Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC ôn tập hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC với sự hỗ TRỢ của bản đồ tư DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.5.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.5.2.1. Đánh giá định tính

Qua việc dự giờ ở lớp TN và kết quả điều tra bằng phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy:

- Mức độ hứng thú học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn ở nhóm đối chứng. - Mức độ tích cực học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này cho phép chúng tôi nhận định: PPDH ở lớp thực nghiệm hiệu quả hơn phương pháp mà giáo viên sử dụng dạy ở lớp đối chứng.

3.5.2.2. Đánh giá định lượng

Căn cứ vào kết quả của bài kiểm tra trắc nghiệm (Bảng 3.5), Biểu đồ

phân bố tần suất (Biểu đồ 3.2), đồ thị phân bố tần suất luỹ tích (Đồ thị 3.1), biểu đồ xếp loại học tập (Biểu đồ 3.3) và bảng các tham số thống kê (Bảng 3.9) chúng tôi có một số nhận xét như sau:

- Điểm trung bình của bài kiểm tra của HS ở lớp thực nghiệm cao hơn so với HS ở lớp đối chứng. Độ lệch chuẩn có giá trị tương đối nhỏ nên số liệu ít phân tán, do đó trị trung bình của điểm có độ tin cậy cao. Mặt khác VX < VY chứng tỏ độ phân tán ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng.

- Số HS xếp loại Trung bình, Yếu ở lớp thực nghiệm giảm đi rất nhiều so với lớp đối chứng, ngược lại số HS xếp loại Khá, Giỏi tăng lên đáng kể so với lớp đối chứng.

- Đường luỹ tích ứng với lớp thực nghiệm nằm ở phía dưới và về bên phải của đường luỹ tích ứng với lớp đối chứng.

Như vậy, kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của lớp đối chứng. Tuy nhiên, kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì

vậy để khẳng định kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng chúng ta cần kiểm định lại một lần nữa bằng công cụ thống kê.

3.5.2.3. Kiểm định giả thuyết thống kê

Để kết luận kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là do ngẫu nhiên hay là do tác dụng của việc hướng dẫn HS ôn tập kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD? Chúng tôi tiếp tục phân tích số liệu bằng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê.

Để trả lời câu hỏi này chúng tôi dùng bài toán kiểm định sự khác nhau của hai giá trị trung bình:

Các giả thuyết thống kê:

- Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt giữa hai phương pháp. Sự khác nhau của hai giá trị trung bình chỉ là ngẫu nhiên.

- Giả thuyết H1: Có sự khác biệt giữa hai phương pháp. Trước hết ta tính:

Bậc tự do k: k = nX+ nY - 2 = 32 + 32 - 2 = 62 Trong đó: nX= nY = n = 32

Hệ số Student:

t = = 2.38

Chọn mức ý nghĩa = 0.05 (Xác suất tin cậy là 95%). Tra bảng phân phối Student với k = 62 < 64 ta được: tk,( )= 1.68.

Ta thấy t > tk,( ) đến đây ta bác bỏ giả thuyết H0

Như vậy, giá trị của hệ số Student theo tính toán lớn hơn giá trị trong bảng lý thuyết với độ tin cậy 95%. Điều này khẳng định giá trị trung bình cộng điểm kiểm tra là có ý nghĩa. Tức là việc hướng dẫn HS ôn tập kiến thức có sự

hỗ trợ của BĐTD mang lại hiệu quả cao hơn so với việc ôn tập kiến thức không có sự hỗ trợ của BĐTD.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC ôn tập hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC với sự hỗ TRỢ của bản đồ tư DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)