Phát hiện, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài phục vụ cho công cuộc đổi mới của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội khuyến học thành phố hạ long tỉnh quảng ninh từ năm 2004 đến năm 2018 (Trang 87 - 92)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Phát hiện, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài phục vụ cho công cuộc đổi mới của

thành phố, của đất nước

Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là một bộ phận không thể thiếu được trong sự phát triển của ngành giáo dục, bên cạnh đó nó còn là bí quyết cực kì quan trọng giúp tăng cường, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Bởi lẽ trong tiến trình xây dựng công nghiệp hóa và hiện đại hóa cần có nguồn nhân lực chất lượng, không chỉ giỏi về tay nghề mà còn giỏi về trình độ chuyên môn mới có thể phát huy cao hiệu quả công việc. Đây là lực lượng nòng cốt tham gia vào quá trình lao động sản xuất, tạo ra năng suất, chất lượng hiệu quả, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, coi đó là chìa khóa để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, gắn kết xã hội và phát triển tiềm năng của con người. Xuyên suốt quá trình phát triển, Thành ủy, UBND thành phố Hạ Long có nhiều quyết sách quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng như kỹ năng, tay nghề cho người lao động qua định hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, tôn vinh tài năng trẻ, các gương sáng về học tập được thành phố Hạ Long đặc biệt quan tâm. Tỉnh Quảng Ninh nói chung, thành phố Hạ Long nói riêng đã ban hành nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc; khuyến khích và hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức của thành phố học tập, nâng cao trình độ. Giai đoạn 2012 - 2014, thành phố Hạ Long được tỉnh hỗ trợ thu hút 492 cán bộ công chức, viên chức, với kinh phí trên 14,7 tỷ đồng. Nổi bật, năm 2014 Sở GD-ĐT đã cử 100 giáo viên đi bồi dưỡng chuyên môn ở Singapone, cử cán bộ các sở ban ngành đi học tập kinh nghiệm tại các nước Úc, Nhật Bản, Hà Lan…Năm 2015, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã ra QĐ số 913/2015/QĐ-UBND về việc quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích học tập đối với sinh viên học tập tại trường Đại học Hạ Long. Theo đó, sinh viên hệ đại học chính của trường được hưởng các ưu đãi:

Hỗ trợ tiền mua sắm đồ dùng học tập hàng tháng 120.000 đồng/sinh viên. Hỗ trợ tiền đóng học phí hàng tháng bằng mức học phí/tháng phải nộp theo quy định

Hỗ trợ tiền ăn hàng tháng bằng 40% mức lương cơ sở cho sinh viên thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí theo quy định.

Ngoài ra, sinh viên được bố trí chỗ ở miễn phí tại ký túc xá. Sinh viên có kết quả học tập, rèn luyện loại giỏi, loại xuất sắc được thưởng học bổng với các mức: loại giỏi: 100% mức lương cơ sở/tháng; loại xuất sắc: 150% mức lương cơ sở/tháng. Riêng sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi được ưu tiên tạo cơ hội về việc làm tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và thành phố.

Có thể khẳng định, đây là chính sách khuyến học lớn chưa từng có trên cả nước, là cơ hội vô cùng quý giá dành tặng cho tất cả học sinh hiếu học, đặc biệt là các học sinh nghèo vượt khó, giúp người học và các bậc phụ huynh trút bỏ nỗi lo tài chính,

chuyên tâm với sự nghiệp học tập. Với chính sách này, không chỉ giúp trường Đại học Hạ Long thu hút được thêm nhiều sinh viên chất lượng, mà quan trọng hơn, về lâu dài sẽ giúp tỉnh Quảng Ninh trong đó có thành phố Hạ Long có được nguồn nhân lực tốt, là nhân tố quan trọng phục vụ đắc lực trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực, tỉnh Quảng Ninh ban hành nhiều chính sách ưu đãi với trường THPT Chuyên Hạ Long và công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Tỉnh hỗ trợ và tạo điều kiện đưa vào hoạt động trường Quốc tế Singapore tại phường Hùng Thắng, ký thỏa thuận hợp tác đào tạo với một số trường đại học hàng đầu Việt Nam và quốc tế như: Đại học kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại Thương, Đại học Công nghiệp Auckland New Zealand…nhằm liên kết đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài phục vụ cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế địa phương.

Thực tế cho thấy rằng, không có nguồn nhân lực chất lượng cao, không thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.Vì thế, đẩy mạnh hoạt động Khuyến học, khuyến tài nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người được coi là sự cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.Từ năm 2004 - 2018, Hội Khuyến học thành phố Hạ Long đã phối hợp cùng ngành GD-ĐT đưa ra nhiều chủ trương đúng đắn, cách làm sáng tạo mang tính đột phá, để tạo động lực kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long không ngừng tăng trưởng.

Kinh tế liên tục tăng trưởng, Quảng Ninh là điển hình thu hút đầu tư mạnh mẽ, trong đó thành phố Hạ Long đang là trung tâm của nguồn vốn trong và ngoài nước. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI xác định mục tiêu Hạ Long từ năm 2005 - 2010 là “…Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, tạo mọi điều kiện để các ngành, các thành phần kinh tế phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Hoàn thành kết cấu hạ tầng của một thành phố hiện đại, văn minh, phấn đấu đưa Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, và là trung tâm du lịch quốc tế… Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân…”[53, tr.279]. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, kinh tế - xã hội Hạ Long có sự chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng

được nâng cao.

Ngày 10/10/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1838/QĐ-TTg về việc công nhận Thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đây là cơ sở để Hạ Long tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của địa phương cũng như của tỉnh. Đến nay, Hạ Long đã vươn mình phát triển với một diện mạo hiện đại, nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội nổi bật.

Đặc biệt năm 2018 có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có tới 57 dự án FDI tập trung vào thành phố Hạ Long, chiếm gần 26% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Góp phần đưa tỉnh Quảng Ninh nằm trong nhóm các tỉnh, thành có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) dẫn đầu cả nước. Hạ Long giờ đây có một sức hấp dẫn vô cùng lớn, trở thành nơi cần đến và đáng sống đối với nhiều người dân, du khách. Minh chứng rõ nét cho sức hút này, những năm qua lượng du khách đến với Hạ Long tăng đều hàng năm.

Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu.Công tác đào tạo nhân lực du lịch đã được các cấp, ngành, doanh nghiệp quan tâm chú trọng, tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ, với nhiều hình thức đào tạo mới. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, thành phố đã ký kết với các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Với quyết tâm xây dựng Hạ Long đi lên theo con đường hiện đại. Theo đề án triển khai mô hình thành phố thông minh, giai đoạn 2017-2020, thành phố sẽ bám sát vào mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế, tập trung vào du lịch và dịch vụ, theo các tiêu chí quốc tế về “mô hình thành phố thông minh”, thể hiện trên các lĩnh vực chính như: Y tế thông minh, giáo dục thông minh, du lịch thông minh, giao thông thông minh, chính quyền điện tử…Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, xác định là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ làm tăng sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, Hạ Long cần có nguồn nhân lực được đào tạo tốt, có năng lực phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế trong điều kiện toàn cầu hoá để nhanh chóng nắm bắt và triển khai ứng dụng những

kỹ thuật mới nhất, tiên tiến nhất và hiện đại nhất.

Hiện nay, nhân loại đang tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CM 4.0), Việt Nam nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng tất nhiên cũng trong dòng chảy đó. Chiến thắng chỉ đến với quốc gia, địa phương nào có nền giáo dục phát triển. Câu nói của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu “Ai chiến thắng trong giáo dục thì chiến thắng trong kinh tế”, đáng để cho chúng ta suy ngẫm, chiêm nghiệm. Muốn tạo nên sự hưng thịnh cho đất nước cũng như một địa phương phải có trình độ dân trí không ngừng được nâng cao, có nguồn nhân lực chuyên môn hóa, có nhân tài. Tất cả những nhân tố đó chỉ có thể có được trong một xã hội học tập phát triển mạnh mẽ, trong đó hoạt động khuyến học, khuyến tài là chất xúc tác quan trọng để thúc đẩy phong trào học tâp, xây dựng xã hội học tập. Phong trào khuyến học, khuyến tài thành phố Hạ Long được gây dựng từ những hạt nhân gia đình học tập, cộng đồng, dòng họ, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị học tập. Hàng năm thành phố đều dành nguồn lực cho công tác lựa chọn, bồi dưỡng nhân tài, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các cuộc thi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Nhiều học sinh, sinh viên của thành phố trưởng thành, là những thế hệ trẻ đầy tài năng, có trình độ, có kỹ năng, luôn sáng tạo và nhanh chóng hòa nhập với xu thế toàn cầu. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, là hoạt động chủ yếu để Hội Khuyến học đi sâu tìm hiểu, phát hiện, khuyến khích, nhân rộng các tài năng phục vụ cho mục tiêu xây dựng xã hội học tập, góp phần đưa thành phố Hạ Long phát triển nhanh, bền vững và trở thành trung tâm du lịch quốc tế hiện đại văn minh.

Tóm lại, từ thực tế phát triển kinh tế của thành phố Hạ Long, chúng ta nhận thấy có sự đóng góp to lớn của ngành GD-ĐT trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, Hội Khuyến học thành phố đã phát huy vai trò của mình trong việc động viên, khuyến khích hoạt động học tập của nhân dân. Thành phố Hạ Long đang ra sức thi đua học tập, nhà nhà học tập, người người học tập, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Quảng Ninh sẽ là đầu tầu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước, Hạ Long giữ vai trò dẫn dắt sự phát triển kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế năng động và bền vững. Phát triển kinh tế đảm bảo hài hòa với phát triển văn hóa xã hội, tất cả những điều đó chỉ có thể đạt tới bằng việc xây dựng xã hội học tập. Vì thế, Hoạt động của Hội Khuyến học có vị trí quan trọng và cấp thiết trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng xã hội học tập phục vụ cho

công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội khuyến học thành phố hạ long tỉnh quảng ninh từ năm 2004 đến năm 2018 (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)