Thuyết mua hàng bốc đồng (Hawkins Stern, 1962)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua sắm hàng hiệu của giới trẻ (Trang 25 - 26)

Stern đã thiết lập bốn loại mua theo sự bốc đồng. Đầu tiên là những giao dịch mua theo kiểu bốc đồng thuần túy, như một thanh kẹo ở quầy thanh toán của một cửa hàng tạp hoá.

Thứ hai, người tiêu dùng thực hiện hành vi mua sắm bốc đồng được nhắc nhở, chẳng hạn như đặt trưng bày bánh xúc xích bên cạnh tủ lạnh thịt. Thứ ba là các giao dịch mua bị hấp dẫn từ trước, chẳng hạn như bảo hành cho một thiết bị điện tử. Cuối cùng, người tiêu dùng đưa ra các quyết định bốc đồng có kế hoạch, biết họ muốn mua một sản phẩm. nhưng không chắc chắn về các chi tiết cụ thể.

Lý thuyết mua hàng hấp dẫn gợi ý chỉ ra rằng: “đôi khi khách hàng mua những thứ mà họ không (hoặc chưa) có nhu cầu không phải vì họ cần chúng trong tương lai, mà là do cách chúng được giới thiệu”.

Các lý thuyết mua hàng bốc đồng đưa ra nhiều cơ hội cho các nhà tiếp thị. Mọi khía cạnh của sản phẩm, từ cách bao bì bắt mắt đến cách sản phẩm được trưng bày trong cửa hàng, đều có tác động đến khả năng mua hàng bất chợt của người tiêu dùng. Các nhà tiếp thị có thể nắm bắt được suy nghĩ bốc đồng và tạo nên các giao dịch thành công nhất.

Bằng chính lý thuyết về hành vi mua bốc đồng từ Hawkins Stern, các nhà tiếp thị sẽ khiến người tiêu dùng mệt mỏi khi đi dạo trong mê cung hàng hóa, và chính lúc này họ sẽ ra những quyết định vô thức, sẵn sàng chi những khoản tiền để mua những sản phẩm nằm ngoài danh mục dự định trước đó.

Từ lý thuyết mua hàng bốc đồng, chúng ta có thể hiểu được tác động của cách bài trí các sản phẩm hàng hiệu tại các cửa hàng, cách hỏi dẫn của nhân viên bán hàng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng tại các cửa hàng như thế nào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua sắm hàng hiệu của giới trẻ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)