Hoạt động khuyến học ở các phường, tổ nhân dân trên địa bàn thành phố Hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội khuyến học thành phố hạ long tỉnh quảng ninh từ năm 2004 đến năm 2018 (Trang 46 - 60)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Hoạt động khuyến học ở các phường, tổ nhân dân trên địa bàn thành phố Hạ

hội hóa giáo dục trên địa bàn thành phố.

2.2. Hoạt động khuyến học ở các phường, tổ nhân dân trên địa bàn thành phố Hạ Long Long

Để có lực lượng nòng cốt giúp BCH lâm thời Hội Khuyến học thành phố Hạ Long đi sâu tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, Hội Khuyến học tại các phường, tổ khu phố thực sự là tổ chức xã hội lớn mạnh, một lực lượng mới làm nòng cốt trong liên kết, phối hợp đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố.

Ngay sau đại hội lần thứ Nhất, 20 Ban chấp hành hội cơ sở lâm thời các phường đã đi vào hoạt động. Tháng 12/2007, toàn thành phố đã có 19/20 tố chức cơ sở hội cấp phường xã (phường Hà Khánh chưa có cơ sở hội), trong đó có 8 cơ sở đã tổ chức Đại hội lần thứ Nhất là Hà Khẩu, Bãi Cháy, Giếng Đáy, Đại Yên, Việt Hưng, Hà Tu, Yết Kiêu, Hồng Gai. So với năm 2006 tăng 03 cơ sở. Tổng số hội viên là 7524 người. So với năm 2006 tăng 2500 hội viên. Tỉ lệ hội viên so với số dân ở địa phương chiếm 3%. Tại một số các phường còn xây dựng Chi hội Khuyến học tại các cơ sở trường học và trên địa bàn dân cư như: Phường Hà Tu có 7 chi hội trên địa bàn dân cư, 4 chi hội trường học với tổng số hội viên là 414 người. Phường Hồng Gai có 4 chi hội khu phố và 2 chi hội trường học…Đến tháng 7/2008, 100% hội khuyến học các phường xã đã hoàn thành Đại hội lần thứ Nhất. Thông qua Đại hội, Hội khuyến học các cấp đã được củng cố, kiện toàn, Chủ tịch Hội là lãnh đạo đơn vị đương chức kiêm nhiệm, Ban chấp hành hội đều là cán bộ chủ chốt của địa phương, những cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu rất tâm huyết với công tác khuyến học, khuyến tài, có uy tín, biết vận động quần chúng. Nhiều khu phố, khu trưởng kiêm chi hội trưởng Chi hội khuyến học, nên việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác trong khu có nhiều thuận lợi hơn. Tổ chức cơ sở hội đã trở thành hệ thống chặt chẽ từ thành phố đến cơ sở.

Năm 2010, toàn thành phố có 20 hội cấp phường, 198 chi hội trực thuộc hội Khuyến học các phường, trong đó có 56 chi hội khuyến học nhà trường và 142 chi hội

khuyến học trên địa bàn dân cư.

Đến năm 2016, đã phát triển thêm được 16 hội mới, đưa tổng số Hội Khuyến học trực thuộc Hội thành phố lên 36 hội, tăng 80% so với năm 2010. Tổng số Chi hội trực thuộc Hội cơ sở là 233 tăng 20 Chi hội so với năm 2010. Tổng số hội viên 61.500 người, chiếm khoảng 26% so với dân số thành phố. Vượt mục tiêu đề ra 6%. Hội Khuyến học phường Hà Phong có tỷ lệ hội viên chiếm 71% so với dân số, cao nhất thành phố. Tính đến tháng 12/2018, tổng số Chi hội trực thuộc Hội cơ sở là 245, tổng số hội viên 75.321 người, chiếm khoảng 29% so với dân số thành phố. Có thể thấy, Hội khuyến học các phường trên địa bàn thành phố đã đẩy mạnh xây dựng các Chi hội cơ sở tại các khu phố đưa đến sự phát triển không ngừng về số các chi hội cũng như số lượng các hội viên làm công tác khuyến học.

Bảng 2.2. Thống kê số chi hội khuyến học, hội viên khuyến học ở thành phố Hạ Long

Năm Chi hội khuyến học Số lượng hội viên

2007 19 7.524 2008 180 24.000 2013 218 43.324 2014 226 44.226 2015 226 47.787 2016 233 61.500 2018 245 75.321

(Nguồn: Tác giả thống kê từ [5], [6], [19], [20] [22] [24] [26])

Qua bảng thống kê cho thấy, số chi hội khuyến học và số hội viên tham gia ngày một tăng nhanh theo từng năm. Điều đó chứng tỏ công tác Khuyến học, khuyến tài nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân. Đây là thuận lợi lớn cho hoạt động Khuyến học trong việc phát triên phong trào xây dựng xã hội học tập.

Đến nay, nhìn chung các cấp hội đã hoàn tất các quy định về tổ chức và hoạt động của hội, bước đầu đi vào nền nếp và hoạt động có hiệu quả. Hội Khuyến học thành phố đã hoàn chỉnh Quy chế hoạt động, Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Khuyến học và Quỹ do ngân sách hỗ trợ, các quy định về công tác thường trực hội và tổ chức

hướng dẫn chi tiết tới từng cấp hội các phường.

Có thể khẳng định, công tác khuyến học ở địa phương là cơ sở gần gũi, thiết thực nhất, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập theo đường lối lãnh đạo của Đảng. Nhiều tổ chức hội phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều hội viên có chất lượng góp phần nâng cao hoạt động khuyến học, khuyến tài. Trong đó, có thể kể đến một số điểm sáng trong hoạt động khuyến học như: Hội Khuyến học phường Hà Lầm, phường Hồng Hà, phường Hòn Gai, Cao Thắng, Hà Khẩu…

Tại phường Hà Lầm, tháng 7/2006, Hội Khuyến học phường Hà Lầm ra mắt với ban chấp hành hội có 21 đồng chí, 11 chi hội và 72 hội viên. Hiện nay đã lên tới 2500 hội viên, đáp ứng nguyện vọng mơ ước của mọi thành viên trong xã hội trong phong trào xây dựng xã hội học tập.

Phường Hà Lầm thực sự là một địa phương xây dựng xã hội học tập, mọi người chia sẻ kinh nghiệm, có tinh thần quyết tâm vượt khó học giỏi, tạo sự gắn kết giữa gia đình dòng họ, cơ quan trường học, thúc đẩy phong trào học tập. Hội Khuyến học phường lãnh đạo các chi hội trường học đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”, cả 4/4 trường học đều được cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc, hai lần được đón đồng chí Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng vụ công tác học sinh sinh viên của Bộ GD-ĐT về thăm trường, kiểm tra đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu của phong trào. Hàng năm, Hội Khuyến học phường kết hợp với Công ty cổ phần Than Hà Lầm khen thưởng giáo viên giỏi, 300.000đ/đ/c, học sinh giỏi cấp thành phố 200.000đ/hs, với học sinh nghèo vượt khó Hội tặng 3 xuất học bổng trị giá 9 triệu đồng. Tổ chức cho giáo viên giỏi, học sinh xuất sắc dự lễ báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội. Với hoạt động đó, Hội được Hội Khuyến học tỉnh và thành phố đánh giá cao. Trong Đại hội thi đua khuyến học, khuyến tài tỉnh Quảng Ninh lần thứ nhất, Hội Khuyến học phường Hà Lầm và Chi hội Khuyến học trường THCS Nguyễn Văn Thuộc được nhận giấy khen.

Tại phường Hồng Hà, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội khuyến học thành phố, của Đảng ủy, HĐND, UBND phường và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, nhất là sự tích cực hoạt động của hội viên và các tầng lớp nhân dân. Hội khuyến học phường Hồng Hà đã tham mưu với cấp ủy và chính quyền tổ chức thực hiện tốt phong trào toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục, xây dựng xã hội học tập, các trường học

thực hiện tốtcác cuộc vận động, các phong trào thi đua đặc biệt là phong trào thi đua dạy tốt - học tốt và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trên địa bàn phường Hồng Hà đã xây dựng được 14 chi hội khuyến học, trong đó có 09 chi hội khu phố và 4 chi hội nhà trường, và 01 chi hội cơ quan, 1 chi hội doanh nghiệp với trên 1.000 Hội viên.

Ban chấp hành Hội đã xây dựng Quy chế làm việc của Hội, tham mưu UBND phường báo cáo, trình Hội đồng nhân dân phường thu quỹ khuyến học 15.000/1 hộ/ 1 năm bắt đầu thực hiện từ năm 2012 và xây dựng Quy chế hoạt động của Quỹ khuyến học. Ngoài các khoản thu vận động mỗi hộ gia đình 15.000 đồng/01 năm trong đó để lại ở phường 50% thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy chế để động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, các thầy cô giáo có thành tích xuất sắc, có học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia…. và trích lại khu phố 50% để thực hiện các nhiệm vụ chi, ngoài ra các chi hội khu phố còn vận động từ các tổ chức, các cá nhân ủng hộ quỹ khuyến học của Khu phố để khen thưởng các em học sinh đạt thành tích trong học tập và hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Hoạt động Khuyến học ở các phường và các khu phố được duy trì và đi vào nền nếp, ổn định. Toàn thành phố đã có 166 khu phố đăng ký xây dựng cộng đồng học tập, đạt tỷ lệ 100 % tổng số khu phố học tập. Tiêu biểu như khu phố 6 phường Bãi Cháy, khu phố 4 phường Đại Yên, Khu 4 phường Hồng Hà, Khu phố 1 phường Trần Hưng Đạo…

Nhắc tới cái tên Phố Giếng Đồn (Khu phố 1- phường Trần Hưng Đạo) cách đây hơn 10 năm mọi người đều biết đến một khu phố nghèo nàn lạc hậu, lại là tụ điểm của các tệ nạn xã hội. Nhưng 10 năm trở lại đây, khu phố đang dần dần có những thay da đổi thịt, bộ mặt khu phố đổi thay hoàn toàn. Khu phố 1 hiện đã trở thành trung tâm tài chính ngân hàng Thương mại của thành phố Hạ Long. Với những khởi sắc về kinh tế - xã hội, phong trào Khuyến học khuyến tài của khu phố cũng được quan tâm, phát triển. Dù chỉ là một khu phố nhỏ có 10 tổ dân cư với hơn 2000 nhân khẩu, kinh phí hạn hẹp. Song dưới sự chỉ đạo của chi bộ, thực hiện Nghị quyết chuyên đề về công tác khuyến học khuyến tài của UBND phường, toàn thể nhân dân trong khu phố quyết tâm và cũng

đã xây dựng được Chi hội Khuyến học.

Những ngày đầu hoạt động của Chi hội gặp rất nhiều khó khăn, vất vả, nhưng với quyết tâm đoàn kết để gây dựng Quỹ Khuyến học cho Khu phố, tất cả nhân dân đã cùng đồng lòng ra quân, gom góp quỹ. Với phương châm, cán bộ đảng viên làm gương, khu phố có hơn 200 đồng chí đảng viên, đặc biệt trong số này lại có nhiều đồng chí đảng viên đang công tác và giữ những chức vụ chủ chốt trong tỉnh và thành phố. Đây là điều kiện thuận lợi, là nguồn hỗ trợ lớn cho Chi hội hoạt động. Phong trào xây dựng quỹ Khuyến học đã được các đồng chí đảng viên tham gia nhiệt tình và tự bản thân các đồng chí đã đóng góp cho quỹ mỗi người ít nhất là 30.000đ, nhiều nhất là 300.000đ. Với cách làm này mỗi năm Chi hội đã xây dựng được từ 25 đến 30 triệu đồng. Hàng năm Chi hội đã khen thưởng được 900 lượt các cháu học sinh giỏi các cấp. Ngoài ra, khu phố còn xây dựng được 10 gia đình hiếu học. Tiêu biểu như gia đình đồng chí thương binh Nguyễn Hữu Ngọc có 2 con gái đều học giỏi và đang theo học tại các trường ĐH Quốc gia. Gia đình cụ Nguyễn Văn Nhâm có 4 cháu đều là học sinh giỏi trong đó có một cháu là học sinh giỏi Quốc gia và đã thi đỗ vào đại học.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Hội khuyến học phường Hồng Hà và lãnh đạo khu phố, mỗi năm chi hội khuyến học Khu 4 đều tổ chức thành công: “Hội nghị tuyên dương học sinh giỏi và biểu dương gia đình hiếu học tiêu biểu” động viên khích lệ kịp thời để các cháu học sinh giỏi và các gia đình hiếu học tiêu biểu có khí thế phấn đấu tốt hơn trong những năm sau và làm giấy lên phong trào xã hội học tập rộng khắp trong toàn khu cụ thể: Năm 2017 chi hội khuyến học khu 4 đã khen thưởng cho 246 cháu học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi ở cả 3 cấp với tổng kinh phí là 12.110.000 đồng với nguồn tiền thưởng do khu phố hỗ trợ 10.000.000đ và kinh phí do Hội khuyến học phường trích về. Năm 2018, phát huy thành tích học tập trong những năm trước, khu phố có 248 học sinh ở cả 3 bậc học đạt danh hiệu học sinh giỏi trở lên.

Để quan tâm và động viên học sinh phấn khởi vươn lên trong học tập, hàng năm khu 4 còn làm tốt công tác xã hội hóa trong việc gây quỹ để khen thưởng các cháu đạt thành tích trong học tập, rèn luyện và các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao [Ảnh 3]. Với sự động viên, khuyến khích đó các cháu học sinh trong tổ càng phấn khởi thi đua học tập nên kết quả năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước.

Ngoài ra, Hội khuyến học ở một số phường xã còn làm tốt công tác phối hợp quản lý học sinh ngoài giờ học và trong các kỳ nghỉ hè tại các tổ dân, khu phố. Phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học để vận động, giúp đỡ các em trở lại trường. Hoạt động này đã góp phần tích cực vào việc củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Tiêu biểu là các phường Hà Lầm, Yết Kiêu, Hùng Thắng, Hà Khẩu…

Có thể nói, hoạt động Khuyến học khuyến tài phát triển sâu rộng trên địa bàn thành phố, là một trong những tiêu chí quan trọng trong phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cộng đồng khu dân cư. Tại các khu dân cư đã vận động, khuyến khích các gia đình trong khu đăng ký xây dựng gia đình học tập. Vận động mọi người đăng ký học theo phương châm “cần gì học nấy”, góp phần nâng cao dân trí. Với việc làm thiết thực đó, Hội Khuyến học cơ sở đã làm tốt vai trò làm nòng cốt, khởi xướng phong trào xây dựng xã hội học tập ở thành phố Hạ Long.

* Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học

Người xưa có câu: “Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân”, nghĩa là: “Gốc thiên hạ là quốc gia, gốc của quốc gia là gia đình, gốc gia đình chính là bản thân mỗi người”. Đối với người Việt Nam, gia đình luôn là chỗ dựa bền vững, nơi mỗi người sinh ra lớn lên, trưởng thành với bao kỷ niệm thân thương của cuộc đời. Bởi gia đình, là nơi hình thành nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn, là trường học đầu tiên, là môi trường rèn luyện thường xuyên của con người từ thơ ấu đến khi trưởng thành.

Những giá trị đạo đức, văn hóa của một gia đình tạo nên truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình có tốt thì xã hội mới tốt, đó là chân lý không thể phủ nhận. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình nghèo túng, khó khăn vẫn tìm mọi cách nuôi con ăn học thành người. Chính truyền thống hiếu học trong các gia đình đã góp phần tạo nên những nhân tài làm rạng danh đất nước. Vì vậy, sau tất cả những thành công của mỗi người đều có dấu ấn đậm nét của gia đình.

Trong Văn kiện Đại hội IX (2001) của Đảng đã ghi : “Nâng cao trách nhiệm gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên có lối sống văn hoá, làm cho

gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” [70, tr116]. Trên tinh thần đó, Hội Khuyến học Việt Nam đã đưa hoạt động xây dựng “gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học” là một trong những nội dung quan trọng của Hội.

“Gia đình hiếu học” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu gọi là “Gia đình học hiệu”, đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu và đã trở thành một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, gia đình hiếu học được hiểu là gia đình văn hóa - tri thức, ở đó mọi thành viên trong gia đình không ngừng hoàn thiện bản thân, từng bước phát triển mọi mặt, nhất là sự học. Gia đình hiếu học không chỉ là tổ ấm, còn là chỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội khuyến học thành phố hạ long tỉnh quảng ninh từ năm 2004 đến năm 2018 (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)