trung tâm sinh hoạt và học tập cộng đồng, điểm văn hoá ở cơ sở. Nghiên cứu và vận dụng thêm các hình thức tuyên truyền mới phù hợp với yêu cầu và điều kiện của tỉnh, thành phố và địa phương.
Tiếp tục nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tập thể trong việc tham gia học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời và tham gia xây dựng xã hội học tập để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, của tỉnh và thành phố. Xây dựng và nâng cao ý thức tự giác học tập của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.
Xây dựng phong trào “Cả thành phố trở thành xã hội học tập” gắn với việc đẩy mạnh “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và phong trào “Xây dựng phường văn hóa”, thể hiện rõ trong việc xác định các mục tiêu cụ thể, các chương trình, nội dung triển khai và hệ thống tổ chức thực hiện ở từng cấp, từng địa phương, cơ sở. Củng cố và đẩy mạnh hoạt động của Hội Khuyến học các cấp, sớm đưa tỷ lệ Hội viên lên 30% dân số, phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của Hội trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ngành GD-ĐT với Hội Khuyến học và các hội, đoàn thể; tạo điều kiện để phát triển mạng lưới cơ sở Hội Khuyến học nhằm đẩy mạnh các hoạt động “Khuyến học, khuyến tài”, nhân rộng và phát huy tính hiệu quả của các mô hình “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Đơn vị hiếu học” để xây dựng mô hình “phường học tập” làm cơ sở cho việc tạo dựng mô hình xã hội học tập trên địa bàn toàn thành phố. Đề cao việc trọng dụng người tài, tôn vinh các gương sáng về hiếu học, các điển hình về vượt khó vươn lên trong học tập.
Thứ hai: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các đơn vị, phòng, ban chuyên môn:
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đổi mới và có cơ chế phối hợp quản lý giữa chính quyền các cấp với các ngành, các tổ chức từ thành phố tới cơ sở
đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức ở địa phương trong hoạt động Khuyến học, khuyến tài và việc “Xây dựng xã hội học tập”.
Căn cứ vào các chủ trương của cấp uỷ Đảng và Quyết định của Chính phủ, của tỉnh, các cấp chính quyền cần xây dựng các Chương trình, Kế hoạch thực hiện “Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013 đến 2015 và định hướng đến 2020” của địa phương mình để có căn cứ triển khai chỉ đạo và đánh giá cụ thể về công tác này, đưa phong trào xây dựng XHHT thực sự đi vào cuộc sống của người dân.
Cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cần gương mẫu đi đầu, tích cực và vận động mọi người tham gia phong trào xây dựng XHHT, là tấm gương sáng tự học, tự nghiên cứu cho quần chúng noi theo.
Phòng GD-ĐT và Hội Khuyến học thành phố cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để xác định bước đi, cách làm cụ thể phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp thành phố đến cơ sở và quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia phối hợp nhằm tập trung chỉ đạo thường xuyên có hiệu quả về công tác xây dựng XHHT.
Thứ ba,Huy động mọi nguồn lực của xã hội
Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài để thúc đẩy sự nghiệp GD-ĐT. Xây dựng Quỹ Khuyến học cần đa dạng các loại hình: Phường, gia đình, dòng họ, khu dân cư, đơn vị… Phát động toàn dân tham gia xây dựng Quỹ Khuyến học vào dịp 2/10 nhân ngày Khuyến học Việt Nam.
Tích cực vận động các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm đóng góp xây dựng Quỹ Khuyến học thành phố, tích cực tham gia phong trào “Ba đỡ đầu”, khen thưởng, trao thưởng trực tiếp cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi, học sinh khuyết tật. Phát động phong trào cộng tác và tăng cường sự cộng đồng trách nhiệm giữa các ngành để cùng hoàn thành các mục tiêu cụ thể về xây dựng xã hội học tập theo chỉ đạo của tỉnh.
Xây dựng và duy trì sự phối hợp chặt chẽ (về nội dung, biện pháp và cơ chế hoạt động) giữa sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền với Hội Khuyến học, ngành GD-ĐT, các ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể từ cấp thành phố đến cơ sở nhằm xây dựng các biện pháp cụ thể để tổ chức
thực hiện và duy trì thường xuyên việc thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào “Cả nước trở thành một xã hội học tập”, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao của phong trào này trên địa bàn toàn thành phố.
Thứ tư: Phát huy hiệu quả các trung tâm học tập cộng đồng:
Củng cố, phát triển bền vững các TTHTCĐ, xây dựng mô hình TTHTCĐ điển hình để nhân rộng trong toàn thành phố. Phát triển mô hình TTHTCĐ kết hợp với trung