Hội khuyến học thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội khuyến học thành phố hạ long tỉnh quảng ninh từ năm 2004 đến năm 2018 (Trang 33 - 39)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Hội khuyến học thành phố Hạ Long

Ngay sau khi Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh thành lập, nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, Chính quyền thành phố Hạ Long và Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 30/03/2004 Hội Khuyến học thành phố Hạ Long đã được thành lập theo quyết định số 20/QĐ-UB của UBND thành phố Hạ Long, đặt trụ sở tại phòng Giáo dục thành phố Hạ Long đường Nguyễn Du, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Ban đầu có 25 đồng chí là thành viên Ban chấp hành lâm thời của Hội.

[Phụ Lục 1].

Nhận được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, sự ủng hộ của nhân dân trên địa bàn thành phố Hạ Long. Tháng 12/2005, Hội khuyến học thành phố chính thức Đại hội lần thứ Nhất, Đại hội đã bầu ra 37 đồng chí tham gia Ban chấp, đồng chí Vũ Văn Hạnh trưởng phòng GD-ĐT thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ (2005 - 2010). Đại hội xác định nhiệm vụ chủ yếu là: “Quán triệt đầy đủ tinh thần, quan điểm chỉ đạo các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đẩy mạnh công tác phát triển và xây dựng tổ chức cơ sở hội. Huy động xây dựng Quỹ Khuyến học các cấp. Phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng xã hội học tập” [5, tr.1]. Thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn, với sự cố gắng của các ủy viên BCH, công tác khuyến học của thành phố Hạ Long đạt được kết quả đáng kể, hoàn thành nhiệm vụ đề ra hàng năm.

Dưới sự chỉ đạo của Thành Ủy, HĐND, UBND thành phố, hội Khuyến học thành phố Hạ Long quyết tâm đẩy mạnh hoạt động của Hội trong toàn thể hội viên và các tầng lớp nhân dân thành phố. Từ năm 2010 - 2015, Hội đạt được nhiều thành tích nổi bật, trở thành đơn vị dẫn dầu trong toàn tỉnh.

Ngày 30/3/2016 Đại hội Khuyến học thành phố Hạ Long lần III diễn ra, bầu ra 40 đồng chí trong BCH Hội khóa mới, trong đó đồng chí Vũ Hồng Sơn Ủy viên BTV, Phó chủ tịch UBND thành phố là Chủ tịch Hội. [Phụ Lục], [Ảnh 1]

Đại hội kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện công tác khuyến học nhiệm kỳ 2010 - 2015, đề ra phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2015 -2020 thông qua các nhiệm vụ:

Tiếp tục đẩy mạnh, xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng của tổ chức Hội, tích cực phát triển hội viên, nhất là hội viên trong khối doanh nghiệp.

Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, cùng các ban ngành, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, nhằm góp phần tích cực thực hiện đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì phổ cập giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Khu phố hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Cơ quan hiếu học”, “Đơn vị hiếu học” gắn với phong trào

xây dựng “Gia đình văn hóa”.

Đẩy mạnh phong trào “Ba đỡ đầu” và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng với phương châm “cần gì học nấy”.

Tích cực huy động quỹ khuyến học từ cơ sở đến thành phố. Huy động sức mạnh tổng hợp cho hoạt động khuyến học, khuyến tài và tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua trong các tổ chức Hội, nhằm động viên khuyến khích mọi người tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài.

Hội Khuyến học thành phố Hạ Long đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh. Căn cứ Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam; Quy chế tổ chức hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh, Căn cứ Nghị quyết của Đại hội Khuyến học thành phố Hạ Long lần thứ I, II, III, BCH Hội Khuyến học thành phố thống nhất ban hành Quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Ban Chấp hành Hội theo Quyết định số 84/QĐ-KH ngày 24/11/2016 như sau:

1. Ban Chấp hành Hội Khuyến học thành phố Hạ Long đặt dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hạ Long; là thành viên của Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hạ Long; hoạt động dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh.

2. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội.

3.Ban Chấp hành Hội Khuyến học thành phố có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam; Quy chế hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh.

4. Ban Chấp hành Hội mỗi năm sinh hoạt định kỳ 2 lần hoặc đột xuất, mở rộng khi cần thiết.

5. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ủy viên Ban Chấp hành được quy định tại Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam. Các ủy viên Ban Chấp hành có quyền và trách nhiệm tham gia đầy đủ, tích cực sinh hoạt của Ban Chấp hành, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Ban Chấp hành theo nhiệm vụ được phân công.

6. Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành trong việc điều hành các hoạt động của Hội giữa hai nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết của

Đại hội. Ban Thường vụ ban hành các Nghị quyết theo quy định của Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam và quy chế chi tiêu nội bộ của Hội. Sinh hoạt 6 tháng 01 lần và đột xuất khi cần thiết. Ủy viên Ban Thường vụ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, kế hoạch công tác ở lĩnh vực và địa bàn được phân công.

7. Thường trực Hội do Ban Chấp hành phân công gồm : Chủ tịch, các Phó Chủ tịch. Thường trực Hội có nhiệm vụ thay mặt Ban Thường vụ điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tổng hợp, báo cáo hoạt động thường xuyên của Hội giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành. Ban Chấp hành ban hành các kế hoạch, hướng dẫn hoạt động và phối hợp hoạt động trong các mặt công tác và thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, thi đua, khen thưởng.

8. Chủ tịch Hội kiêm nhiệm là người đứng đầu Hội Khuyến học thành phố, phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và cấp trên về các hoạt động của Hội.

9. Các Phó chủ tịch Hội kiêm nhiệm và Phó Chủ tịch Hội chuyên trách chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và cấp trên về các lĩnh vực đã được Chủ tịch phân công phụ trách. Phó Chủ tịch thường trực giúp Chủ tịch điều hành các hoạt động thường xuyên của Hội để thực hiện nhiệm vụ của Hội và được ủy nhiệm làm chủ tài khoản thứ nhất, trực tiếp quản lý quỹ Hội. Đồng chí Phó Chủ tịch chuyên trách được ủy nhiệm làm chủ tài khoản thứ hai.

10. Chánh Văn phòng Hội kiêm nhiệm giúp thường trực Hội quản lý văn phòng Hội, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất, dự thảo các văn bản của Hội và một số công việc hành chính khi cần.

11. Kế toán, thủ quỹ của Hội làm kiêm nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của Hội.

12. Nguồn tài chính của Hội gồm : Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ ; Nguồn các đơn vị, các nhà hảo tâm tài trợ ; Các nguồn thu hợp pháp khác.

Riêng hội phí để lại 100% ở cơ sở để quản lý và hoạt động thu, chi theo quy định của Nhà nước và quy chế thu, chi của Hội cơ sở.

Hàng năm, kế toán, thủ quỹ phải tham mưu cho thường trực Hội lập kế hoạch, kinh phí, dự toán kinh phí để xin hỗ trợ, vận động tài trợ và triển khai nhiệm vụ.

Như vậy, Hội Khuyến học thành phố Hạ Long thành lập, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo nhân dân, của các cấp ủy Đảng. Hội luôn đặt nhiệm vụ xây dựng, phát triển hoạt động của Hội theo đúng tinh thần nghị quyết mà Đảng, Nhà nước đề ra. Cơ cấu tổ chức của Hội có đặc điểm là kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ đương chức với cán bộ hưu trí, nên đội ngũ cán bộ được bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng Hội vững mạnh, phát triển nhanh và đi sâu vào quần chúng nhân dân.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Là một thành phố trẻ nằm bên bờ vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long có vị trí quan trọng về mọi mặt, có nhiều tiềm năng và lợi thế để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đi đến thắng lợi thì phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phải huy nguồn lực con người, coi đó là yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững.

Đảng và Nhà nước coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể để phát triển sự nghiệp giáo dục, trong đó công tác khuyến học khuyến tài được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Hội khuyến học thành phố Hạ Long được thành lập, đáp ứng nguyện vọng của những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Hội Khuyến học sẽ là cầu nối giữa gia đình, nhà trường, xã hội, tạo môi trường tốt để khuyến khích, ươm mầm tài năng, tham gia tích cực vào mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Để phong trào khuyến học, khuyến tài đi vào cuộc sống người dân, Hội Khuyến học thành phố Hạ Long tiếp tục tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời, hướng tới xây dựng xã hội học tập đến các cơ sở.

Chương 2

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI KHUYẾN HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH (2004 - 2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội khuyến học thành phố hạ long tỉnh quảng ninh từ năm 2004 đến năm 2018 (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)