Mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC ôn tập hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC với sự hỗ TRỢ của bản đồ tư DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH (Trang 44)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.5. Mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ

Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành thì chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương này là:

2.1.5.1. Về kiến thức

- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.

- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. - Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.

- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

- Nêu được lực là đại lượng vectơ.

- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động. - Nêu được quán tính của một vật là gì.

- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn. - Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.

- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng

- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.

- Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

- Nêu được điều kiện nổi của vật.

- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công. - Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được

ví dụ minh hoạ.

- Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất.

- Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị. - Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.

2.1.5.2. Về kĩ năng

- Vận dụng được công thức v = s

t

- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.

- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều. - Biểu diễn được lực bằng vectơ.

- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính. - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

- Vận dụng được công thức p = F

S.

- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng. - Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = Vd.

- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét. - Vận dụng được công thức A = F.s. - Vận dụng được công thức P = t A . 2.1.5.2. Về thái độ

- Yêu thích môn học, có lòng say mê khoa học, hứng thú trong tìm hiểu các hiện tượng vật lí và vận dung các kiến thức và đời sống và sản xuất

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong thí nghiệm để rút ra kết luận - Có ý thức hợp tác trong hoạt động nhóm

2.2. Đề xuất tiến trình hƣớng dần học sinh ôn tập kiến thức chƣơng “Cơ học” Vật lí 8 với sự hỗ trợ của BĐTD

* Khái quát tiến trình hƣớng dẫn HS ôn tập kiến thức:

Việc tổ chức hướng dẫn HS ôn tập, củng cố kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD cần được tổ chức theo một tiến trình hợp lí để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Căn cứ vào những lý luận về ôn tập kiến thức và về BĐTD như đã trình bày ở chương 1, sau đây tôi xin đề xuất tiến trình hướng dẫn HS ôn tập kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD. Tiến trình này gồm các bước như sau:

- Bước 1: Hướng dẫn HS xác định nội dung kiến thức cần ôn tập.

- Bước 2: Hướng dẫn HS thu thập thông tin từ sách giáo khoa, sách tham khảo, trên mạng Internet về nội dung kiến thức cần ôn tập.

- Bước 3: Hướng dẫn HS xử lí thông tin đã thu thập được.

- Bước 4: Hướng dẫn HS trình bày, đánh giá kết quả đã xử lí.

- Bước 5: Hướng dẫn HS ứng dụng kiến thức vào thực tiễn và giải bài tập. - Bước 6: Hướng dẫn HS ôn tập thường xuyên sau tiết ôn tập, củng cố

kiến thức.

Việc phân chia thành các bước như trên mang tính tương đối, không có ranh giới rõ nét cho từng bước, việc đặt tên cho các bước như trên chỉ phản ánh hoạt động chủ yếu của GV và HS trong bước đó, ngoài ra có những hoạt động

được thực hiện trong nhiều bước. Ví dụ: Hoạt động thu thập và xử lý thông tin có ở cả bước 1, 2 và 3.

Sau đây chúng tôi xin phân tích từng bước cụ thể, trong các bước đó chúng tôi sẽ chỉ ra:

- Mục đích của từng bước.

- Những hoạt động của GV và HS trong bước đó.

- GV hướng dẫn HS sử dụng BĐTD như thế nào trong các bước đó.

Bước 1: Hướng dẫn HS xác định nội dung kiến thức cần ôn tập.

Mục đích của bước này giúp HS có cái nhìn tổng quát về nội dung cần ôn tập kiến thức. Trong giai đoạn này HS phải xác định được toàn bộ nội dung chính của kiến thức cần ôn tập và phác thảo những nét chính bằng BĐTD.

Trước hết, GV giúp HS xác định phạm vi ôn tập: Một chủ đề? Một chương? Một học kỳ hay cả năm học?

Sau khi có được phạm vi ôn tập thì HS xác định nội dung kiến thức cần ôn tập HS có thể dựa vào mục lục của sách giáo khoa, bài tổng kết chương hay nội dung ghi nhớ quan trọng ở cuối mỗi bài học để tìm ra kiến thức cần ôn tập.

GV yêu cầu HS:

- Đọc nhanh đoạn (mục) cần nghiên cứu, cần tham khảo thêm tài liệu khác. - Xem xét khái quát nội dung cần nghiên cứu.

- Đọc nhanh để nắm sơ bộ nội dung thông tin, xác định nội dung nào là cơ bản, trọng tâm của chủ đề nghiên cứu.

- GV nêu các câu hỏi phù hợp, yêu cầu HS làm việc, có thể chia nhóm cho HS thảo luận và thống nhất về các nội dung chính cần nghiên cứu.

Ở bước này hướng dẫn HS bắt đầu lập BĐTD để xác định tên chủ đề chính và các nhánh chính của BĐTD, từ khoá của chủ đề chính này phải ngắn gọn và quan trọng là phải bao trùm được nội dung cần nghiên cứu, có thể sử dụng hình ảnh phù hợp với chủ đề chính cho thêm phần ấn tượng, dễ nhớ.

Như vậy ở bước này HS phải chủ động tìm kiếm thông tin với sự hướng dẫn, gợi ý của GV, HS sử dụng các kỹ năng thu thập và tóm tắt thông tin một cách cô đọng, khái quát.

Bước 2: Hướng dẫn HS thu thập thông tin từ sách giáo khoa, tài liệu

tham khảo.

Mục đích của bước này là xác định các kiến thức cụ thể từ những nội dung chính ở bước 1.

Ở giai đoạn này HS tiếp tục thu thập thông tin nhằm xác định các nội dung kiến thức có mối liên hệ, mối quan hệ với các nhánh chính đã thiết lập ở bước 1. Để thực hiện được việc này, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau đây:

- Đọc kỹ và nắm vững toàn bộ nội dung thông tin, chú ý thu thập thông tin từ nhiều kênh: Chữ, số, hình, bảng biểu.

- Xác định ý chính, ý phụ, nội dung cốt lõi loại bỏ các ý rườm rà không có giá trị thông tin (nên đánh dấu những ý chính).

HS làm việc cá nhân, mỗi HS đều phải tự lực thu thập thông tin về nội dung ôn tập hệ thống hoá, GV giải đáp kịp thời những câu hỏi của HS trong quá trình HS thu thập thông tin.

Đến đây yêu cầu HS phải thiết lập được các nhánh con cấp 1 của BĐTD, tương tự như tên của chủ đề chính và nhánh chính, tên của các nhánh con này cũng phải sử dụng những từ khoá ngắn gọn hoặc hình ảnh nổi bật.

Tiếp đó GV hướng dẫn HS thu thập thông tin để hoàn thiện các nội dung liên quan tới chủ đề đang cần ôn tập hệ thống hoá cụ thể như: Các khái niệm, các định nghĩa, các công thức,...

Sau đó HS phải hoàn thiện nội dung của các nhánh con cấp 2, cấp 3,... Đến đây đã hình thành một BĐTD với nội dung cần ôn tập hệ thống hoá tương đối hoàn chỉnh.

Trong giai đoạn này HS cũng phải tự lực thu thập và sắp xếp thông tin, qua đó rèn luyện các kỹ năng thu thập, tóm tắt, sắp xếp thông tin theo một hệ thống nhất định.

Bước 3: Hướng dẫn HS xử lí thông tin đã thu thập.

Mục đích của bước này là tìm ra được mối liên hệ, quan hệ giữa các nội dung kiến thức của chủ đề đó có thể là quan hệ logic, quan hệ tương tự hay quan hệ nhân quả và xác định mối liên hệ giữa chủ đề với các ý chính, các chi tiết phụ.

Vai trò của GV lúc này là hỗ trợ, gợi ý bằng cách nêu các câu hỏi phù hợp giúp HS thấy rõ mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức.

Các nội dung có liên hệ với nhau cần được thể hiện trên BĐTD bằng các ký hiệu hay màu sắc phù hợp sao cho dễ nhìn thấy các mối quan hệ đó

Tiếp đó HS cần thảo luận nhận xét lẫn nhau về các mặt sau:

- Nội dung cơ bản của kiến thức cần ôn tập đã đủ chưa? Còn sót kiến thức nào không?

- Cách trình bày đã hợp lý chưa? Cấu trúc của BĐTD đã hợp lý chưa? - Màu sắc, các ký hiệu đã hợp lý chưa? Đã làm nổi bật nội dung kiến thức cơ bản chưa?

- Nhìn tổng thể có hợp lý không? Có hấp dẫn người xem không?

Như vậy trong bước này GV có vai trò hướng dẫn HS, sắp xếp thông tin đã thu thập, trong đó HS sử dụng kỹ năng xử lý thông tin (tức là sử dụng các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá) và hệ thống hoá thông tin thu thập được theo một logic nhất định.

Bước 4: Hướng dẫn HS trình bày và đánh giá kết quả đã xử lí.

Mục đích của bước này là:

- HS trình bày được một cách lưu loát hệ thống kiến thức mà mình vừa thu thập và sắp xếp.

Ở giai đoạn này HS dựa vào BĐTD trình bày nội dung kiến thức vừa hệ thống hoá được, chính sự trình bày của HS sẽ một lần nữa củng cố vững chắc hơn nội dung cần ôn tập. Việc nhận xét, đánh giá nội dung BĐTD của HS do các HS khác nhận xét, GV là người đưa ra nhận xét cuối cùng có tính chất kết luận về những ưu, nhược điểm của từng BĐTD hệ thống hoá kiến thức mà HS vừa lập được. Sau đó GV đưa ra BĐTD đã được vẽ trước của mình để HS đối chiếu, tham khảo.

Kiểm tra, đánh giá là bước cuối cùng nhằm xác định sự đúng đắn, chính xác của những thông tin thu nhận được, và kết quả thực hiện quá trình đó. Thông qua đó mà HS có thể kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho các lần sau.

Như vậy, ở bước này HS sử dụng BĐTD như một công cụ hỗ trợ việc trình bày kết quả ôn tập hệ thống hoá kiến thức của mình hoạt động chính của HS là trình bày, nhận xét, đánh giá lẫn nhau, qua đó rèn luyện kỹ năng trình bày thông tin đã thu thập được.

Bước 5: Hướng dẫn HS ứng dụng kiến thức vào thực tiễn và giải bài tập.

Mục đích của giai đoạn này là HS sử dụng BĐTD về hệ thống hoá kiến thức của mình vào giải quyết một trong những nhiệm vụ học tập là giải bài tập hoặc giải thích một hiện tượng vật lí.

Thông tin mỗi cá nhân hay nhóm xử lí sau khi được chỉnh sửa, bổ sung bởi GV và các HS khác được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ học tập như là giải bài tập hoặc giải thích một hiện tượng vật lí trong tự nhiên,... Có thể nói, bước này chính là bước kiểm tra và đánh giá tối ưu nhất cho các bước vừa kể trên, vì chỉ có lĩnh hội được tri thức thì HS mới có thể vận dụng tốt được.

Ở bước này BĐTD vừa lập được sử dụng như một tài liệu tham khảo hiệu quả để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra bởi tính ngắn gọn, có hệ thống của nó và cũng chính trong quá trình này HS có thể bổ sung, hoàn thiện BĐTD của mình nếu phát hiện ra những điểm còn thiếu sót.

Bước 6: Hướng dẫn HS ôn tập thường xuyên sau tiết ôn tập hệ thống hoá

kiến thức.

Mục đích của giai đoạn này là củng cố vững chắc kiến thức đã thu thập được để có thể nhớ lại, có thể sử dụng bất cứ khi nào cần đến.

- Chỉ rõ cho HS thấy lợi ích của việc ôn tập kiến thức bằng BĐTD, đó là sự ngắn gọn, tiện dụng để tra cứu, dễ nhớ hơn so với ghi chép thông thường.

- Nhắc nhở HS là GV sẽ thường xuyên kiểm tra việc nắm kiến thức của các em.

Sau khi đã lập xong BĐTD cho việc ôn tập, củng cố kiến thức, thì HS phải ôn lại thường xuyên vì như thế kiến thức mới được đưa vào bộ nhớ dài hạn. Việc ôn tập đó nên được thực hiện như sau:

Thay vì chỉ nhìn BĐTD ban đầu của mình thì cách hay hơn là thực hành vẽ một BĐTD khác cũng về nội dung ấy nhưng chỉ dựa theo trí nhớ của mình và lưu ý là phải huy động trí nhớ tối đa. Việc này sẽ cho thấy các chi tiết ta có thể nhớ lại mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Sau đó ta mới đối chiếu với BĐTD ban đầu để kiểm tra, điều chỉnh những chỗ sai sót và củng cố các điểm ta chưa nhớ kỹ. Sau vài lần thực hành như vậy chắc chắn nội dung của như hình ảnh của BĐTD đã lập sẽ khắc sâu trong trí nhớ của ta.

* Vận dụng tiến trình đã nêu và phân tích ở trên chúng tôi soạn thảo tiến trình hƣớng dẫn HS ôn tập kiến thức chƣơng “Cơ học” Vật lí 8 nhƣ sau:

Tiết 23

Bài 18: TỔNG KẾT CHƢƠNG 1: CƠ HỌC 1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về cơ học trong chương I.

1.2. Kỹ năng

- Ôn tập, củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

- Vận dụng được kiến thức đã học để giải bài tập trong chương I. - Giải thích được các hiện tượng đơn giản có liên quan trong thực tế.

1.3. Thái độ

- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, hợp tác trong học tập.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

2.1. Giáo viên

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC ôn tập hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC với sự hỗ TRỢ của bản đồ tư DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)