Tác dụng của BĐTD trong rèn kĩ năng học tập

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC ôn tập hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC với sự hỗ TRỢ của bản đồ tư DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH (Trang 36 - 42)

1.4. Mục tiêu dạy học môn Vật lí ở nhà trƣờng phổ thông

Theo “Chương trình giáo dục phổ thông” cho môn Vật lí hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì mục tiêu dạy học môn vật lí ở nhà trường phổ thông nhằm giúp HS:

1.4.1. Về kiến thức

Đạt được một hệ thống kiến thức Vật lí phổ thông, cơ bản, phù hợp với các quan niệm hiện đại, bao gồm:

- Các khái niệm về sự vật, hiện tượng và quá trình vật lí thường gặp trong đời sóng và sản xuất.

- Các đại lương, định luật và các nguyên lý vật lí cơ bản.

- Những nội dung chính của một số thuyết vật lí quan trọng nhất. - Những ứng dụng phổ biến của Vật lí trong đời sống và sản xuất.

- Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của Vật lí trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

1.4.2. Về kỹ năng

- Biết quan sát các hiện tượng và quá trình vật lí trong tự nhiên trong đời sống hàng ngày hoặc trong thí nghiệm; biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lí.

- Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của Vật lí; biết lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản.

- Biết phân tích, tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.

- Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật lí, giải bài tập Vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống và sản xuất ở mức độ phổ thông.

- Sử dụng được các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lý thông tin.

1.4.3. Về thái độ

- Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của Vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.

- Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lí cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.

- Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.

1.5. Thực trạng của việc bồi dƣỡng cho học sinh ôn tập hệ thống hóa kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD

1.5.1. Thực trạng

Mục đích của đề tài là xây dựng tiến trình hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức chương “Cơ học” Vật lí 8 với sự hỗ trợ của BĐTD, nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh THCS. Do đó để tìm hiểu thực trạng này tôi đã điều tra thăm dò ý kiến của GV và HS ở 4 trường THCS trong huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang: THCS Toàn Thắng, THCS Tân Yên, THCS Bình Xa, THCS Yên Hương

Tiến hành thăm dò ý kiến của 5 GV dạy môn Vật lí và 356 HS tại 4 trường đó chúng tôi nhận thấy:

Hầu hết GV đều cho rằng việc ôn tập kiến thức đóng vai trò quan trọng, nhưng trong nỗi tiết ôn tập GV thường chỉ dành thời gian hướng dẫn HS giải

những bài tập khó hoặc thực hiện theo đúng hệ thống câu hỏi và bài tập của SGK. GV ít hướng dẫn HS cách ôn tập bằng cách tổng hợp và hệ thống kiến thức theo logic kiến thức của bài hay chương đó. HS rất lúng túng khi phải tự đọc tài liệu để tổng hợp kiến thức, HS còn chưa nhìn ra được hệ thống kiến thức trong một chương và đâu là nội dung kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ.

BĐTD không còn là mới đối với GV ở đây (GV được tập huấn sử dụng BĐTD vào tháng 8 năm 2011) và đối với HS, tuy nhiên việc sử dụng BĐTD trọng dạy học của GV nói chung còn lúng túng kể cả sử dụng BĐTD vẽ tay cho đến việc sử dụng phần mềm hỗ trợ. Đối với HS thì không sử dụng BĐTD và thường ôn tập theo cách: Học thuộc các khái niệm, định luật, biểu thức và làm các dạng bài tập để khắc sâu kiến thức.

1.5.2. Nguyên nhân của thực trạng

1.5.2.1. Về phía GV

Như trên đã nói BĐTD không còn là mới đối với GV, nhưng họ chưa hiểu sâu về BĐTD và những ứng dụng của nó, chưa biết sử dụng nó như thế nào để đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học.

Mặt khác, trong quá trình dạy học GV chỉ chú ý đến việc giảng dạy sao cho thật rõ ràng, dễ hiểu những kiến thức trong SGK mà chưa lưu ý đến việc hướng dẫn HS ôn tập, củng cố kiến thức trong mỗi bài, mỗi chương để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS, việc tóm tắt kiến thức theo logic trong các giờ lên lớp thường ít được thực hiện vì bài giảng thường dài, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian tiết học.

1.5.2.2. Về phía HS

Vì là HS miền núi cho nên trình độ, khả năng tổng hợp kiến thức của bài, chương chưa được tốt. Việc nắm và vận dụng kiến thức của HS còn hạn chế, không theo kịp chương trình của lớp học. Do đó, HS thiếu hứng thú, động cơ học tập, năng lực tự ôn tập còn yếu, nặng về cách học bắt chước, máy móc.

Việc sử dụng BĐTD để hỗ trợ các hoạt động học tập, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức đa số các em chưa biết đến, việc nắm kiến thức của các em khá rời rạc. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có được phương pháp học tập hiệu quả.

1.6. Kết luận chƣơng 1

Qua chương này chúng tôi đã nhận thức rõ về các vấn đề sau đây:

- Khái niệm ôn tập kiến thức. Trong quá trình ôn tập kiến thức người học là chủ thể của quá trình nhận thức, nỗ lực huy động các chức năng tâm lý tiến hành hoạt động nhận thức nhằm đạt được mục tiêu đã định.

- BĐTD, nguyên tắc lập BĐTD, các khả năng ứng dụng của nó trong tổng hợp kiến thức. Từ đó thấy được khả năng sử dụng BĐTD trong việc hỗ trợ HS ôn tập kiến thức.

- Thực trạng về việc ôn tập kiến thức và việc sử dụng BĐTD trong hoạt động dạy học của GV và HS ở một số trường thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Các nội dung này sẽ được chúng tôi vận dụng để xây dựng tiến trình

Chƣơng 2

HƢỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP KIẾN THỨC CHƢƠNG "CƠ HỌC" VẬT LÝ 8 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BẢN ĐỒ TƢ DUY

2.1. Cấu trúc, nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa chƣơng "Cơ học" Vật lí 8

2.1.1. Giới thiệu chương “Cơ học”

Chương “Cơ học” là chương thứ nhất trong chương trình vật lí 8. Chương gồm 18 bài (Theo PPCT trong đó 1 bài là bài đọc thêm) và được giảng dạy trong 22 tiết (gồm cả tiết bài tập và kiểm tra). Nội dung giảng dạy và PPCT như sau:

Nội dung Tiết theo

PPCT

Bài 1. Chuyển động cơ học 2

Bài 2. Vận tốc 3

Bài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều 4

Bài 4. Biểu diễn lực 5

Bài 5. Cân bằng lực. Quán tính 6

Bài 6. Lực ma sát 7

Bài tập 8

Kiểm tra 9

Bài 7. Áp suất 10

Bài 8. Áp suất chất lỏng. Bình thông nhau. Máy nén thủy lực 11+12 Bài 9. Áp suất khí quyển - Bài tập 13 Bài 10. Lực đẩy Acsimet 14 Bài 11. Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Acsimet 15

Bài 12. Sự nổi 16

Ôn tập 17

Kiểm tra học kì 1 18

Bài 13. Công cơ học 19

Bài 14. Định luật về công 20

Bài 15. Công suất 21

Bài 16. Cơ năng 22

Bài 17. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng - Đọc thêm

2.1.2. Sơ đồ cấu trúc logic nội dung của chương

Chương “Cơ Học” - Vật lí 8 nghiên cứu các vấn đề theo các chủ đề sau: Chuyển động cơ; Lực cơ, Áp suất; Cơ năng. Nội dung của các chủ đề được thể hiện qua sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC ôn tập hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC với sự hỗ TRỢ của bản đồ tư DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)