Đánh giá bước đầu về hiệu quả của tiến trình dạy học đã thực hiện

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC ôn tập hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC với sự hỗ TRỢ của bản đồ tư DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.5.3. Đánh giá bước đầu về hiệu quả của tiến trình dạy học đã thực hiện

3.5.3.1. Về việc rèn luyện một số kỹ năng cho HS

- Kỹ năng thu thập thông tin: HS đã biết cách tìm kiếm thông tin cần thiết trong tài liệu học tập, xác định được nhanh nội dung chính và bố cục của bài học.

- Kỹ năng tóm tắt thông tin: Đa số HS biết cách ghi chép thông tin bằng các từ khoá ngắn gọn.

- Kỹ năng xử lý (phân tích, tổng hợp, so sánh,...) thông tin: Đa số HS xử lý tốt những thông tin đã thu thập được.

- Kỹ năng truyền đạt (trình bày) thông tin: HS trình bày nội dung thông tin đã thu thập và xử lý khá tự tin, mạch lạc, chính xác.

- Kỹ năng hệ thống hoá kiến thức: HS Đã biết cách sắp xếp các nội dung kiến thức theo một hệ thống logic nhất định.

3.5.3.2. Về việc nắm vững kiến thức của HS

Từ việc phân tích định lượng kết quả của bài kiểm tra cho thấy việc nắm kiến thức, hiểu bài, vận dụng và ghi nhớ kiến thức của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

3.6. Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phương pháp thống kê toán học có thể rút ra một số kết luận sau:

- Tiến trình dạy học đã thiết kế đạt hiệu quả cao, kích thích hứng thú học tập của HS, thể hiện được rõ vai trò trung tâm của HS trong đổi mới PPDH.

- Tiến trình dạy học đã thiết kế phù hợp với trình độ nhận thức của HS và với thời gian hạn hẹp của tiết học. Kết quả thu được trong quá trình TNSP là chân thực khách quan.

- Vai trò định hướng của GV nhằm tạo cơ hội để HS tham gia vào các quá trình tìm tòi, giải quyết vấn đề, tạo động cơ thúc đẩy hoạt động nhận thức của HS dẫn đến chất lượng nắm vững kiến thức của HS được nâng lên.

- Trong quá trình học tập HS được tham gia xây dựng bài, rút ra kết luận, được trao đổi, tranh luận, diễn đạt suy nghĩ của mình thông qua sự trả lời các câu hỏi trước các bạn và GV. Từ đó tạo hứng thú học tập của HS. Đồng thời qua đó GV kiểm soát được hoạt động nhận thức của HS, kịp thời uốn nắn, khắc phục khó khăn và sai lầm của HS.

Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong một thời gian ngắn, cùng với số tiết và số lớp còn ít, số HS hạn chế nên chưa thể khẳng định chắc chắn giá trị của tiến trình dạy học đã thiết kế. Tuy nhiên với kết quả mà đề tài đã thu được như đã nêu ở trên có thể khẳng định là tiến trình dạy học đã đề xuất là phù hợp với trình độ nhận thức của HS và phù hợp với điều kiện của các nhà trường phổ thông hiện nay.

Kết quả TNSP chứng tỏ đề tài có tính khả thi và giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài “Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức chương “Cơ học” Vật lí 8 với sự hỗ trợ của BĐTD”, chúng tôi đã đạt được mục đích đề ra và hoàn thành các nội dung nghiên cứu của đề tài. Cụ thể là:

- Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc hướng dẫn HS ôn tập hệ thống hoá kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập của HS.

- Nghiên cứu và chỉ ra các ưu điểm của các ghi chép bằng BĐTD, nêu ra được những kỹ năng học tập quan trọng được rèn luyện trong quá trình ôn tập hệ thống hoá kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD.

- Xây dựng được một tiến trình dạy học gồm 6 giai đoạn khi hướng dẫn HS ôn tập kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD.

- Thiết kế tiến trình dạy học bài: Tổng kết chương “Cơ học” Vật lí 8 theo tiến trình chung đã đề ra, trong đó chú trọng rèn luyện các kỹ năng: Thu thập, xử lý, hệ thống hoá và trình bày thông tin.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm thẩm định về hiệu quả và tính khả thi của tiến trình hướng dẫn HS ôn tập hệ thống hoá kiến thức chương Cơ học Vật lí 8 với sự hỗ trợ của BĐTD. Kết quả thực nghiệm cho thấy bước đầu mang tính khả thi cả về mặt phát huy tính tích cực của HS và về mặt nâng cao kết quả học tập. Từ đây khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.

2. Khuyến nghị

Sau một thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị

-Đối với việc dạy học, trước hết phải bắt đầu từ người học. Đây là điều quan trọng nhất. Thay vì đưa ra các kiến thức từ sách vở, các công thức các bài tập và bài thi, chúng ta nên hướng dẫn cách học hiệu quả nhất. Chúng ta phải tìm hiểu hoạt động của mắt trong khi đọc, cách ghi nhớ, tư duy, sắp xếp thông tin,... Nói chung là cách tận dụng các khả năng của mình trong học tập. Muốn vậy, GV cần thường xuyên hướng dẫn HS hình thành và rèn luyện các kỹ năng học tập, hướng dẫn cách học, cách tư duy cho HS trong quá trình học tập.

-BĐTD là một công cụ ghi chép hiệu quả. Vì vậy, nên sử dụng thường xuyên và rộng rãi ở các cấp học phổ thông.

-Ở trường phổ thông nên tổ chức các buổi chuyên đề hướng dẫn HS rèn luyện và nâng cao các kỹ năng học tập. Ngoài ra có thể tổ chức các cuộc thi vẽ BĐTD, các cuộc thi đọc hiểu nhanh và ghi nhớ hiệu quả để khơi dậy niềm hứng thú học tập cho HS.

-Nên đưa ra các biện pháp và quy trình rèn luyện kỹ năng cho HS vào chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho sinh viên ngành sư phạm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adam Khoo (2007), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Các kết luận hội nghị

lần thứ 2, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ GD & ĐT, Vụ giáo viên.

4. Bộ GD & ĐT (1999), Chỉ thị 15/1999/CT - BGDĐT, Hà Nội.

5. Bộ GD & ĐT (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2002 - 2010, Hà Nội. 6. Bộ GD & ĐT (2002), Chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, Dự

án THCS II.

7. Bộ GD & ĐT (2005), Chỉ thị về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học

2005 - 2006, số 22/2005/CT - BGDĐT, Hà Nội.

8. Bộ GD & ĐT (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học

phổ thông môn Vật lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Bộ GD & ĐT (2008), Chỉ thị về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học

2008 - 2009, số 47/2008/CT - BGDĐT, Hà Nội.

10. Bộ GD & ĐT (2009), Chương trình giáo dục phổ thông Môn Vật lí, NXB Giáo dục Việt Nam.

11. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt - học tốt các môn học bằng BĐTD, NXB giáo dục Việt Nam.

12. Quách Thành Chung (2011), Hướng dẫn học sinh tự ôn tập củng cố chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lí 12 nâng cao với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội

13. Lê Thị Hà (2009), Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong giảng dạy bài tập Vật lí chương “Động học chất điểm” và “Động lực học chất điểm” 10 nâng cao với sự hỗ trợ của iMind map, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Huế.

14. J. Piagie (1986), Tâm lý học, giáo dục học, NXB Giáo dục.

15. Nguyễn Bá Kim (1998), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Kỳ (2006), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung

tâm, Trường cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.Nguyễn Văn Quang (2010), Bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lí cho học sinh Trung học phổ thông qua việc sử dụng sách giáo khoa với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy, Luận văn thạc sỹ, Đại học sư phạm Huế.

17. Vũ Quang (chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Vật lí 8, NXB giáo dục. 18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB chính

trị, Hà Nội.

19. Nguyễn Đức Thâm, An Văn Chiêu, Vũ Đào Chính, Phạm Hữu Tòng (Biên dịch - 1983), Phương pháp giảng dạy Vật lí trong các trường phổ thông ở Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức tập 1, Sách ĐHSP, NXB Giáo dục.

20. Nguyễn Đức Thâm (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), (2002), PPDH Vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.

22. Bùi Ngọc Anh Toàn (2011), Phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh qua dạy chương “Động lực học chất điểm” vật lí lớp 10 cơ bản với sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học và bản đồ tư duy, Luận văn thạc sỹ, Đại

học Sư phạm Thái Nguyên.

23. Liễu Văn Toàn (2011), Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang” Vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của học sinh, Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia Hà Nội.

24. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm: Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu, NXB Giáo dục.Tony Buzan (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

25. Tony Buzan (2008), Bản đồ tư duy trông công việc, NXB Lao động xã

hội, Hà Nội.

26. Tony Buzan (2008), Làm chủ trí nhớ của bạn, NXB Tổng hợp, TP.Hồ Chí Minh.

27. Tony Buzan (2008), Lập bản đồ tư duy, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 28. Tony Buzan (2008), Sách dạy đọc nhanh, NXB Tổng hợp, TP.Hồ Chí Minh. 29. Tony Buzan (2008), Sử dụng trí tuệ của bạn, NXB Tổng hợp, TP.Hồ

Chí Minh.

30. Phạm Hữu Tòng (2002), Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học,

NXB Đại học sư phạm.

31. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục.

32. Thái Duy Tuyên (2003), Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, NXB Giáo dục.

33. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới,

NXB Giáo dục.

34. Từ điển tiếng Việt, 2001.Trần Đức Vượng, Đổi mới phương pháp dạy học

và sáng tạo với bản đồ tư duy.

35. Website: - http://www.imindmap.com/guides/ - http://mspil.net.vn/gvst/forums/ - http://www.Thinkbuzan.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TIỄN

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Để trao đổi kinh nghiệm ôn tập kiến thức cho học sinh, kính mong thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau (bằng cách đánh dấu hay điền số hoặc điền vào các ô trống tương ứng ở các bảng dưới đây).

Xin chân thành cảm ơn thầy/cô!

1.Thầy/cô có nhận xét gì về nội dung kiến thức chƣơng “Cơ học” Vật lí 8?

Khó hiểu Rất trừu tượng Bình thường Rất dễ

2. Trong các giờ học ôn tập kiến thức môn vật lí trên lớp, Thầy/cô có thấy học sinh hứng thú không?

Rất hứng thú Bình thường Không hứng thú

Tùy thuộc nội dung kiến thức

Tùy thuộc vào phương pháp dạy của thầy/cô

3. Thầy/cô có thấy học sinh muốn đƣợc tổ chức hƣớng dẫn ôn tập kiến thức một cách thƣờng xuyên không?

Rất thích Bình thường Không thích

4. Khi tổ chức ôn tập hệ thống hoá kiến thức, thầy/cô thƣờng yêu cầu học sinh sử dụng những cách nào? (Xin đánh dấu X vào ô thích hợp)

Đọc qua bài cũ trong vở ghi. Học thuộc lòng trong vở ghi.

Tái hiện lại bài giảng trên lớp bằng cách lập dàn ý Học cả vở ghi cả sách giáo khoa, sau đó lập dàn ý. Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức bài cũ.

Lập bảng tóm tắt kiến thức.

Đọc thêm tài liệu tham khảo (để mở rộng, đào sâu). Thảo luận với bạn.

Làm bài trắc nghiệm khách quan Làm bài tự luận (bài tập tự luận)

Đọc hay xem các thí nghiệm có liên quan

Các cách khác: (tự điền vào đây) ...

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH

Để trao đổi kinh nghiệm học tập, mong em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau (bằng cách đánh dấu hay điền số hoặc điền vào các ô trống tương ứng ở các bảng dưới đây).

Xin cảm ơn em!

Họ và tên:...Lớp: ...

1. Em có nhận xét gì về nội dung kiến thức chƣơng “Cơ học” Vật lí 8? Khó hiểu Rất trừu tượng Bình thường Rất dễ 2. Em liệt kê những biện pháp nào giúp em nắm chắc các kiến thức khó và giúp em không mắc sai lầm trong chƣơng “Cơ học” Vật lí 8: 1. ... 2. ... 3. ... 4. ... 5. ... . ...

3. Trong các giờ học ôn tập kiến thức môn vật lí trên lớp, em có thấy hứng thú không?

Rất hứng thú Bình thường Không hứng thú

Tùy thuộc vào phương pháp dạy của thầy/cô

4. Em có muốn đƣợc các thầy (cô) giáo tổ chức hƣớng dẫn ôn tập kiến thức một cách thƣờng xuyên không?

Rất thích Bình thường Không thích

Tùy thuộc nội dung kiến thức và cách thức tổ chức ôn tập

5. Khi học bài cũ em thƣờng học theo những cách nào? (đánh dấu X vào dòng hợp với suy nghĩ và cách học của em)

Đọc qua bài cũ trong vở ghi. Học thuộc lòng trong vở ghi.

Tái hiện lại bài giảng trên lớp bằng cách lập dàn ý Học cả vở ghi cả sách giáo khoa, sau đó lập dàn ý. Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức bài cũ.

Lập bảng tóm tắt kiến thức.

Đọc thêm tài liệu tham khảo (để mở rộng, đào sâu). Thảo luận với bạn.

Làm bài trắc nghiệm khách quan Làm bài tự luận (bài tập tự luận)

Đọc hay xem các thí nghiệm có liên quan

Các cách khác: (tự điền vào đây) ...

6. Nếu đƣợc tổ chức ôn tập một nội dung kiến thức nào đó trong chƣơng trình vật lí thì em thích đƣợc các thầy (cô) tổ chức nhƣ thế nào?

Đọc bài cũ trong vở ghi. Học thuộc lòng trong vở ghi.

Học cả vở ghi cả sách giáo khoa, sau đó lập dàn ý. Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức bài cũ.

Lập bảng tóm tắt kiến thức.

Đọc thêm tài liệu tham khảo (để mở rộng, đào sâu). Thảo luận với bạn.

Làm bài trắc nghiệm khách quan Làm bài tự luận (bài tập tự luận)

Đọc hay xem các thí nghiệm có liên quan

Các cách khác: (tự điền vào đây) ...

7. Em liệt kê những kiến thức nào là khó và em hay mắc sai lầm trong chƣơng “Cơ học” Vật lí 8: 1. ... 2. ... 3. ... 4. ... 5. ... . ...

Phụ lục 2:

ĐỀ BÀI KIỂM TRA SAU KHI TỔNG KẾT CHƢƠNG I.

(Đề do tổ Toán- Lý trường THCS Tân Yên soạn thảo)

KIỂM TRA:

Đề bài: A. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm):

Câu I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trƣớc câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn:

A. tăng đều theo thời gian B. giảm đều theo thời gian C. không thay đổi theo thời gian D. lúc tăng, lúc giảm theo thời gian

2. Một học sinh đang trên đƣờng đi học bằng xe đạp. Câu mô tả nào sau đây là đúng?

A. người học sinh chuyển động so với xe đạp B. người học sinh chuyển động so với ngôi nhà C. người học sinh đứng yên so với ngôi nhà D. người học sinh đứng yên so với trường học

3. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC ôn tập hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC với sự hỗ TRỢ của bản đồ tư DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)