Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội khuyến học thành phố hạ long tỉnh quảng ninh từ năm 2004 đến năm 2018 (Trang 80 - 87)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của thành phố Hạ Long

Giáo dục là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, GD-ĐT được coi là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến giáo dục và công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã ghi “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế…; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược.” [70].

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh. Hội Khuyến học thành phố Hạ Long xác định việc xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần xây dựng Hạ Long trở thành trung tâm phát triển kinh tế trọng điểm ven biển Bắc Bộ và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Vì vậy, cấp ủy Đảng đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, với ngành GD-ĐT tạo trên địa bàn thành phố, với Hội Khuyến học đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Hạ Long và đạt kết quả tích cực.

Hội Khuyến học phối hợp chặt chẽ với ngành GD-ĐT tổ chức “Tuần lễ học tập suốt đời” hàng năm với các chủ đề khác nhau: “Học để trở thành người công dân tốt” (2012), “ Học để có nghề nghiệp và lao động ngày càng hiệu quả” (2013), “Học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc” (2014), “ Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên học nhiều sách hay”(2015), “Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số” (2016), “Học tập để hoàn thiện nhân cách” (2017), “Trong cách học phải lấy tự học làm cốt” (2018). Trong 7 năm qua, với 7 lần tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” đã có 75.217 người tham gia lễ mít tinh khai mạc, 2.849 lớp tập huấn được tổ chức

với 147.448 người tham gia; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về học tập suốt đời. Mỗi dịp tổ chức “tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” là dịp tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức, khích lệ mọi người học tập và tham gia xây dựng xã hội học tập. Phong trào thi đua học tập diễn ra sôi nổi toàn thành phố, chất lượng GD-ĐT thành phố ngày một nâng cao.

Hoạt động hỗ trợ giáo dục phần lớn được thực hiện ở các Hội cơ sở bằng nhiều nội dung phong phú, thiết thực như: vận động con em đi học đúng độ tuổi, không lưu ban, bỏ học, sa vào tệ nạn xã hội; cổ vũ, tôn vinh các thầy cô giáo dạy giỏi, học sinh học giỏi, học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Hàng năm, các phường, các cơ quan, doanh nghiệp đều tổ chức hội nghị biểu dương, khen thưởng các thầy cô, giáo dạy giỏi, học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó, tiêu biểu như phường Cao Xanh, Phường Hồng Hà, Phường Trần Hưng Đạo, Dòng họ Vũ - Võ,… Mỗi năm có khoảng 3.500 học sinh được khen thưởng, biểu dương ở cơ sở. Thành phố mỗi năm có từ 250 - 260 học sinh giỏi xuất sắc, đạt giải cao tại các cuộc thi được biểu dương khen thưởng.

Năm 2018, cấp học mầm non có 100% số trẻ được dạy theo đúng chương trình và ăn bán trú tại các cơ sở giáo dục mầm non; cấp tiểu học: tổng số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tổng số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; số trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục đạt 100%; Kết quả học tập các môn học: Môn Toán: Tốt chiếm: 66,5%; và Hoàn thành chiếm: 33,1%; Chưa hoàn thành chiếm: 0,4%; Môn Tiếng Việt: Tốt chiếm: 61,3%; và Hoàn thành chiếm: 38,3%; Chưa hoàn thành chiếm: 0,4%; Tỉ lệ hoàn thành lớp học đạt 99,37%, chưa hoàn thành chiếm 0,63%. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,9% (so với năm học trước tăng 0,23%); tỉ lệ học sinh THCS đạt xếp loại hạnh kiểm khá, tốt 99,00% (so với năm học trước tăng 0,3%); tỉ lệ học sinh THCS đạt xếp loại học lực khá, giỏi 76,3% (so với năm học trước tăng 0,2%); tỉ lệ học sinh THCS đạt xếp loại hạnh kiểm yếu 0,002%; tỉ lệ học sinh THCS xếp loại học lực yếu, kém 2,65% (so với năm học trước giảm 0,15%) [15]. Trong nhiều năm liên tục, thành phố Hạ Long luôn là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng và số lượng giải học sinh giỏi các cấp được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:

Bảng 3.1: Kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế của thành phố Hạ Long 2010-2018

Năm học HSG tỉnh HSG quốc gia HSG quốc tế

2010-2011 486 53 0

2013 - 2014 819 99 0

2014 - 2015 1.068 63 0

2016 - 2017 1.172 128 0

2017 - 2018 819 50 2

(Nguồn: Tác giả thống kê [68])

Kết quả trên, là nhờ công đầu tư của các thầy cô giáo, là sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể các em học sinh, trong những năm học qua. Đồng thời cũng là một phần đóng góp của công tác khuyến học, khuyến tài mang lại.

Bên cạnh các môn văn hóa, Hội còn phối hợp với các trường tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; ý thức trách nhiệm với xã hội, gia đình, nhà trường và bản thân cho học sinh; chú trọng công tác đảm bảo an ninh, trật tự, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên, học sinh trong các nhà trường; Tăng cường giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường đẹp, lớp đẹp, xây dựng tình bạn thân thiện cùng nhau tiến bộ; Tích cực giáo dục học sinh trong công tác: Bảo vệ môi trường, giáo dục di sản; triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố Hạ Long; giáo dục các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam tới học sinh trên địa bàn thành phố. Một số mô hình điển hình tiên tiến đã được triển khai tiêu biểu như:

Tại trường THCS Bãi Cháy: Tổ chức thành công và định kỳ các mô hình: câu lạc bộ “Hướng dẫn viên du lịch” nhằm phát triển năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, câu lạc bộ Tiếng Anh, Ngày Hội hợp tác Quốc tế, ngày Hội nói tiếng Anh, Hội chợ quê, ngày Hội đọc sách, ngày Hội công dân toàn cầu.

Trường TH-THCS Nguyễn Viết Xuân giao cho các lớp thiết kế mô hình vườn cảnh, trồng cây, chăm sóc tại khu đất trống trong sân trường. Hiện khu sân vườn của trường sạch đẹp, sinh động; học sinh chăm sóc vườn cây của lớp hàng ngày; các em được rèn thói quen lao động, yêu thích lao động. Cha mẹ học sinh của trường rất ủng hộ phong trào và các chủ trương giáo dục của trường.

Mô hình “Trại trải nghiệm khoa học cuối tuần” cho học sinh tiểu học, THCS thành phố Hạ Long được tổ chức vào ngày Chủ nhật hàng tuần tại “Vườn ươm tài năng” giáo sư Ngô Bảo Châu tại Tuần Châu tạo cơ hội cho học sinh được làm các thí nghiệm khoa học, rèn kỹ năng đọc sách, tham gia các hoạt động trải nghiệm bổ ích.

Với cách làm sáng tạo, thiết thực, mô hình câu lạc bộ “Hướng dẫn viên du lịch” được nhân rộng tại 100% các trường cấp THCS nhằm phát triển năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh; 07 trường THCS đã thành lập câu lạc bộ Robocon và hoạt động định kỳ; 29 trường thực hiện đề án Giáo dục kỹ năng sống dành cho học sinh, 37 trường tích cực rèn cho học sinh kỹ năng nghe nói tiếng Anh, có yếu tố tham gia của người nước ngoài.

Phong trào thi đua, sáng tạo trong dạy và học đã được lan tỏa khắp thành phố. Để biểu dương và góp phần nhân rộng các điển hình tiên tiến này, Phòng GD-ĐT phối hợp Hội Khuyến học thành phố tổ chức lễ tuyên dương cá nhân, tập thể đạt thành tích, tạo động lực thi đua học tập tại các trường trên địa bàn Hạ Long, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Có thể khẳng định rằng, Hội Khuyến học thành phố Hạ Long luôn giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động xây dựng xã hội học tập. Chính vì vậy, mà phong trào học tập của thành phố Hạ Long đã có những bước phát triển sâu rộng, đạt hiệu quả cao trong sự nghiệp GD-ĐT, nâng cao dân trí cho người dân, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhiều tài năng cho thành phố.

Từ năm 2004 - 2018, phong trào học tập để nâng cao trình độ của người dân thành phố Hạ Long được tăng lên rất nhiều. Việc học được thể hiện qua rất nhiều hình thức: tự học, ngắn hạn, dài hạn, từ xa, tập huấn...Bên cạnh việc học trở thành nhu cầu của mỗi cá nhân thì các cấp ủy Đảng, các cơ quan, đơn vị cũng có những đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng hình thức, quy mô giáo dục, đồng thời có chế độ chính sách để tạo động lực cho người học.

Đáp ứng nhu cầu học tập liên tục và suốt đời của người dân, những năm qua, bên cạnh quan tâm đầu tư hệ thống trường lớp, đào tạo chuẩn hóa giáo viên, thành phố Hạ Long cũng triển khai nhiều hoạt động khuyến học, khuyến tài. Hiện nay hệ thống giáo dục trên địa bàn thành phố Hạ Long phát triển khá mạnh mẽ. Không chỉ có các

trường phổ thông mà còn có các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. Bên cạnh đó còn có trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên, TTHTCĐ ở 20 phường đáp ứng nhu cầu cần gì học nấy của người dân trong trong thành phố. Để nâng cao hơn nữa và đáp ứng hơn nữa việc học tập, thành phố kêu gọi và tím kiếm đối tác để thành lập các trường học đa ngành, đại học quốc tế.

Hiện nay trên địa bàn thành phố chỉ có một Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, chưa có trung tâm giáo dục thường xuyên của thành phố. Song một số trường THPT trên địa bàn đã phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh để tổ chức các lớp học nghề ngắn hạn từ 4 - 6 tháng cho học sinh phổ thông như nấu ăn, cắt may, sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa xe máy…Sau mỗi khóa học, Trung tâm cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho các em tham gia đào tạo. Cùng với mô hình hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn thành phố về cơ bản đều thực hiện ba chức năng: giáo dục và huấn luyện, thông tin và tư vấn, phát triển cộng đồng. Các TTHTCĐ đã linh hoạt các hình thức tổ chức giảng dạy, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung để mở lớp, đáp ứng nhu cầu cần thiết của nhân dân (vấn đề này được tác giả đề cập chi tiết tại chương 2). Hàng năm, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của nhân dân lao động của đối tượng ngoài nhà trường để ai cũng được học tập - học tập suốt đời, từng bước đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.2: Kết quả bồi dưỡng TTHTCĐ thành phố Hạ Long từ 2010-2015

Chuyên đề học tập Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số người Chăm sóc sức khỏe 140 1.342 1.435 1.300 961 267 5.445 Nghiệp vụ du lịch 156 238 248 262 325 215 1.444 Thể dục thể thao 357 846 1060 1.156 862 769 5.050 An toàn giao thông 796 2.555 2.609 2.565 1.756 1.526 11.807 Bảo vệ môi trường 965 2.516 2.751 3.405 1.389 964 11.990 Tuyên truyền VH-XH 967 720 858 780 1.562 1.356 6.243 Dạy KHKT phát triển KT 60 628 539 333 325 270 2.155

(Nguồn: [16])

Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy, phương châm “cần gì học nấy” đã và đang được thực hiện thành công trong giảng dạy và học tập tại các TTHTCĐ; gắn học với hành, trong đó hành là mục đích, học để có kiến thức. Bình quân mỗi năm có hàng nghìn lượt người học, vận dụng kiến thức vào sản xuất và cuộc sống đã đem lại lợi ích đáng kể, góp phần thiết thực vào yêu cầu phát triển kinh tế. Thực tiễn chỉ rõ, nơi nào thực hiện tốt phương châm “cần gì học nấy” đáp ứng yêu cầu người học, yêu cầu cuộc sống thì nơi đó gặt hái được thành công. Qua đó góp phần nâng cao dân trí, giúp người dân áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình để xóa đói, giảm nghèo.

Trong những năm gần đây, phong trào xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, ước tính trong toàn thành phố có hàng trăm gia đình đã đầu tư cho con em mình đi du học nước ngoài, với tổng số tiền chi phí cho một người đi du học khoảng 500 đến 800 triệu đồng/năm. Phong trào vừa học, vừa làm nhằm nâng cao trình độ trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động luôn được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Có thể khẳng định rằng, sự phát triển của GD-ĐT đóng vai trò quan trọng là bí quyết thành công, là con đường ngắn nhất để đi tắt đón đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi một nền giáo dục kém sẽ không thể đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao. Và hẳn nhiên, nếu thiếu nguồn nhân lực tốt, thì thành phố Hạ Long sẽ tụt hậu, không thể phát triển được khi thế giới đang biến đổi từng ngày, nhất là khi khoa học - công nghệ đang có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, với những thành tựu về giáo dục đạt được, được coi là lợi thế để thành phố Hạ Long bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu của hoạt động Khuyến học, hàng năm Phòng GD- ĐT đều xác định công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là nhiệm vụ quan trọng, cần thực hiện thường xuyên. Từ năm 2013 đến nay, Phòng GD-ĐT phối hợp với Hội khuyến học chủ động tuyên truyền, hướng dẫn các Hội cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và lấy Hội khuyến học cơ sở làm nòng cốt để đẩy mạnh phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học”,

“Dòng họ hiếu học, Đơn vị hiếu học”, “Gương sáng ba đỡ đầu”.

Vì vậy, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được các cấp chính quyền quan tâm. Các tổ chức đơn vị, cơ quan, trường học, các dòng họ, cá nhân tham gia một cách tích cực. Từ khi Hội Khuyến học Hạ Long ra đời, đã phát triển phong trào học tập đến từng gia đình, dòng họ, khu dân cư, các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố. Đây chính là nhân tố đang làm cho giáo dục nhà trường gắn kết hơn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo được sự đồng thuận trong từng cộng đồng dân cư và góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội học tập.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 281/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 2734/KH - UBND ngày 03/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Phòng GD-ĐT, Hội Khuyến học thành phố Hạ Long tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch số 151/KH - UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội khuyến học thành phố hạ long tỉnh quảng ninh từ năm 2004 đến năm 2018 (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)