8. Cấu trúc luận văn
3.4.3. Xử lý và phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Để xử lý, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm chúng tôi sử dụng hai phương pháp:
+ Phương pháp phân tích định tính dựa trên theo dõi hoạt động của học sinh trong giờ học.
Dựa trên sự quan sát những biểu hiện của học sinh trong giờ học. Chúng tôi lựa chọn các căn cứ cụ thể như sau:
- Số học sinh tập trung chú ý, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Số lần học sinh phát biểu xây dựng bài.
- Số học sinh trả lời đúng các câu hỏi theo yêu cầu ghi nhớ kiến thức cơ bản trong giờ học.
- Số học sinh vận dụng được kiến thức đã học để dự đoán và giải thích các hiện tượng.
+ Phương pháp phân tích định lượng dựa trên kết quả bài kiểm tra viết: Chúng tôi đánh giá các bài kiểm tra của học sinh dựa theo thang điểm 10, cách xếp loại như sau:
- Loại giỏi (G): điểm từ 9 đến 10.
- Loại khá (K): điểm từ 7 đến dưới 9. - Loại trung bình (TB): điểm từ 5 đến dưới 7.
- Loại yếu (Y): điểm từ 3 đến dưới 5. - Loại kém: điểm từ 0 đến dưới 3.
Việc xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm gồm các bước: + Lập bảng thống kê kết quả kiểm tra các bài thực nghiệm sư phạm; Vẽ biểu đồ phân phối tần số điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+ Lập bảng phân phối tần suất; Vẽ biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng của điểm kiểm tra để so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+ Lập bảng phân phối tần suất luỹ tích; Vẽ đồ thị phân phối tần suất luỹ tích của hai lớp.
+ Lập bảng xếp loại học tập; Vẽ biểu đồ xếp loại học tập để so sánh kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+ Tính toán các tham số thống kê theo các công thức sau:
Điểm trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu: - Lớp thực nghiệm: X = n Xi i
n
- Lớp đối chứng: Y = n Yi i n Phương sai S2
và độ lệch tiêu chuẩn là tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng:
- Phương sai lớp thực nghiệm: S2
X = n ) X X ( n 2 i i - Độ lệch chuẩn lớp thực nghiệm: X = 2 X S - Phương sai lớp đối chứng: S2Y =
n ) X X ( n 2 i i - Độ lệch chuẩn lớp đối chứng: Y = 2 Y S
Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán: - Lớp thực nghiệm: VX = X X 100% - Lớp đối chứng: VY = Y Y 100%; Hệ số Student: X Y X. Y X Y X X n n t S n n Với: 2 2 ( 1). ( 1) 2 X X Y Y X Y n S n S S n n vì: nx = nY = n nên: t = 2 2 ( ) X Y X Y n S S
(Là hệ số kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan) Với: Xi là các giá trị điểm của lớp thực nghiệm.
Yi là các giá trị điểm của lớp đối chứng. n là số HS được kiểm tra
ni là số học sinh đạt điểm kiểm tra Xi (Yi).
Từ kết quả kiểm tra của học sinh, bằng phương pháp thống kê xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm cho phép đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc dạy học. Qua đó kiểm tra giả thuyết khoa học đã nêu ra.
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.5.1. Kết quả thực nghiệm
3.5.1.1. Kết quả quan sát các biểu hiện hứng thú, tích cực học tập của học sinh trong tiết học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Trong quá trình dự giờ, chúng tôi quan sát theo dõi mức độ hứng thú, tích cực và sự hiểu bài của HS trong quá trình học tập của học sinh ở cả hai lớp: Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Bảng 3.4. Thống kê biểu hiện của hứng thú, tích cực học tập của học sinh Số
TT
Dấu hiệu của hứng thú, tích cực học tập Lớp
TN ĐC
1 Bình quân số lần giơ tay phát biểu bài của 1 HS/tiết 2 1,2 2 Số HS trả lời đúng kiến thức đã học/số HS trả lời 8/10 4/7 3 Số HS trả lời được các câu hỏi vận dụng/số HS trả lời 7/10 2/10
3.5.1.2. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Đề kiểm tra xin xem phụ lục 2)
Bảng 3.5. Thống kê điểm số Xi (Yi) của bài kiểm tra
(Bảng phân bố tần số) Lớp n Số HS đạt điểm Xi (Yi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 32 0 0 0 1 2 4 7 6 3 5 4 ĐC 32 0 0 0 2 2 8 8 7 4 1 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 S ố H S đạ t đi ể m X i 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm số Xi
BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI TẦN SỐ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA
TN ĐC
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố tần số điểm bài điểm kiểm tra
Bảng 3.6. Bảng phân bố tần suất Lớp n Số HS đạt điểm Xi ( %) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 32 0 0 0 3.1 6.2 12.4 21.7 19.4 9.3 15.5 12.4 ĐC 32 0 0 0 6.2 6.2 25.4 25.4 21.3 12.4 3.1 0 0 5 10 15 20 25 30 % H S đạ t đi ể m X i 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm số Xi
BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SUẤT ĐIỂM BÀI KIỂM TRA
TN ĐC
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố tần suất điểm bài kiểm tra
Bảng 3.7. Bảng phân bố tần suất luỹ tích
Lớp n
Số HS đạt mức điểm Xi trở xuống( %)
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 32 0 0 0 3.1 9.3 21.7 43.4 62 71.3 86.8 100
ĐỒ THỊ PHÂN BỐ TẦN SUẤT LŨY TÍCH 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm số Xi % H S đạ t đi ể m X i tr ở x uố ng TN ĐC
Đồ thị 3.1. Đồ thị phân bố tần suất luỹ tích
Bảng 3.8. Bảng xếp loại kết quả học tập của học sinh
Lớp n Xếp loại học tập Kém Y TB K G TN 32 0 3 11 9 9 ĐC 32 0 4 16 11 1 0 2 4 6 8 10 12 14 16 S ố H S đư ợ c x ế p loạ i Kém Y TB K G Xếp loại
BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỌC TẬP
TN ĐC
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp các tham số thống kê
Lớp X(Y) S2X (S2Y) X ( Y) VX (VY)
TN 7.0 3.60 1.89 27.00
ĐC 6.0 2.06 1.43 23.83
3.5.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
3.5.2.1. Đánh giá định tính
Qua việc dự giờ ở lớp TN và kết quả điều tra bằng phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy:
- Mức độ hứng thú học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn ở nhóm đối chứng. - Mức độ tích cực học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này cho phép chúng tôi nhận định: PPDH ở lớp thực nghiệm hiệu quả hơn phương pháp mà giáo viên sử dụng dạy ở lớp đối chứng.
3.5.2.2. Đánh giá định lượng
Căn cứ vào kết quả của bài kiểm tra trắc nghiệm (Bảng 3.5), Biểu đồ
phân bố tần suất (Biểu đồ 3.2), đồ thị phân bố tần suất luỹ tích (Đồ thị 3.1), biểu đồ xếp loại học tập (Biểu đồ 3.3) và bảng các tham số thống kê (Bảng 3.9) chúng tôi có một số nhận xét như sau:
- Điểm trung bình của bài kiểm tra của HS ở lớp thực nghiệm cao hơn so với HS ở lớp đối chứng. Độ lệch chuẩn có giá trị tương đối nhỏ nên số liệu ít phân tán, do đó trị trung bình của điểm có độ tin cậy cao. Mặt khác VX < VY chứng tỏ độ phân tán ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng.
- Số HS xếp loại Trung bình, Yếu ở lớp thực nghiệm giảm đi rất nhiều so với lớp đối chứng, ngược lại số HS xếp loại Khá, Giỏi tăng lên đáng kể so với lớp đối chứng.
- Đường luỹ tích ứng với lớp thực nghiệm nằm ở phía dưới và về bên phải của đường luỹ tích ứng với lớp đối chứng.
Như vậy, kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của lớp đối chứng. Tuy nhiên, kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì
vậy để khẳng định kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng chúng ta cần kiểm định lại một lần nữa bằng công cụ thống kê.
3.5.2.3. Kiểm định giả thuyết thống kê
Để kết luận kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là do ngẫu nhiên hay là do tác dụng của việc hướng dẫn HS ôn tập kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD? Chúng tôi tiếp tục phân tích số liệu bằng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê.
Để trả lời câu hỏi này chúng tôi dùng bài toán kiểm định sự khác nhau của hai giá trị trung bình:
Các giả thuyết thống kê:
- Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt giữa hai phương pháp. Sự khác nhau của hai giá trị trung bình chỉ là ngẫu nhiên.
- Giả thuyết H1: Có sự khác biệt giữa hai phương pháp. Trước hết ta tính:
Bậc tự do k: k = nX+ nY - 2 = 32 + 32 - 2 = 62 Trong đó: nX= nY = n = 32
Hệ số Student:
t = = 2.38
Chọn mức ý nghĩa = 0.05 (Xác suất tin cậy là 95%). Tra bảng phân phối Student với k = 62 < 64 ta được: tk,( )= 1.68.
Ta thấy t > tk,( ) đến đây ta bác bỏ giả thuyết H0
Như vậy, giá trị của hệ số Student theo tính toán lớn hơn giá trị trong bảng lý thuyết với độ tin cậy 95%. Điều này khẳng định giá trị trung bình cộng điểm kiểm tra là có ý nghĩa. Tức là việc hướng dẫn HS ôn tập kiến thức có sự
hỗ trợ của BĐTD mang lại hiệu quả cao hơn so với việc ôn tập kiến thức không có sự hỗ trợ của BĐTD.
3.5.3. Đánh giá bước đầu về hiệu quả của tiến trình dạy học đã thực hiện
3.5.3.1. Về việc rèn luyện một số kỹ năng cho HS
- Kỹ năng thu thập thông tin: HS đã biết cách tìm kiếm thông tin cần thiết trong tài liệu học tập, xác định được nhanh nội dung chính và bố cục của bài học.
- Kỹ năng tóm tắt thông tin: Đa số HS biết cách ghi chép thông tin bằng các từ khoá ngắn gọn.
- Kỹ năng xử lý (phân tích, tổng hợp, so sánh,...) thông tin: Đa số HS xử lý tốt những thông tin đã thu thập được.
- Kỹ năng truyền đạt (trình bày) thông tin: HS trình bày nội dung thông tin đã thu thập và xử lý khá tự tin, mạch lạc, chính xác.
- Kỹ năng hệ thống hoá kiến thức: HS Đã biết cách sắp xếp các nội dung kiến thức theo một hệ thống logic nhất định.
3.5.3.2. Về việc nắm vững kiến thức của HS
Từ việc phân tích định lượng kết quả của bài kiểm tra cho thấy việc nắm kiến thức, hiểu bài, vận dụng và ghi nhớ kiến thức của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.
3.6. Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phương pháp thống kê toán học có thể rút ra một số kết luận sau:
- Tiến trình dạy học đã thiết kế đạt hiệu quả cao, kích thích hứng thú học tập của HS, thể hiện được rõ vai trò trung tâm của HS trong đổi mới PPDH.
- Tiến trình dạy học đã thiết kế phù hợp với trình độ nhận thức của HS và với thời gian hạn hẹp của tiết học. Kết quả thu được trong quá trình TNSP là chân thực khách quan.
- Vai trò định hướng của GV nhằm tạo cơ hội để HS tham gia vào các quá trình tìm tòi, giải quyết vấn đề, tạo động cơ thúc đẩy hoạt động nhận thức của HS dẫn đến chất lượng nắm vững kiến thức của HS được nâng lên.
- Trong quá trình học tập HS được tham gia xây dựng bài, rút ra kết luận, được trao đổi, tranh luận, diễn đạt suy nghĩ của mình thông qua sự trả lời các câu hỏi trước các bạn và GV. Từ đó tạo hứng thú học tập của HS. Đồng thời qua đó GV kiểm soát được hoạt động nhận thức của HS, kịp thời uốn nắn, khắc phục khó khăn và sai lầm của HS.
Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong một thời gian ngắn, cùng với số tiết và số lớp còn ít, số HS hạn chế nên chưa thể khẳng định chắc chắn giá trị của tiến trình dạy học đã thiết kế. Tuy nhiên với kết quả mà đề tài đã thu được như đã nêu ở trên có thể khẳng định là tiến trình dạy học đã đề xuất là phù hợp với trình độ nhận thức của HS và phù hợp với điều kiện của các nhà trường phổ thông hiện nay.
Kết quả TNSP chứng tỏ đề tài có tính khả thi và giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài “Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức chương “Cơ học” Vật lí 8 với sự hỗ trợ của BĐTD”, chúng tôi đã đạt được mục đích đề ra và hoàn thành các nội dung nghiên cứu của đề tài. Cụ thể là:
- Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc hướng dẫn HS ôn tập hệ thống hoá kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập của HS.
- Nghiên cứu và chỉ ra các ưu điểm của các ghi chép bằng BĐTD, nêu ra được những kỹ năng học tập quan trọng được rèn luyện trong quá trình ôn tập hệ thống hoá kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD.
- Xây dựng được một tiến trình dạy học gồm 6 giai đoạn khi hướng dẫn HS ôn tập kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD.
- Thiết kế tiến trình dạy học bài: Tổng kết chương “Cơ học” Vật lí 8 theo tiến trình chung đã đề ra, trong đó chú trọng rèn luyện các kỹ năng: Thu thập, xử lý, hệ thống hoá và trình bày thông tin.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm thẩm định về hiệu quả và tính khả thi của tiến trình hướng dẫn HS ôn tập hệ thống hoá kiến thức chương Cơ học Vật lí 8 với sự hỗ trợ của BĐTD. Kết quả thực nghiệm cho thấy bước đầu mang tính khả thi cả về mặt phát huy tính tích cực của HS và về mặt nâng cao kết quả học tập. Từ đây khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.
2. Khuyến nghị
Sau một thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị
-Đối với việc dạy học, trước hết phải bắt đầu từ người học. Đây là điều quan trọng nhất. Thay vì đưa ra các kiến thức từ sách vở, các công thức các bài tập và bài thi, chúng ta nên hướng dẫn cách học hiệu quả nhất. Chúng ta phải tìm hiểu hoạt động của mắt trong khi đọc, cách ghi nhớ, tư duy, sắp xếp thông tin,... Nói chung là cách tận dụng các khả năng của mình trong học tập. Muốn vậy, GV cần thường xuyên hướng dẫn HS hình thành và rèn luyện các kỹ năng học tập, hướng dẫn cách học, cách tư duy cho HS trong quá trình học tập.
-BĐTD là một công cụ ghi chép hiệu quả. Vì vậy, nên sử dụng thường xuyên và rộng rãi ở các cấp học phổ thông.
-Ở trường phổ thông nên tổ chức các buổi chuyên đề hướng dẫn HS rèn luyện và nâng cao các kỹ năng học tập. Ngoài ra có thể tổ chức các cuộc thi vẽ BĐTD, các cuộc thi đọc hiểu nhanh và ghi nhớ hiệu quả để khơi dậy niềm hứng thú học tập cho HS.
-Nên đưa ra các biện pháp và quy trình rèn luyện kỹ năng cho HS vào chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho sinh viên ngành sư phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adam Khoo (2007), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Các kết luận hội nghị