Công cụ thiết kế BĐTD

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC ôn tập hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC với sự hỗ TRỢ của bản đồ tư DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH (Trang 29 - 30)

1.3.3.2. Các bước vẽ BĐTD

Theo Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thuỷ [11], BĐTD được lập theo các bước sau:

Bƣớc 1: Vẽ chủ đề chính ở trung tâm. Để vẽ chủ đề chính ở trung tâm trước hết HS cần phải xác định được nội dung kiến thức trọng tâm của bài học hoặc một phần của bài học, sau đó HS thể hiện nội dung chủ đề ở chính giữa tờ giấy hoặc trên bản vẽ bằng hình ảnh hoặc từ khóa. Sử dụng các yếu tố: Kích thước, màu sắc để làm nổi bật nội dung của chủ đề chính.

Bƣớc 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ. Nội dung của các tiêu đề phụ chính là

nội dung các kiến thức cơ bản của một bài học hoặc một đơn vị kiến thức nào đố của một bài học. Những nội dung kiến thức này sẽ làm sáng tỏ nội dung chính ở trung tâm. HS vẽ thêm các tiêu đề phụ bàng hình ảnh hoặc chữ xung quanh tiêu đề trung tâm, lưu ý cách bố trí và sử dụng màu sắc. Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

Bƣớc 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.

Sau khi vẽ các tiêu đề phụ, HS xác định những nội dung kiến thức hỗ trợ cho nội dung của các tiêu đề phụ đó rồi tiến hành vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Trong khi vẽ HS chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.

Bƣớc 4: Hoàn thiện BĐTD. HS có thể thêm nhiều hình ảnh và sử dụng

màu sắc giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, bổ sung các liên kết cần thiết để hoàn thiện BĐTD.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC ôn tập hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC với sự hỗ TRỢ của bản đồ tư DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)